SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp “Học thông qua chơi” để nâng cao chất lượng giảng dạy môn TNXH lớp 3 (KNTT) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT3047 Copy
Môn: | Tự nhiên xã hội |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 738 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp “Học thông qua chơi” để nâng cao chất lượng giảng dạy môn TNXH lớp 3 (KNTT) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Nhóm 1: Phương pháp tổ chức trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai thác nội dung kiến thức bài học.
a) Tôi cần đến đâu?
b) Từ nào đây?
Nhóm 2: Phương pháp tổ chức trò chơi mang tính chất củng cố nội dung bài hoặc khởi động tạo sự liên hệ nhẹ nhàng giữa bài cũ vào bài.
a) Nhuỵ hoa nói gì?
b) Hoa nào đẹp?
Mô tả sản phẩm
- I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
- Tên biện pháp: Vận dụng hiệu quả phương pháp “Học thông qua chơi” để nâng cao chất lượng giảng dạy môn TNXH lớp 3 (KNTT)
- Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Tự nhiên xã hội
- Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 3… Trường Tiểu học…
- Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
- Tác giả:…
II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về sự vật, sự kiện, hiện tượng tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình Tiểu học nói chung và chương trình lớp 3 nói riêng, cùng với môn Toán, Tiếng Việt và các môn học khác Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người. Mặc dù là một môn học quan trọng cung cấp kiến thức và kỹ năng sống cho học sinh nhưng chất lượng môn học này tại trường vẫn còn nhiều bất cập. Do việc duy trì phương pháp giảng dạy truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép” dẫn đến việc học sinh nhàm chán với môn học. Trong các tiết học môn Tự nhiên xã hội tại trường, tôi nhận thấy học sinh không có sự tập trung vào bài học, các em không hào hứng, không tích cực trong giờ học. Bên cạnh đó, học sinh rất thụ động, các em chỉ tiếp nhận kiến thức bằng cách học thuộc máy móc. Chính vì thế, chất lượng môn học không cao, học sinh không lĩnh hội được nhiều kiến thức và không ghi nhớ sâu kiến thức.
Hiện nay, theo yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT 2018 cũng đã nêu rõ về phương pháp giảng dạy chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực tích cực hóa hoạt động học tập; chú trọng tổ chức hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh. Kéo theo đó, nội dung chương trình học cũng cần có sự thay đổi sao cho phù hợp. Với môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 cũng không ngoại lệ, bộ sách Kết nối tri thức cũng đã thiết kế sách giáo khoa mới cho môn Tự nhiên và xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tôi thấy đối với học sinh lớp 3, các em còn mang tính cách lứa tuổi hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Vì vậy, người giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em “Học mà chơi – Chơi mà học” thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt hiệu quả cao hơn. Áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên – Xã hội là đưa học sinh vào các hoạt động vận dụng mang tính tự nguyện. Học sinh được chủ động sáng tạo phát hiện điều cần phải học. Nó làm bớt đi sự căng thẳng, khô khan, trừu tượng của các lệnh đem đến sự sôi nổi ham mê say sưa tìm hiểu khám phá và lĩnh hội tri thức trong mỗi giờ học.
Qua thời gian thực hiện việc dạy – học môn Tự nhiên – Xã hội lớp 3 tôi nhận thấy một giờ học Tự nhiên – Xã hội thường diễn ra tẻ nhạt. Lớp thường mất trật tự, đôi khi trầm quá mức. Tôi đã điều tra tâm lí của học sinh bằng phiếu trắc nghiệm sau:
Phiếu trắc nghiệm tâm lí
Đánh dấu “X” vào trước ý em cho là đúng.
- Em có thích học môn Tự nhiên – Xã hội không?
Thích học nhất Thích học Không thích học
- Giờ học Tự nhiên – Xã hội là.
Một giờ học sôi nổi.
Một giờ học tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các lệnh theo yêu cầu SGK.
Một giờ học mà em thích nhất vì em cảm thấy thoải mái (học mà chơi, chơi mà học).
Kết quả thu được:
Nội dung Kết quả Lớp 3…: 28 em SL TL Giờ học Tự nhiên – Xã hội là giờ học mà em thích nhất 3 10.7% Thích học môn Tự nhiên – Xã hội 6 21.4% Không thích học môn Tự nhiên – Xã hội 19 67.9% Giờ học Tự nhiên – Xã hội là giờ học sôi nổi 8 28.6% Giờ học Tự nhiên – Xã hội là giờ học tẻ nhạt, nhàm chán. 20 71.4% Từ kết quả khảo sát cho thấy, học sinh không có niềm yêu thích và hứng thú với môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. Việc này gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập môn của các em.
Từ những lý do trên, tôi đã nghiên cứu và đề xuất biện pháp ““Học thông qua chơi” để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên Xã hội lớp 3” của bộ sách Kết nối tri thức.
2. Nội dung giải pháp
Trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chúng tôi thấy có thể chia các phương pháp dạy học thành các nhóm phương pháp sau:
Nhóm 1: Phương pháp tổ chức trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai thác nội dung kiến thức bài học.
a) Tôi cần đến đâu?
