SKKN Ứng dụng năng lực số vào dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ trong chương trình Ngữ Văn 11 THPT
- Mã tài liệu: MP0297 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 525 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT NGUYỄN SỸ SÁCH |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT NGUYỄN SỸ SÁCH |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng năng lực số vào dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ trong chương trình Ngữ Văn 11 THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Sử dụng video trên mạng internet vào “Hoạt động mở đầu”.
2. Ứng dụng phần mềm Padlet vào hoạt động “Hình thành kiến thức mới”.
2.1. Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu Phố huyện lúc chiều tàn
2.1.2. Tạo “Padlet”
2.1.3. Thực hiện.
3. Ứng dụng phần mềm Quizizz vào hoạt động “Luyện tập”.
4. Ứng dụng Facebook (hoặc Zalo, Google drive) vào “Hoạt động vận dụng”.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng, đòi hỏi các quốc gia và Việt Nam phải thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cũng đang trên đà phát triển mạnh, dự báo sẽ làm thay đổi đến các mặt của xã hội, trong đó có giáo dục. Như vây, một thách thức không nhỏ đặt ra đối với nền giáo dục nước nhà là: cần có sự đổi mới căn bản và toàn diện, vượt khỏi những khuôn khổ truyền thống để xây dựng nguồn nhân lực có tri thức, năng lực, phẩm chất cần thiết có thể hội nhập với quốc tế.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “…Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn,… Phát triển giáo dục và đào tạo trên thực tế cũng cần phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ…”
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực số, năng lực sử dụng CNTT, tiến tới xã hội toàn cầu, công dân toàn cầu là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Năng lực số được xem là “Yếu tố sống còn để đạt đến thành công trong học tập, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp trong tương lai” (Theo Nguyễn Thị Huyền, “Năng lực số bao gồm những năng lực gì”?). Trong quá trình dạy học, với sự hỗ trợ của công nghệ, tôi tin rằng, giáo viên sẽ thành công trong công cuộc cải cách giáo dục.
Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc ứng dụng năng lực số vào hoạt động dạy học. Ngày 10/5/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định 1282/QĐ-BGDĐT về “Kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi sổ trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025”. Nội dung chuyên đề “Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi cho học sinh trung học” đã được Bộ Giáo dục triển khai tập huấn đến giáo viên cốt cán các tỉnh từ ngày 01/10/2021 đến ngày 08/10/2021 và được triển khai đến giáo viên cốt cán các trường vào ngày 21/3/2022, triển khai đến giáo viên đại trà vào cuối tháng 3/2022.
Các trường phổ thông đã áp dụng công nghệ số vào giảng dạy và kiểm tra đánh giá như: xây dựng kho học liệu, bài giảng điện tử, các phần mềm thí nghiệm ảo, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra, phần mềm chấm thi trắc nghiệm (Mr Test), các ứng dụng Google Form, Google trang tính, …
Đặc biệt trong thời gian tình hình Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp, với phương châm “Dừng đến trường, không dừng học”, các nhà trường đã tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học, kiểm tra đánh giá và hoàn thành chương trình kế hoạch năm học.
Thực tế cho thấy, năng lực số sẽ hỗ trợ đổi mới GD-ĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Việc ứng dụng năng lực số và chuyển đổi số vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp dạy học từ truyền thống sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Qua đó, người học có cơ hội tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn.
Trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã từng trăn trở, tìm tòi, thể nghiệm vấn đề ứng dụng năng lực số và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Vì vậy, tôi xin trình bày đề tài: “Ứng dụng năng lực số vào dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ trong chương trình Ngữ Văn 11 THPT” nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại, đáp ứng mục tiêu dạy học Ngữ Văn, phát triển phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh trong trường phổ thông.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, chưa được cá nhân, tập thể và công trình khoa học giáo dục nào công bố trên các tài liệu sách báo và diễn đàn giáo dục hiện nay. Đề tài lần đầu tiên được áp dụng và công bố tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách (Thanh Chương, Nghệ An) năm học 2022-2023.
- Mục đích nghiên cứu
2.1. Đối với giáo viên
– Nghiên cứu một số vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn về chuyển đổi số và phát triển năng lực số cho HS THPT
– Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp ứng dụng năng lực số vào dạy học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đạt hiệu quả nhất.
