SKKN Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy mục 2, phần “phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” – Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Mã tài liệu: MP0955 Copy
Môn: | Giáo dục kinh tế và pháp luật |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 679 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy mục 2, phần “phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” – Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường“ triển khai các biện pháp như sau:
Các bước tiến hành:
– GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một nhánh của bản đồ tư duy- Học sinh các nhóm lập Bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.
– Từ đó dẫn đến việc các em tự chiếm lĩnh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh.
– Giáo viên có thể nêu một câu hỏi khái quát: Hãy sử dụng Bản đồ tư duy để tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến “Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Học sinh suy nghĩ về câu hỏi trên và đưa ra câu trả lời (đầu tiên) cho câu hỏi chính (Vẽ sơ đồ tư duy với từ khoá là “Phương hướng cơ bản”). Lần lượt bổ sung từ ngữ, ý tưởng vào câu trả lời cho câu hỏi chính và đặc biệt là của nhóm mình.
– Học sinh đọc các ý kiến của các thành viên trong nhóm và thống nhất. Đó chính là các từ khoá cấp 1.
– Khi đã tìm được từ khoá cấp 1, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật câu hỏi để yêu cầu học sinh đưa ra các vấn đề liên quan đến các từ khoá cấp 2…
– Học sinh thảo luận về các câu trả lời khác nhau và cố đánh dấu những đặc điểm chính (dùng màu khác nhau hoặc gạch chân ) . Ví dụ câu hỏi: để tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường cần có những biện
pháp gì? Lấy ví dụ để minh họa?… Học sinh sẽ phát triển bản đồ và điền các từ khoá. Đó chính là những từ khoá cấp 2, cấp 3…
– Cứ như vậy, Bản đồ tư duy sẽ được học sinh bổ sung và hoàn chỉnh dần dần.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua ngày 04/11/2013. Luật giáo dục năm 2019 ban hành ngày 14/6/2019 –
Điều 30 khoản 3 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm … đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Môn học Giáo dục công dân trong nhà trường trung học Phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục. Môn học giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kĩ năng sống cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng trong thực tế môn học này từ trước tới nay trong nhận thức của phụ huynh học sinh cũng như của học sinh đây là môn học có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh, do đó hiệu quả giáo dục còn gặp nhiều hạn chế chưa đem lại những kết quả như mong đợi của các nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên giảng dạy bộ môn. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy mục 2, phần “phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” – Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11- NXB GD)” làm sáng kiến cho bản thân.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu
Trên cơ sở tìm hiểu các PTDH, cấu trúc của bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường và các thiết bị có thể áp dụng vào bài học để chuẩn bị tư liệu, PTDH cho quá trình giảng dạy.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lý luận của PTDH. Nghiên cứu nội dung mục 2, bài 12 (GDCD 11) tìm hiểu các PTDH được ứng dụng vào bài học để sử dụng một cách hợp lý, tránh tình trạng đưa quá nhiều PTDH vào bài giảng mà không đem lại kết quả cao
– Đối tượng: Đề tài này được áp dụng với việc dạy học môn GDCD đối với học sinh một số lớp 11 trường THPT Diễn Châu 2
1.3. Đối tượng, phạm vi của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về : Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy mục 2, phần “phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” –
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11- NXB GD) – Học sinh các lớp 11 trường THPT Diễn Châu 2 b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Một số trường THPT trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm học 2020-2021 đến năm học 2021-2022.
- Phạm vi nội dung: Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy mục 2, phần
“phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” – Bài
12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11- NXB GD)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, thông tin
Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp có liên quan, tài liệu tập huấn chuyên môn…để xem xét đối tượng được nghiên cứu trong một hệ thống hoàn chỉnh, từ đó xác định những nội dung cần thiết của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này được sử dụng để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh lớp 11 ở các trường học hiện nay. Từ cơ sở đó rút ra những kết luận về tình hình dạy học GDCD ở trường THPT và đề xuất một số giải pháp.
- Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đối với một số kết quả và kiến nghị liên quan, tôi thực hiện xin ý kiến một số giáo viên có kinh nghiệm dạy học môn GDCD tại các trường THPT trong và ngoài địa bàn Diễn Châu, Nghệ An. Từ những kiến thức thu thập được tôi đã có những định hướng về nội dung nghiên cứu cũng như các vấn đề liên quan đến việc thực nghiệm sự phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp quan trọng để kiểm định các giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Tôi đã tiến hành thực nghiệm và dạy đối chứng ở một số trường THPT để kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp được lựa chọn.
- Các phương pháp khác có liên quan.
- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn GDCD cấp THPT trong nhiều năm.
- Phương pháp quan sát: qua các tiết dự giờ thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm trong giảng dạy GDCD.
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu về dạy học GDCD: SGK, SGV, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD THPT…
1.5. Cấu trúc sáng kiến
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.
- Chương II: Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy mục 2, phần “phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” – Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11- NXB GD)
- Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 10
- [product_views]