SKKN Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10 THPT, nhằm phát huy năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh”.
- Mã tài liệu: MP0822 Copy
Môn: | Sinh Học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 544 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 50 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 50 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10 THPT, nhằm phát huy năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh”.”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Quy trình vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học sinh học 10.
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức
2.2.2. Thiết kế các hoạt động vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10.
2.2.2.1. Hoạt động dạy học vận dụng phương pháp BTNB dựa vào phương pháp làm mô hình.
2.2.2.2. Hoạt động dạy học vận dụng phương pháp BTNB dựa vào phương pháp quan sát kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.2.3. Hoạt động dạy học vận dụng phương pháp BTNB dựa vào phương pháp thí nghiệm trực tiếp kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới – được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh“. Đổi mới phương pháp dạy học được cho là vấn đề chiến lược, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Một trong những phương pháp dạy học phát huy được năng lực tự học, đặc biệt là năng lực thực hành, thí nghiệm của người học để đáp ứng với yêu cầu của chương trình GDPT mới và nâng cao chất lượng giáo dục là phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
“Bàn tay nặn bột”(BTNB) là phương pháp dạy học tích cực dựa trên cơ sở của sự tìm tòi- nghiên cứu, có thể phát huy cao tính tích cực, tự lực trong nhận thức của học sinh, vừa đi sâu vào phát triển tư duy, vừa đảm bảo được nội dung thực nghiệm. Phương pháp bàn tay nặn bột hình thành kiến thức mới cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu để chính người học tìm ra câu trả lời cho những vấn đề trong cuộc sống. Học sinh tự đưa ra giả thuyết khoa học, tự bố trí thí nghiệm, thực hành thí nghiệm,…
Như chúng ta đã biết Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, với hầu hết các kiến thức, khái niệm, quá trình,…đều bắt nguồn từ thực tiễn. Vì vậy, thí nghiệm có vai trò quan trọng trong việc kết nối kiến thức lý thuyết với thực tiễn. Qua đó giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực quan sát, phân tích, làm thí nghiệm, thực hành. Sinh học 10 theo chương trình GDPT 2018 tập trung nghiên cứu sinh học tế bào, vi sinh vật và virut. Đây là những kiến thức mới, kích thích được hứng thú, sáng tạo của học sinh; sau mỗi chương đều có bài thực hành giúp học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống đồng thời phát huy được năng lực thực hành, thí nghiệm, tìm tòi, sáng tạo của người học. Song thực tế dạy học cho thấy kỹ năng thực hành của học sinh còn hạn chế, đôi lúc không đem lại hiệu quả. Mặt khác nhiều giáo viên còn ngại vào phòng thực hành, ngại làm thí nghiệm. Việc dạy học hướng tới phát triển năng lực cho học sinh chưa được chú trọng, nhất là năng lực thực hành, thí nghiệm.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10 THPT, nhằm phát huy năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh”.
- Mục đích nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu sâu vào việc vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh.
- Ngoài ra thông qua đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp đổi mới
PPDH, nâng cao năng lực dạy học đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm rõ cơ cở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng việc sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột nhằm phát huy năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong môn Sinh học ở các trường THPT trên địa bàn công tác
- Xây dựng nguyên tắc và quy trình vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học.
- Đề xuất phương pháp và thiết kế các hoạt động vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10.
- Vận dụng phương pháp BTNB để tổ chức dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp BTNB trong dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học khi vận dụng phương pháp BTNB.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp BTNB để tổ chức dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực thực hành, thí nghiệm cho HS.
- Phạm vi nghiêm cứu
- Đề tài nghiên cứu, khảo sát việc sử dụng phương pháp BTNB của các giáo viên Sinh học và học sinh khối 10 trong các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương.
- Thời gian nghiên cứu: áp dụng cho học sinh khối 10 tại các trường THPT trên địa bàn công tác trong năm học 2022-2023.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra; Phương pháp quan sát; Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm; Phương pháp nghiên cứu quan sát các sản phẩm hoạt động của học sinh; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thông kê toán học.
- Điểm mới của đề tài
- Bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp BTNB và các hoạt động học tập phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho HS.
- Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng của việc vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học Sinh học ở trường THPT.
- Xây dựng được quy trình vận dụng, đề xuất phương pháp và thiết kế các hoạt động vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học phần “Trao đổi chất qua màng tế bào”- Sinh học 10.
- Đề ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học môn Sinh học 10 theo chương trình GDPT 2018.
- Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học về đổi mới PPDH để đáp ứng với yêu cầu của chương trình GDPT mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]