SKKN Ứng dụng Quizizz – Công cụ hỗ trợ ôn tập, kiểm tra, đánh giá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho học sinh lớp 12 tại trường THPT
- Mã tài liệu: MP1324 Copy
Môn: | TIẾNG ANH |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 548 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đinh Thị Hoa Sen |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đinh Thị Hoa Sen |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng Quizizz – Công cụ hỗ trợ ôn tập, kiểm tra, đánh giá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho học sinh lớp 12 tại trường THPT“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Ưu điểm.
Đối với giáo viên: Quizizz giúp giáo viên được phần nào giải phóng sức lao động của mình. Với kho kiến thức, tài liệu sẵn có giáo viên chỉ cần mất khoảng 20-30 phút để tạo ra 1 bài quiz trắc nghiệm tầm 20-25 câu, có đáp án, giải thích cụ thể rõ ràng mà lại không mất quá nhiều thời gian để chấm cho hàng loạt bài của học sinh.
Đối với học sinh: Việc áp dụng trò chơi Quizizz giúp học sinh ghi nhớ và lĩnh hội những kiến thức đã được học trên lớp môt cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Trò chơi còn giúp kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh, phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa thầy và trò, phát huy năng lực tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công nghệ thông tin, đồng thời tạo ra không khí học tập sôi nổi, giúp học sinh “học mà chơi, chơi mà học”.
Mô tả sản phẩm
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Qua quá trình giảng dạy tiếng Anh thực tiễn tại trường THPT Nho Quan A, và tiếp nối kết quả đạt được từ hoạt động giao bài tập về nhà cho học sinh khối 12 thông qua việc dùng các ứng dụng như Google Form, Quizizz, Azota của năm học trước, năm 2021-2022, tôi nhận thấy đa số các em học sinh các lớp tôi phụ trách giảng dạy đặc biệt yêu thích Quizizz – một ứng dụng “trò chơi hóa” nội dung học tập. Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua 5 hình thức: trả lời trắc nghiệm, hộp kiểm, bình chọn, điền vào chỗ trống và câu hỏi mở. Nhìn chung, Quizizz phù hợp với cả việc học tại nhà và trên lớp. Cũng giống như với Google Form và Azota học sinh làm xong bài sẽ biết được điểm luôn, biết phần trăm đúng sai, sai những câu nào, đáp án đúng là gì, tại sao nhưng điểm thú vị nhất ở Quizizz là học sinh biết được mình đang thi đấu với bao nhiêu đối thủ và bảng xếp hạng hiện tại của mình sau mỗi câu trả lời. Bởi vậy học sinh sẽ có tâm lý muốn làm làm đi làm lại bài cho đến khi tên của mình được đứng đầu danh sách người thắng cuộc. Ngoài sự hứng khởi của học sinh, ứng dụng này còn giúp giảm tối đa thời gian chấm bài cho giáo viên mà vẫn có thể đánh giá tương đối chính xác sự tiến bộ của từng học sinh qua từng giai đoạn học tập, từng mảng nội dung kiến thức vì giáo viên sẽ biết được hết thông tin số lần học sinh làm bài, số câu đúng sai của từng em sau mỗi lần làm,… từ đó giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn.
Bên cạnh đó, lý do chọn đề tài này cũng được căn cứ theo kế hoạch Số 58/KH-
SGDĐT ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình về
việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh năm học 2021-2022. Với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với bộ môn càng tạo điều kiện thúc đẩy giáo viên tìm ra các giải pháp mới hiệu quả đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Xuất phát từ những lý do trên, để góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi đã áp dụng đề tài “ỨNG DỤNG QUIZIZZ – CÔNG CỤ HỖ TRỢ ÔN TẬP, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT NHO QUAN A”
II. Cơ sở lý luận:
Trong thời đại 4.0 hiện nay, phương pháp học truyền thống trở nên cứng nhắc và kém hấp dẫn. Vì vậy, học tập dựa trên nền tảng trò chơi Game-based learning là phương pháp được ra đời như một giải pháp để gia tăng hứng thú và động lực học tập cho học sinh một cách hiệu quả.