Trò chơi này sử dụng cho bài 11: Di tích lịch sử – văn hoá và cảnh quan thiên nhiên – trang 48/SGK Tự nhiên Xã hội 3 – bộ sách Kết nối tri thức.
* Mục tiêu:
– Nhận biết và chỉ được các cơ quan hành chính cấp tỉnh.
– Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh
– Ứng xử nhanh.
* Cách chơi:
– Giáo viên nêu yêu cầu chơi: “Tôi cần đến đâu“. Đây là trò chơi yêu cầu các em quan sát kĩ bức tranh thầy đó phóng to trên bảng và lắng nghe câu hỏi của thầy giáo hoặc của bạn. Nhiệm vụ của các em là nói được tên nơi mà thầy hoặc bạn cần đến sau đó lên chỉ nơi đó ở bức tranh trên bảng lớp.
* Luật chơi:
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A, B.
+ Giáo viên nêu câu hỏi chỉ định 1 học sinh bất kì ở nhóm A chỉ đường. Học sinh chỉ được thì được phép yêu cầu một học sinh khác ở nhóm B chỉ đường đến nơi khác… cứ thế cho đến hết các địa điểm có trong tranh… Nếu học sinh được chỉ định không nói được nơi đến hoặc chỗ đến sai em đó sẽ nói “chuyển” để học sinh cùng nhóm với mình bên cạnh tiếp sức. Cứ mỗi lần nhóm nào có một học sinh nói từ “chuyển” thì ở nhóm đó sẽ bị trừ một điểm. Nhóm nào bị trừ nhiều điểm hơn là nhóm thua cuộc.
+ Các câu hỏi tham khảo để yêu cầu học sinh chỉ đường là:
– Tôi đau bụng quá tôi cần đi tới đâu?
– Tôi muốn thăm một bạn học sinh học lớp 5.
– Tôi muốn hỏi đường đến một khu vực nào đó trong thị xã…..
+ Kết thúc cuộc chơi giáo viên hỏi: Chúng ta đã đi đến những địa chỉ nào?
b) Từ nào đây?
* Mục tiêu: Cung cấp một số kiến thức về Mặt trăng, Ngày và đêm trên Trái đất; hoặc năm, tháng và mùa.
* Chuẩn bị:
– Giáo viên chép sẵn một số đoạn văn hoặc câu văn đó điền sẵn sự việc cần giới thiệu lên bảng, các sự vật được che lại bởi các thẻ có đánh số: 1, 2, 3, 4.
– Các sự vật cần điền chép sẵn bảng phụ
* Cách chơi:
– Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn các sự vật lên bảng.
– Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây? là trò chơi mà các em có nhiệm vụ chọn các từ điền vào chỗ trống cho phù hợp nghĩa.
* Luật chơi: Học sinh đọc thầm nội dung đoạn cần tìm hiểu. Khi có hiệu lệnh bắt đầu học sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số thứ tự chỉ vị trí từ trong đoạn vào bảng con. Sau thời gian 2 – 3 phút giáo viên hô hết giờ. Tiếp đó giáo viên giúp học sinh tự làm trọng tài cho mình bằng cách bỏ các thẻ đánh số ra. Mỗi khi bỏ một thẻ học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng. Giáo viên khen những học sinh có đáp án đúng.
(Sau trò chơi giáo viên thu kết quả chơi và phát vấn tìm hiểu nội dung đoạn điền đó).
+ Trò chơi được vận dụng vào các bài:
– Bài 27: Trái Đất và các đới khí hậu (trang 106/SGK Tự nhiên Xã hội 3 – bộ sách Kết nối tri thức)
– Bài 28: Bề mặt Trái Đất (trang 110/SGK Tự nhiên Xã hội 3 – bộ sách Kết nối tri thức)
– Bài 29: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng (trang 116/SGK Tự nhiên Xã hội 3 – bộ sách Kết nối tri thức)
Ví dụ: Trái Đất và các đới khí hậu (trang 106/SGK Tự nhiên Xã hội 3 – bộ sách Kết nối tri thức)
* Chuẩn bị:
– Giáo viên chép sẵn đoạn:
+ Trái Đất có dạng hình cầu.
+ Đường xích đạo chia Trái Đất thành 2 nửa là Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam
+ Ở bán cầu Bắc là: đới lạnh – đới ôn hòa – đới nóng
+ Ở bán cầu Nam là: đới nóng – đới ôn hòa – đới lạnh.
+ Nước ta thuộc đới nóng.
– Các từ: hình cầu, 2, Bán cầu Bắc, Bán cầu Nam, đới lạnh, đới ôn hòa, đới nóng, đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh, đới nóng được che bởi các thẻ từ đánh số theo thứ tự từ 1 đến 11. Các từ này được viết không theo trật tự vào bảng phụ.
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú trong tiết dạy học sinh lớp 2 vẽ tranh theo đề tài (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh Đề tài cho học sinh lớp 3 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)
- SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật lớp 1 (Bộ sách Kết nối tri thức)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]