SKKN Vận dụng phương pháp dạy học graph trong dạy học phần Tiến hóa Sinh học 12 giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0798 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 625 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quế Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quế Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp dạy học graph trong dạy học phần Tiến hóa Sinh học 12 giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh “ triển khai các biện pháp như sau:
Tiêu chí chất lượng graph dạy học trong Sinh học
+ Graph xây dựng phải bám sát mục tiêu dạy học;
+ Phản ánh nội dung trọng tâm, cơ bản của kiến thức, nêu lên được những dấu hiệu bản chất nhất của kiến thức, khái niệm trọng tâm;
+ Phát triển được các mức độ tư duy khác nhau của HS;
+ Vừa sức, phù hợp với trình độ và năng lực tư duy của HS;
+ Graph phải được diễn đạt chính xác, rõ ràng, rành mạch các đơn vị kiến thức và các mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức đó.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………….. 1
- Lí do chọn đề tài ……………………………………………………………………………………… 1
- Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. 1
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài …………………………………………………………… 2
- Tính mới và những đóng góp của đề tài ……………………………………………………… 2 Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI …………………………………………………………………….. 3
- Cơ sở khoa học của đề tài ………………………………………………………………………… 3
- Cơ sở lí luận ……………………………………………………………………………………… 3
- Sơ lược về Graph trên thế giới và ở Việt Nam ………………………………….. 3
- Khái niệm, đặc điểm, các loại graph, vai trò của graph trong dạy học ….. 3
- Cơ sở lí luận ……………………………………………………………………………………… 3
1.2.3. Kĩ năng xây dựng và sử dụng graph trong dạy học Sinh học ………………. 8 1.2.4. Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá ………………………………………….. 12
- Phân tích nội dung chương trình phần VI: Tiến hóa – chương trình Sinh học
12 để xây dựng các dạng graph vận dụng trong dạy học phát triển năng lực …….. 16
- Thực nghiệm sư phạm ……………………………………………………………………………. 38
- Mục đích, đối tượng, thời gian thực nghiệm sư phạm …………………………… 38
- Nội dung thực nghiệm ……………………………………………………………………… 38
- Kĩ năng xây dựng graph nội dung theo qui trình rèn luyện ……………….. 38
- Kết quả khảo sát thông qua các kiểm tra khảo sát phần VI – Tiến hóa … 46
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………. 49
- Kết luận ……………………………………………………………………………………………….. 49
- Kiến nghị ……………………………………………………………………………………………… 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………….. 50
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………….. 51
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
TT | CHỮ VIẾT TẮT | GIẢI NGHĨA |
1. | ĐC | Đối chứng |
2. | DH | Dạy học |
3. | ĐV | Động vật |
4. | GV | Giáo viên |
5. | HS | Học sinh |
6. | NB | Nhận biết |
7. | PPDH | Phương pháp dạy học |
8. | SGK | Sách giáo khoa |
9. | TH | Thông hiểu |
10. | THPT | Trung học phổ thông |
11. | TN | Thực nghiệm |
12. | TN | Tốt nghiệp |
13. | VD | Vận dụng |
14. | VDC | Vận dụng cao |
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hai cách thể hiện khác nhau của một graph …………………………………………… 4
Hình 1.2. Graph con (đỉnh C là graph con) …………………………………………………….. 4
Hình 1.3. Graph khép và graph mở ……………………………………………………………….. 5
Hình 1.4. Graph đủ …………………………………………………………………………………………………… 5
Hình 1.5. Graph câm ……………………………………………………………………………………. 6
Hình 1.6. Graph khuyết ……………………………………………………………………………………………. 6
Hình 2.1. Graph các bằng chứng tiến hóa ……………………………………………………………. 18
Hình 2.2. Graph học thuyết tiến hóa Lamac ………………………………………………………… 22
Hình 2.3. Graph nội dung chính học thuyết Đacuyn …………………………………….. 22
Hình 2.4. Graph các nhân tố tiến hóa …………………………………………………………………… 24
Hình 2.5. Graph mở về quá trình hình thành loài. ………………………………………………. 30
Hình 2.6. Graph đủ về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. ……………… 30
Hình 2.7. Graph về cơ chế hình thành loài khác khu vực địa lí. ………………………… 31
Hình 2.8. Graph nguồn gốc sự sống …………………………………………………………………….. 36
Hình 2.9. Graph bằng chứng nguồn gốc động vật của loài người. ………………….. 37 DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng học sinh tham gia thực nghiệm sư phạm 42