1. Game-based learning là gì?
Game-based learning hay dạy học qua trò chơi là một xu thế của thời đại giúp cho quá trình học tập trở nên hứng thú và hiệu quả hơn. Học tập dựa trên nền tảng trò chơi Game-based learning là cách mà người dạy sẽ lồng ghép kiến thức và kỹ năng mà mình muốn truyền tải cho học sinh vào các trò chơi có tính định hướng bằng những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đảm bảo khoa học khi đảm bảo được 3 yếu tố:
– Có mục đích, mục tiêu giáo dục
– Có tính giáo dục, có định hướng, có chủ đích cụ thể
– Cách triển khai đúng tâm lý của học sinh, lồng ghép kiến thức một cách khéo léo, tự nhiên, không gượng ép
2. Các hình thức thể hiện của Game-based learning
Tâm lý học sinh luôn thích chơi hơn là tập trung vào những bài giảng khô khan. Các trò chơi sẽ khiến cho học sinh tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng, bài học một cách chủ động và hiệu quả hơn. Khi áp dụng hình thức Game-based learning, khối lượng kiến thức đồ sộ sẽ được đa dạng hóa, phong phú hơn qua nhiều cách thể hiện khác nhau như:
• Các nhiệm vụ, đầu việc, thử thách trong trò chơi
• Các nguyên tắc, quy luật trong trò chơi theo cấp độ từ dễ đến khó tương ứng với tiến độ bài giảng
• Cơ chế chấm điểm, thưởng phạt (huy hiệu, giải thưởng, sao,…)
Chính vì lý do này, phương pháp học tập dựa trên nền tảng trò chơi Game-based learning đang ngày càng phổ biến.
3. Ưu điểm của Game-based learning
– Đem lại trải nghiệm tốt hơn đến người học
– Tăng tính cạnh tranh
– Tăng tính tương tác
– Thay đổi hành vi của người học
– Khuyến khích tư duy linh hoạt, tăng khả năng tiếp thu kiến thức
Từ những ý nghĩa quan trọng trên, có thể thấy rằng việc tìm ra một hình thức giao nhiệm vụ học tập phù hợp, trọng tâm, đúng thời điểm để học sinh có cơ hội ôn tập và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và dễ dàng hơn là điều rất quan trọng.
III- Cơ sở thực tiễn.
1. Thuận lợi.
Là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy trên lớp, tôi rất quan tâm và mong muốn chất lượng đào tạo bộ môn tiếng Anh ngày càng tăng lên giúp các em học sinh có thể nâng cao năng lực ngoại ngữ, một yếu tố rất quan trọng giúp cho sự thành công trong công việc sau này của mỗi em học sinh. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn thông qua hoạt động trò chơi giáo dục này học sinh của tôi sẽ có hứng thú học tập và khai thác các phẩm chất, năng lực của bản thân một cách toàn diện hơn.
Xu hướng học Tiếng Anh hiên nay đã có sự chuyển biến tích cực. Trước đây do đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế trong khu vực và nghề nghiệp đào tạo trong các khối thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, hầu như rất ít học sinh đăng ký thi các khối thi có môn Tiếng Anh. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, với việc mở rộng ngành nghề đào tạo trong các khối đào tạo như D1, A1, D7, D78, … và nhiều trường đại học uy tín chất lượng như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân,… xét tuyển dựa trên tiêu chí các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL thì đã có nhiều học sinh lựa chọn môn học tiếng Anh và dành nhiều thời gian hơn vào việc học tập bộ môn này.
2. Khó khăn.
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức rõ ràng về chủ trương đổi mới của Bộ GD&ĐT về việc dạy học và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, dạy học mang tính chất khuôn mẫu, cứng nhắc gây ra sự nhàm chán cho học sinh trong các tiết học, làm cho học sinh mất đi hứng thú học tập. Ngoài ra, việc giao nhiệm vụ, bài tập về nhà cho học sinh sau mỗi buổi học trên lớp còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân như giáo viên phải dạy nhiều tiết và còn có quá nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành song song với việc giảng dạy trên lớp, nên bài tập đưa ra cho học sinh thường để các em tự làm và không có biện pháp quản lý xem các em thực sự có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không, đúng sai tiến bộ thế nào. Hơn nữa, một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học Tiếng Anh, luôn suy nghĩ đây là một môn học khó, không thể học tốt được và do đó không hứng thú học tập với bộ môn ngay từ các cấp học dưới vì vậy nhiều em có trình độ rất yếu đối với môn học này.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- Giải pháp cũ thường làm.
– Giáo viên thường chú trọng giảng dạy các kiến thức theo nội dung sách giáo khoa được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, hình thức dạy học mang tính chất nội bộ trong phạm vi lớp học, việc dạy học mang tính chất truyền đạt kiến thức một chiều, chưa phát huy được hết phương pháp lấy người học làm trung tâm. Và hơn nữa việc giúp học sinh ghi nhớ và luyện tập lại những kiến thức đã được học còn rất hạn chế, giáo viên chỉ đơn thuần dặn các em về nhà làm bài tập trang này trang kia trong sác bài tập hoặc SGK, hoặc giao cho các em mấy bài tập đã được phô tô và không có giải pháp hữu hiệu để phản hồi và theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
1. Ưu điểm
Đối với giáo viên: Với giải pháp cũ thường làm trên thì giáo viên không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, chuẩn bị các nội dung phục vụ cho việc ôn tập vì hầu hết các tài liệu giáo viên đã có sẵn bản words, chỉ cần gửi đi để phô tô và giao cho học sinh.
