SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn 12 ở trường THPT
- Mã tài liệu: MP0263 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 896 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hồng Quang |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hồng Quang |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn 12 ở trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1: Phát triển năng lực tự học cho HS qua quá trình chuẩn bị bài ở nhà
2: Vận dụng phương pháp dạy học sử dụng trò chơi
3: Vận dụng phương pháp đóng vai
4: Vận dụng phương pháp trực quan kết hợp sử dụng công nghệ thông tin
5: Vận dụng kĩ thuật phòng tranh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN …………………………………………….. 2 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ……………………………………………………………… 2 3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: ………………………………………………………………. 2 4. Thời gian áp dụng sáng kiến:…………………………………………………………….. 2 5. Tác giả …………………………………………………………………………………………….. 2 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN ……………………………………………………. 2 1. Tình trạng các giải pháp đã biết ………………………………………………………… 2 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến …………………………….. 3 3. Khả năng áp dụng của giải pháp ……………………………………………………… 21 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp………………………………………………………………………………………………….. 21 6. Các thông tin cần được bảo mật (quy trình, bản vẽ, thiết kế…): không … 32 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất…): ………………………………………………………………………………………… 32
- Tài liệu gửi kèm: (Thuyết minh chi tiết về sáng kiến – nếu cần giải thích rõ hơn so với báo cáo này, bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm các tài liệu, văn bằng, chứng chỉ, kết quả và lợi ích mang lại….- nếu có) ………… 33 III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. …………………………. 33
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….34
Xác nhận của thủ trưởng về việc triển khai áp dụng sáng kiến tại đơn vị…35
Tên sáng kiến: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 ở trường THPT”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
- Tình trạng các giải pháp đã biết
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ rõ mục tiêu chung là hình thành và phát triển cho học sinh (HS) những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Bởi vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên (GV) là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Dạy học Ngữ văn theo quan điểm, phương pháp mới thì người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.
Năm học 2020-2021 tôi viết sáng kiến “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá trong rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học tại trường THPT Hồng Quang”. Tuy nhiên, từ trước đó, tôi luôn trăn trở với việc dạy HS kỹ năng làm văn nghị luận văn học. Tôi nhận thấy, việc rèn kỹ năng làm văn cho HS là vô cùng cần thiết nhưng nếu các em thiếu đi kiến thức cơ bản thì kỹ năng có tốt đến mấy cũng không có tác dụng. Vậy nên rất cần định hướng cho HS cách tiếp cận, tích lũy kiến thức. Hơn nữa, thực tế chương trình học Ngữ văn THPT có một số thể loại văn học như thơ, truyện, văn nghị luận, kịch… Trong đó, thơ ca chiếm một vị trí tương đối lớn trong hệ thống chương trình. Việc dạy học thơ giúp HS có cơ hội nâng cao hiểu biết và nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm tốt đẹp. Thơ ca
nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung đều phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng hình tượng trong thơ không phải được xây dựng nên từ óc quan sát, chiều sâu nhận thức, tư duy lô gic của lý trí mà nó gắn với cảm xúc, với tâm hồn. Qua tác phẩm thơ, bằng ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, HS hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả. Thực tế giảng dạy cho thấy thơ lại là loại văn bản “khó đọc” bởi đặc trưng nắm bắt thế giới một cách đặc biệt, bởi kiểu cấu trúc hình tượng “phi logic” chỉ tuân theo logic của cảm xúc. Bởi vậy, việc tiếp cận và khám phá, cảm nhận tác phẩm thơ đối với HS còn gặp nhiều khó khăn.