Bảng 3.3. Phiếu đánh giá kĩ năng xây dựng graph nội dung của học sinh 41
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá về kĩ năng xây dựng graph nội dung của HS 43
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá qua mức độ trả lời các câu hỏi bài cũ thể hiện qua thang điểm các mức tướng ứng ……………………………………………………………. 46
Bảng 3.7. Bảng kiểm định sự sai khác giữa các mức độ điểm đạt được của học
sinh của nhóm TN và nhóm ĐC trong hai năm học 2020-2021 và
2021-2022 ……………………………………………………………………………………………… 48
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh kĩ năng xây dựng graph nội dung của nhóm TN và nhóm ĐC ………………………………………………………………………………………….. 44
Biểu đồ 3.2. So sánh kĩ năng xây dựng graph nội dung của HS nhóm TN và nhóm đối chứng năm học 2020-2021 và năm 2021-2022 …………….. 45
Biểu đồ 3.3. So sánh điểm của nhóm TN và nhóm ĐC qua đánh giá hỏi bài cũ …. 47
Biểu đồ 3.4. So sánh mức điểm đánh giá của nhóm TN và ĐC qua hỏi bài cũ … 47
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Thời đại 4.0 đã chỉ ra rằng con người chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi, kiến thức học sinh lĩnh hội được không chỉ bó hẹp trong không gian trường học. Đặc biệt trong giai đoạn này dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng rất lớn đến việc học của các em, thì việc bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm giúp tác động tích cực đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng graph vào DH đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp cải tiến đổi mới PPDH để không ngừng nâng cao chất lượng DH. Đặc biệt những ưu việt của việc sử dụng graph vào dạy học Sinh học, qua đó vừa rèn luyện cho HS tư duy hệ thống thông qua tư duy qui nạp và tư duy diễn dịch; đồng thời giúp HS phát triển các năng lực so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa; phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức; Phương pháp dạy học graph giúp HS nhận thức được lôgic vận động của nội dung kiến thức sinh học một cách khách quan và chính xác. Dạy học bằng graph có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định tới chất lượng lĩnh hội kiến thức của người học.
Phần VI – Tiến hóa chương trình Sinh học 12 THPT, là phần có nhiều khái niệm và nội dung khó nhớ, khó hiểu. Việc chuyển hóa ứng dụng graph toán học vào môn sinh học giúp mô hình hóa, hệ thống hóa kiến thức một cách tổng quát, dễ hiểu giúp người học sớm tiếp cận được với nội dung kiến thức, hiểu sâu bản chất vấn đề, hình thành, phát huy và phát triển các năng lực của bản thân.
Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng phương pháp dạy học graph trong dạy học phần Tiến hóa Sinh học 12 giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh”.
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài này đưa ra những nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng graph trong dạy học Sinh học 12, phần VI, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy năng lực tự học cho học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu nội dung các tài liệu liên quan đến lí luận dạy học, phương pháp dạy học môn sinh học.
- Nghiên cứu chương trình môn học, đặc biệt nghiên cứu phần tiến hóa THPT.
- Nghiên cứu các đề thi các cấp.
- Tìm hiểu phương pháp dạy học graph nội môn và liên môn.
- Phương pháp quan sát: quan sát hình ảnh, mô hình đồ dùng dạy học, quan sát các hoạt động học tập của học sinh khi sử dụng phương pháp graph.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm đánh giá một cách khách quan các nội dung, giải pháp của đề tài đưa ra, thống kê và xử lí số liệu để rút ra kết luận về mục tiêu bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học bằng phương pháp dạy học Graph.
- Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài này giúp học sinh khái quát được tổng thể các nội dung kiến thức cơ bản nhất và quan trọng nhất thông qua xây dựng hồ sơ học tập dạng graph (sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình ảnh trực quan). Trên cơ sở đó hình thành một phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống, lôgic cho học sinh.
Thông qua thực nghiệm sư phạm để khẳng định vai trò của việc sử dụng graph trong dạy học để phát triển năng lực tự học của học sinh khi giảng dạy phần VI -Tiến hóa, Sinh học 12.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]