2.2. Đối với học sinh
– Tạo được hứng thú say mê học tập, kích thích sự sáng tạo, chủ động của học sinh.
– Nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh THPT.
– Biết vận dụng năng lực số vào việc khai thác tư liệu trên nền tảng công nghệ số, ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
– Giáo viên giảng dạy
– Học sinh lớp 11 học tập theo chương trình Ngữ văn THPT – Ban cơ bản, Trường THPT Nguyễn Sỹ sách và các trường cụm huyện Thanh Chương, Nghệ An.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
2
– Năng lực số trong dạy học Ngữ Văn.
– Thực nghiệm qua văn bản “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, Ngữ văn 11, tập 1. 4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi thì sẽ phát triển được năng lực số cho giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT hiện nay.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần tập trung vào ba nhiệm vụ sau:
– Nghiên cứu lí luận về năng lực số, khung năng lực số của giáo viên và học sinh trung học, yêu cầu và nhiệm vụ của chuyển đổi số trong giáo dục
– Khảo sát, đánh giá thực trạng, khả năng ứng dụng năng lực số, phát triển năng lực số của giáoviên và học sinh trong dạy học Ngữ văn.
– Đề xuất các giải pháp hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu “Ứng dụng năng lực số vào dạy học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” trong chương trình Ngữ Văn 11 THPT”.
– Về thời gian: Từ năm học 2021 – 2022, 2022 – 2023.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
– Phương pháp khảo sát, phân tích, so sánh
– Phương pháp thực nghiệm.
- Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các luận điểm:
– Một số vấn đề chung về năng lực số
– Thực trạng dạy học Ngữ Văn và ứng dụng năng lực số trong dạy học Ngữ Văn hiện nay.
– Các giải pháp “Ứng dụng năng lực số vào dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ”: + Sử dụng video trên mạng internet vào “Hoạt động mở đầu”.
+ Ứng dụng phần mềm Padlet vào hoạt động “Hình thành kiến thức mới”.
3
+ Ứng dụng phần mềm Quizizz vào hoạt động “Luyện tập”.
+ Ứng dụng Facebook (hoặc Zalo, Google drive) vào “Hoạt động vận dụng”. – Thực nghiệm sư phạm
– Khảo sát tính cấp thiết và khả thi
- Đóng góp mới của đề tài
8.1. Tính mới
– Ứng dụng năng lực số vào dạy học truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
– Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức dạy học, nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học.
– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
– Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh; phát triển, nâng cao năng lực CNTT, năng lực số cho học sinh và giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời đại mới.
8.2. Tính khoa học
– Đề tài đã phân tích những cơ sở lí luận và thực tiến cụ thể, xác thực. Những giải pháp đề tài đưa ra có tính khoa học và khả thi cao.
– Đề tài đặt ra vấn đề ứng dụng năng lực số vào dạy học đọc hiểu “Hai đứa trẻ” trong Ngữ văn 11 phù hợp với đặc điểm của bài học, đáp ứng được mục tiêu dạy học.
– Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng các phương pháp khoa học, số liệu thống kê khách quan, chính xác, trung thực.
– Nội dung đề tài được trình bày, lí giải theo từng phần, mục rõ ràng, mạch lạc. Các luận điểm, luận cứ nêu ra đều có cơ sở.
8.3. Tính khả thi và khả năng mở rộng của đề tài
– Đề tài đã được áp dụng vào thực tiến dạy học ở một số lớp khối 11 trường THPT Nguyễn Sỹ Sách góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn, đem lại những kết quả đáng kể.
– Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp ở nhiều trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương và tỉnh Nghệ An với cả hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến.
– Từ đề tài này, có thể phát triển, mở rộng khả năng vận dụng các phần mềm Padlet và Quizizz vào dạy học các bài học/ chủ đề/ nội dung dạy học Ngữ Văn trong chương trình THPT.
– Phương pháp dạy học phù hợp với định hướng phát triển năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục Phổ thông mới năm 2018 và theo kịp xu thế “chuyển đổi số” trong dạy học thời đại công nghệ 4.0.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]