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường phổ thông cũng đã có nhiều GV đề xuất các cánh tiếp cận, cách giảng dạy tác phẩm thơ nhưng phần lớn là các giải pháp cho dạy thơ ở bậc THCS. Còn đối với chương trình THPT thì chỉ có một số công trình nghiên cứu về dạy học theo chủ đề, theo đặc trưng thể loại như “Dạy học chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, “Phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 12 qua dạy học thơ Hiện đại Việt Nam 1945- 1975 theo chủ đề”; “Xây dựng quy trình dạy học đọc – hiểu văn bản thơ giai đoạn 1945 – 1975 ở trường THPT theo đặc trưng thể loại”…; hoặc thiết kế một giáo án cụ thể đối với một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn THPT. Việc tập trung vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy đọc hiểu tác tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12, từ đó phát triển phẩm chất, năng lực HS thì chưa có nghiên cứu. Vì vậy, thông qua sáng kiến của mình, tôi mong muốn đề xuất, định hướng với đồng nghiệp cách tiếp cận tác phẩm thơ và ứng dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giờ đọc hiểu. Từ đó, HS có thêm khả năng khám phá, ghi nhớ, tích lũy kiến thức góp phần nâng cao chất lượng bài làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cũng như nâng cao tỉ lệ thi tốt nghiệp THPT tại trường THPT Hồng Quang nói riêng và các trường THPT của tỉnh Yên Bái nói chung.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
– Mục đích của giải pháp
Sáng kiến làm rõ đặc trưng của thể loại thơ. Từ đó, định hướng cách tiếp cận tác phẩm thơ và ứng dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giờ đọc hiểu tác phẩm thơ giúp HS nâng cao khả năng khám phá, ghi nhớ, tích lũy kiến thức, đồng thời góp phần phát triển phẩm chất, năng lực người học. Từ đó, nâng cao chất lượng bài làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Sáng kiến giúp GV hình dung ra những việc cần làm, những phương pháp cần sử dụng trong tiết dạy nhằm định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, giúp cho việc học của HS chủ động hơn. Một số phương pháp dạy học tích cực được giới thiệu trong sáng kiến có thể phù hợp với tất cả giờ dạy Ngữ văn nói riêng và các bộ môn khoa học trong nhà trường nói chung. Qua áp dụng các giải pháp, việc học không còn gò bó mà trở thành một hoạt động lao động sáng tạo. Giờ văn vì thế cũng trở nên nhẹ nhàng, hứng thú và vui vẻ, tạo ra một không khí mới, hiệu quả mới trong dạy học Ngữ văn nói chung và giờ đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam nói riêng.
– Tính mới của sáng kiến
Thứ nhất, giải pháp vận dụng phương pháp dạy học tích cực giúp nâng cao hiệu quả đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12, từ đó phát triển phẩm chất, năng lực HS, tạo cho HS sự hứng thú, tích cực, tự giác qua quá trình chuẩn bị bài ở nhà;
Thứ hai, giải pháp vận dụng phương pháp dạy học sử dụng trò chơi vào hoạt động khởi động, tăng hứng thú cho HS, tạo tâm thế hứng khởi, thích thú, thoải mái bước vào giờ học;
Thứ ba, giải pháp vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào các hoạt động hình thành kiến thức, luyện tập… như vận dụng phương pháp đóng vai; Vận dụng phương pháp trực quan kết hợp sử dụng công nghệ thông tin; Vận dụng kĩ thuật phòng tranh…
Thứ tư, thông qua các biện pháp giới thiệu, GV linh hoạt trong tiết dạy, HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức.
+ Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ++ Giải pháp cũ
GV chủ yếu sử dụng hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa định hướng sự chuẩn bị bài của HS.
GV chủ yếu cung cấp kiến thức theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho HS theo cấu trúc của bài đọc hiểu.
HS tiếp nhận kiến thức một cách máy móc, thụ động, thiếu sự sáng tạo, thậm chí nhiều HS lười ghi chép và ghi nhớ kiến thức.
++ Giải pháp mới
Giải pháp phát triển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực cho HS qua thực hiện các nhiệm vụ học tập GV giao, qua các hoạt động dạy và học trên lớp.
Bên cạnh việc phát triển phẩm chất HS, giải pháp còn phát triển năng lực tự học cho HS trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà thông qua phiếu học tập, phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ (Biết nhận diện, thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong văn học và cuộc sống, biết làm chủ cuộc sống, biết làm chủ cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện, cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]