Đối với học sinh: Theo phương pháp trên thì học sinh không phải mất nhiều thời gian, chỉ việc khoanh đáp án đúng hoặc làm thẳng bài vào chỗ trống trong tài liệu đã được nhận.
2. Nhược điểm
Đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên phải phụ trách dạy nhiều lớp, được giao nhiều công việc khác trong năm học như ôn HSG, ra đề thi thử, thi bán kỳ, thi học kỳ, thi HSG, … thì khối lượng công việc là rào cản lớn cản trở thời gian giáo viên dành cho học sinh sau mỗi ngày làm việc. Vậy nên việc cùng 1 lúc phải chữa bài cho từng em học sinh và ghi chép các con số thống kê, nhận xét rút kinh nghiệm là điều mà một giáo viên dù có tâm huyết với nghề đến đâu cũng khó có thể thực hiện một cách chu toàn được.
Đối với học sinh: Việc thực hiện nhiệm vụ được giao chủ yếu là theo hình thức đơn lẻ, cá nhân. Học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân. Ngoài ra, học sinh cũng cảm thấy thiếu ứng thú, thiếu động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Có nhiều em sẽ lợi dụng việc giáo viên không thể kiểm soát được quá trình học sinh làm bài nên có thể chép bài của bạn khi đến lớp hoặc cố ý không làm bài tập được giao.
II. Giải pháp mới cải tiến.
Để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, trước hết cần phải giải quyết những vấn đề sau:
– Nâng cao tinh thần học tập cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được khẳng định giá trị và phát huy các phẩm chất và năng lực bản thân.
– Tạo một môi trường học tập thi đua sôi nổi để học sinh thấy vui vẻ và nhẹ nhàng và yêu thích học tập bộ môn này.
– Giải phóng sức lao động cơ bắp cho giáo viên bằng cách “chinh phục” công nghệ để phục vụ việc dạy học.
Năm học 2021 – 2022 tôi đã được một đồng nghiệp trong tỉnh giới thiệu ứng dụng Quizizz. Tôi đã từng bước xây dựng ngân hàng câu hỏi phù hợp với năng lực thực tế của học sinh các lớp mình phụ trách, các mảng chuyên đề ôn thi tốt nghiệp quan trọng và áp dụng nó một cách khá hiệu quả trong việc giúp học sinh của mình củng cố kiến thức môn học đồng thời cũng chia sẻ cho các đồng nghiệp trong trường, trong tỉnh, những người có chung mối quan tâm; góp phần bé nhỏ nâng cao tinh thần học tập của học sinh, nâng cao chất lượng các kỳ thi.
Ưu điểm.
Đối với giáo viên: Quizizz giúp giáo viên được phần nào giải phóng sức lao động của mình. Với kho kiến thức, tài liệu sẵn có giáo viên chỉ cần mất khoảng 20-30 phút để tạo ra 1 bài quiz trắc nghiệm tầm 20-25 câu, có đáp án, giải thích cụ thể rõ ràng mà lại không mất quá nhiều thời gian để chấm cho hàng loạt bài của học sinh.
Đối với học sinh: Việc áp dụng trò chơi Quizizz giúp học sinh ghi nhớ và lĩnh hội những kiến thức đã được học trên lớp môt cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Trò chơi còn giúp kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh, phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa thầy và trò, phát huy năng lực tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công nghệ thông tin, đồng thời tạo ra không khí học tập sôi nổi, giúp học sinh “học mà chơi, chơi mà học”.
Giải pháp này không mang tính hình thức và được tiến hành xuyên suốt năm học do đó nó có tính hiệu quả cao. Giải pháp này lôi cuốn được sự tham gia của toàn bộ học sinh cả được chỉ định lẫn không chỉ định với khí thế và tinh thần thi đấu cao, do đó thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tiếng Anh đối với toàn bộ học sinh các lớp tôi phụ trách, đặc biệt với 2 lớp 12A, 12D.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 105
- 1
- [product_views]
- 5
- 173
- 2
- [product_views]
- 4
- 165
- 3
- [product_views]
- 4
- 129
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 434
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 507
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 546
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 409
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 595
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 538
- 10
- [product_views]