SKKN Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Mã tài liệu: MP0233 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 856 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 104 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 104 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tạo sự kết nối
2. Dự đoán
3. Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
4. Giám sát
5. Hình dung
6. Tóm tắt
Mô tả sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
- Lí do chọn đề tài 1
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát 4
- Nhiệm vụ nghiên cứu 5
- Phương pháp nghiên cứu 5
- Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm 5 7. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm 5
NỘI DUNG 6
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 6
1.1. Cơ sở lý luận 6
- Một số vấn đề về năng lực và phát triển năng lực 6
- Dạy học theo đặc trưng thể loại 8
- Sử dụng các chiến lược trong đọc hiểu văn bản 10
- Chiến lược đọc Siêu sáu 14
1.2. Cơ sở thực tiễn 15
- Nội dung khảo sát 15
- Phương pháp khảo sát 16 1.2.3. Kết quả khảo sát 16
Chương 2: Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng 20
A Phủ và Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực học sinh
2.1. Tạo sự kết nối 20
2.2. Dự đoán 27
2.3. Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi 30
2.4. Giám sát 36
2.5. Hình dung 38
2.6. Tóm tắt 40
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 47
3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 47
3.2. Nội dung thực nghiệm 29
3.3. Tiến trình thực nghiệm 30
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
- Kết luận 72
- Ý nghĩa của đề tài 73
- Phạm vi áp dụng 73 4. Kiến nghị 74
Tài liệu tham khảo 74
Phụ lục 75 BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Giáo viên | GV |
Học sinh | HS |
Nhà xuất bản | Nxb |
Sách giáo khoa | SGK |
Sách giáo viên | SGV |
Trung học phổ thông | THPT |
Thực nghiệm | TN |
Đối chứng | ĐC |
Thức nghiệm sư phạm | TNSP |
Phương pháp giảng dạy | PPGD |
Kế hoạch bài dạy | KHBD |
Phiếu học tập | PHT |
Vợ chồng A Phủ | VCAP |
Vợ nhặt | VN |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
- Những thay đổi của kinh tế – xã hội đang đặt ra cho ngành giáo dục những nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhất là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Để đáp ứng mục tiêu đó, ngành giáo dục cần có những thay đổi về chất. Vì thế Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đặt ra yêu cầu là phải thay đổi căn bản, toàn diện về giáo dục từ cơ chế, mục tiêu, chương trình cho đến sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Sự thay đổi này đang đặt việc dạy, học của GV và HS trước những thách thức mới. Một trong những thách thức đó là làm thế nào để phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh.
- Có rất nhiều năng lực và phẩm chất cần được hình thành cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và mỗi một môn học sẽ đóng một vai trò khác nhau. Ngữ văn đã trở thành một bộ môn quan trọng, nó vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Môn Ngữ văn không chỉ cung cấp kiến thức mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngôn ngữ, hình thành kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, giáo dục nhân cách, hướng học sinh tiếp nhận các giá trị chân thiện mĩ trong cuộc sống… Vì vậy, việc tổ chức dạy học với việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là yêu cầu thực sự cần thiết đối với một giáo viên Ngữ văn nói riêng và giáo viên nói chung.
- Trong những năm trở lại đây, việc dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã có nhiều đổi mới, chú trọng hoạt động đọc – hiểu văn bản văn chương của học sinh, trả lại cho bộ môn đúng vai trò của mình. Với học sinh THPT, việc đọc hiểu văn bản văn học không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa mà cần phải có sự mở rộng về phạm vi đọc. Từ đó học sinh mới có thể có được kiến văn sâu sắc, suy tư đa chiều, nghị luận sắc bén, vốn sống phong phú, có nhiều cảm nhận mới mẻ… Hoạt động này chỉ có thể thực hiện tốt khi học sinh có sự đam mê, tìm tòi và quan trọng hơn là cần có sự định hướng, hỗ trợ của giáo viên. Khi hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản, giá viên cần phải sử dụng nhiều chiến lược đọc hiểu để giúp tiệm cận văn bản một cách tốt nhất. Một trong số đó là chiến lược đọc “Siêu sáu”.
- Chiến lược đọc Siêu sáu là một chiến lược bao gồm sáu phần nhỏ có quan hệ chặt chẽ và thường được sử dụng chung nhằm phát triển năng lực đọc độc lập cho học sinh. Chiến lược này được sử dụng khá rộng rãi trong dạy đọc. Đây không chỉ là chiến lược đọc mà giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động đọc trên lớp mà còn là một chiến lược mà học sinh có thể sử dụng để tự đọc bất cứ một văn bản bất kì mà các em được tiếp cận. Đây là một chiến lược giúp học sinh trở thành nhưng người biết “đọc” và “đọc hiệu quả”. Điều này rất quan trọng, giúp cho học sinh có thêm kĩ năng khi rời khỏi trường học. Đây cũng là điều mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng đến – hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản theo thể loại.
- Tô Hoài và Kim Lân là những nhà văn tiêu biểu, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nhà văn Kim Lân để lại cho văn đàn nhiều tác phẩm sâu sắc về cuộc sống và con người thôn quê, có sức sống lâu dài, làm giàu thêm văn chương Việt, tâm hồn Việt. Ông được tặng Giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật.
Với 94 năm tuổi đời và hơn 70 năm tuổi nghề, Tô Hoài có được một số lượng tác phẩm đồ sộ, gần 200 đầu sách trải rộng trên nhiều mảng đề tài. Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của nhiều thời, nhiều tầng lớp, nhiều độ tuổi khác nhau, một tác giả có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống văn học. Với nhưng đóng góp của mình, Tô Hoài đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt là hai trong số những tác phẩm xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Điểm gặp gỡ của hai tác phẩm chính là cùng xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến, cùng nói về số phận con người trong những thời điểm biến động của lịch sử, đặc biệt là hành trình tìm đến với hạnh phúc, tương lai. Không những thế, với hai tác phẩm này, nhiều thông điệp cuốc sống đã được đề cập đến như tình yêu thương, khát vọng sống, sự lựa chọn, tinh thần lạc quan … Những thông điệp đó rất cần học sinh thấu cảm. Và chiến lược đọc Siêu sáu là một trong những phương pháp dạy học văn bản phù hơp, là hướng đi đúng đắn để học sinh kết nối văn học và cuộc sống một cách hiệu quả nhất.
Xuất phát từ những thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu để dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Với đề tài này, chúng tôi đề xuất một số cách thức tiếp cận hai văn bản Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt bằng việc vận dụng chiến lược đọc Siêu sáu và các các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để tạo được động lực, hứng thú cho học sinh đồng thời hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản và phát huy tối đa năng lực của học sinh. Quan trọng hơn là học sinh sẽ có được kĩ năng đọc hiểu bất cứ văn bản nào ngoài chương trình SGK.
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đọc hiểu là một kĩ năng quan trọng trong số các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của nhân loại, bởi vậy đọc hiểu văn bản cũng là một nội dung thu hút nghiên cứu của rất
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]