SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT
- Mã tài liệu: MP0208 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1950 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
2. Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
3. Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
4. Khả năng ứng dụng và hiệu quả của đề tài
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
A | Mở đầu | 1 |
I | Lí do chọn đề tài | 1 |
II | Phạm vi, đối tượng | 2 |
1 | Phạm vi khảo sát | 2 |
2 | Đối tượng nghiên cứu | 3 |
III | Phương pháp nghiên cứu | 2 |
1 | Phương pháp so sánh | 2 |
2 | Phương pháp phân tích | 3 |
3 | Phương pháp thống kê, phân loại | 3 |
4 | Phương pháp điều tra, điền giả, ghi chép | 3 |
IV | Cấu trúc | 3 |
B | Nội dung | 4 |
I | Cơ sở của đề tài | 4 |
1 | Cơ sở lý luận | 4 |
2 | Cơ sở thực tiễn | 7 |
II | Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930-1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT | 9 |
1 | Dạy học theo định hướng phát triển năng lực | 9 |
2 | Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực | 12 |
3 | Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân | 14 |
4 | Khả năng ứng dụng và hiệu quả của đề tài | 22 |
C | Kết luận và kiến nghị | 26 |
I | Đóng góp của để tài | 26 |
1 | Tính mới | 26 |
2 | Tính khoa học | 26 |
3 | Tính hiệu quả | 26 |
II | Một số kiến nghị, đề xuất | 28 |
Tài liệu tham khảo | 32 | |
Phụ lục | 34 |
- MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới toàn bộ, từ: mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh.
Vấn đề dạy học nói chung dạy và dạy học môn Ngữ Văn nói riêng hiện nay đang là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất cao không chỉ của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu mà chính bản thân nó cũng đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của xã hội. Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay thái độ học tập của học sinh với môn Ngữ Văn trong nhà trường đang có dấu hiệu giảm sút khá rõ nét. Vốn được xem là một môn học cần thiết, một môn học mang ý nghĩa nhân văn rất cao hướng học sinh đến cái chân, thiện, mỹ nhưng thái độ của học sinh với môn Ngữ Văn không được hứng thú, yêu thích nhiều như giá trị mà nó mang lại. Đa số học sinh cũng không chủ động, tích cực trong việc học tập môn Ngữ Văn mà đón nhận nó một cách thụ động. Hiện tượng học sinh không còn hứng thú với môn Ngữ Văn không còn là hiện tượng hiếm thấy nữa mà trở thành một hiện tượng phổ biến. Chính vì không còn hứng thú với môn học nên ý thức, thái độ của học sinh với môn học có phần không tốt, dẫn đến hiệu quả chưa được cao.
Thêm vào đó hiên nay yêu cầu đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở THPT đang chú trọng mục tiêu, phương pháp. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Nghị quyết số về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 29 có một quan điểm chủ chốt là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Về mục tiêu, Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: “Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể” – đó là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đứng trước những vấn đề đó đặt ra cho chúng tôi, những người trực tiếp giảng dạy trên lớp có nhiều băn khoăn trăn trở. Làm sao để tạo được hứng thú cho HS trong quá trình dạy học? Làm sao để các em yêu thích môn Văn? Làm sao để giúp các em phát huy những năng lực của mình? Cho nên việc dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn. Việc học sinh không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút học sinh bằng bài giảng của mình. Thầy cô chưa thực sự có nhưng bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, một số giáo viên vẫn nặng về phương pháp truyền thống thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo vên đứng lớp. Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống chúng tôi mạnh dạn xin được trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT nói chung và việc dạy phần truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 nói riêng. Việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại vào dạy học một tác phẩm văn học là điều rất cần thiết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây. Với vai trò then chốt nhằm tạo sự hấp dẫn, làm tăng hiệu quả việc dạy – học một tác phẩm văn học, thế nhưng trong các tài liệu phục vụ cho việc dạy – học môn Ngữ văn trong nhà trường chưa thấy đề cập đến việc tìm hiểu, khám phá truyện ngắn lãng mạn dựa vào phương pháp dạy học hiện đại. Vì vậy ở để tài này chúng tôi muốn vận dụng phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực của học sinh để đi sâu vào khai thác thế giới của tác phẩm và để tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh khi tiếp cận một tác phẩm văn học hiện đại. Vậy xin trình bày đề tài Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT.
Đề tài này là công trình của chúng tôi chưa được cá nhân, tập thể và công trình giáo dục nào công bố trên các tài liệu sách báo và diễn đàn giáo dục hiện nay.
- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
- Phạm vi khảo sát
Đề tài tập trung việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy phần truyện lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 trong chương trình Ngữ Văn 11 THPT. Cụ thể là truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 trong chương trình Ngữ văn 11 THPT, cụ thể là phần truyện ngắn lãng mạn. Cụ thể là truyện ngắn Hai đứa trẻ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]