SKKN Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Toán 7 (KNTT) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT7046 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 992 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành An |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành An |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Toán 7 (KNTT) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tổ chức cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy.
2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy – học kiến thức mới.
3. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh củng cố kiến thức của một bài học, một chủ đề.
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp:
Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Toán 7 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
2. Tác giả:
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Vấn đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở bậc THCS là yêu cầu trong chương trình đổi GDPT 2018. Xét một cách tổng thể thì mọi phương pháp, mọi hình thức tổ chức dạy – học đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những chiếc bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập .
Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số….Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái mà chưa sử dụng não phải, nơi giúp ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian…và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề.
Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy…là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề .… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Sơ đồ tư duy kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Với việc vẽ sơ đồ tư duy, học sinh không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình. Điều quan trọng hơn là học sinh học được một quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các ý tưởng
Dạy học toán lớp 7 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cùng sơ đồ tư duy có tính kế thừa các phương pháp dạy học tích cực, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế. Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lại không đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, không phải đầu tư thêm về kinh phí, trang thiết bị dạy học (sử dụng phấn màu, bút màu, giấy, bìa, mặt sau của tờ lịch,…). Ngoài ra, có thể dùng phần mềm MindMap để thiết kế sơ đồ tư duy và đó cũng là một trong những cách để đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy – học.
Vậy sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào để thật sự hiệu quả trong những giờ dạy – học toán. Đó là điều khiến tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và tìm tòi. Qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng, bằng những trải nghiệm trong quá trình dạy học, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Toán 7” theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu: Kỹ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Toán lớp 7 ở trường THCS …
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 7 trường THCS…
3. Mục đích nghiên cứu.
Ứng dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy vào dạy toán lớp 7 giúp học sinh nâng cao kết quả học tập và hứng thú với môn Toán, không còn thụ động, nhút nhát như trước.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1. Tổ chức cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc phát triển ý tưởng, ghi nhớ kiến thức, từ đó sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lại một bài học theo cách hiểu của mình. Tuy nhiên chỉ khi nào các em tự mình vẽ được sơ đồ tư duy và sử dụng nó, mới thấy rõ được hiệu quả mà khó có thể diễn tả được bằng lời của sơ đồ tư duy, lúc này học sinh sẽ thích học hơn và đặc biệt là cảm nhận được niềm vui của việc học.
+ Để các tiết học Toán của học sinh đạt hiệu quả. Trước tiên tôi đã tự thiết kế một số sơ đồ tư duy bằng việc vẽ trên máy hoặc trên bảng phụ… sau đó tôi giới thiệu cho học sinh làm quen và biết cách vẽ lại.
+ Tổ chức cho học sinh tập “đọc hiểu” sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bất kì một học sinh nào cũng có thể trình bày được nội dung bài học, hay một chủ đề.
+ Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ trên giấy, bìa cứng hoặc bảng phụ. Trước tiên tôi chọn tên chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết … để cho học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con” theo cách hiểu của học sinh. Tôi đã hướng dẫn học sinh tập vẽ theo các bước sau:
Bước 1: Chọn từ trung tâm (hay còn gọi là từ khoá) là tên của một bài, chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác.
Ví dụ 1: Các từ trung tâm như “ Đại lượng tỉ lệ thuận” để củng cố về định nghĩa, tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận; hay “Tỉ lệ thức” để khai thác về tính chất tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau …
Bước 2. Vẽ các nhánh cấp 1:
Các nhánh cấp 1 chính là nội dung chính của chủ đề đó.
Ví dụ 2: Với chủ đề “ Đại lượng tỉ lệ thuận” sau khi học xong bài “ Đại lượng tỉ lệ thuận” (trang 11 Toán 7 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nên vẽ ba nhánh cấp 1 đó là: Định nghĩa, tính chất và một số bài toán.
Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3, … và hoàn thiện sơ đồ.
Các nhánh con cấp 2, 3, … chính là các nhánh con của nhánh con trước nó.
Ví dụ 3: Nhánh cấp 1 “ Định nghĩa” có hai nhánh con của nó (nhánh cấp 2) là: Định nghĩa, tính chất.
Lưu ý học sinh khi vẽ sơ đồ tư duy:
+ Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hay một cụm từ tên chủ đề.
+ Vẽ nhánh chính cấp 1 từ trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ các nhánh cấp 1… bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau.
Nhánh màu nào thì nên viết chữ cùng màu với nhánh đó để dễ phân biệt. Nhánh cấp 1 một nét đậm nhất, các nhánh cấp 2, 3, … theo đó mờ dần.
+ Mỗi cụm từ hay hình ảnh, hình vẽ… liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lập và được nằm gần với đường cong của nhánh đó.
+ Tạo ra một kiểu sơ đồ tư duy theo sở thích của mình.
+ Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng.
+ Sắp xếp thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
+ Điều chỉnh để hình thức đẹp, chữ viết rõ, vẽ phác bằng bút chì trước để dễ tẩy xoá.
+ Không viết dài dòng, tránh viết nhiều ý không cần thiết.
+ Không nên vẽ đơn giản quá, cũng không quá cầu kì, màu sắc hài hoà không nên quá lòe loẹt, phản cảm.
Ví dụ 4: Vẽ sơ đồ tư duy cho chủ đề “Đại lượng tỉ lệ thuận”.
Xem thêm:
- SKKN Xây dựng rubric đánh giá năng lực đọc, viết, nói và nghe của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- SKKN Xây dựng và định hướng sử dụng học liệu số trong dạy học chương động lực học theo sách Vật lí 10 – kết nối tri thức với cuốc sống
- SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Văn minh Đại Việt – lớp 10- KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 3
- 183
- 1
- [product_views]
- 4
- 154
- 2
- [product_views]
- 1
- 191
- 3
- [product_views]
- 4
- 150
- 6
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 105
- 7
- [product_views]
300.000 ₫
- 8
- 102
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 3
- 145
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 0
- 166
- 10
- [product_views]