SKKN Vận dụng phương pháp Socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu nhằm phát triển tƣ duy phản biện cho HS
- Mã tài liệu: MP0195 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 569 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Thúc Trực |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Thúc Trực |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp Socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu nhằm phát triển tƣ duy phản biện cho HS” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại Socrates
1.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại Socrates
1.2. Hướng dẫn HS xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại (dùng trên lớp, đối thoại giữa HS – HS)
2.Xây dựng hệ thống câu hỏi Socrates cho nhóm HS thảo luận, tranh luận, tranh biện
3.Hệ thống câu hỏi Socrates cho cá nhân HS tự truy vấn
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quá trình phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng: không có tiến bộ vĩ đại nào xuất hiện nếu không có tư duy phản biện đồng hành. Đúng vậy! Giordano Bruno bị Giáo hội trung cổ thiêu sống vì tin vào các bằng chứng cho thấy Trái Đất hình cầu chứ không phải mặt phẳng. Khi Charles Darwin lần đầu công bố Thuyết tiến hóa, ông bị cộng đồng khoa học tẩy chay dữ dội. Albert Einstein, bộ óc vĩ đại nhất nhân loại thế kỉ 20, cũng bị ngờ vực khi đưa ra Thuyết tương đối… Các cá nhân trên đã không để cho tư tưởng cũ đàn áp hoặc áp lực cộng đồng chi phối, mà họ đã kiên định, tin tưởng vào kết quả từ quá trình tự vấn, trao đổi và suy nghiệm của bản thân cuối cùng chân lí được sáng tỏ. Nhờ bạn đồng hành vô hình mang tên phản biện mà tri thức loài người đã tiến những bước xa.
Trong thời đại hiện nay, khi đất nước bước vào thời kì hội nhập, khi học sinh, sinh viên người Việt phải làm việc với môi trường sống rộng lớn thì việc rèn luyện cho HS tư duy phản biện, luôn suy nghĩ độc lập, đưa ra quan điểm để tranh luận nhằm đi đến chân lí cuối cùng của sự việc là hết sức cần thiết. Đây cũng là yêu cầu, mục tiêu của giáo dục hiện đại. Bởi vậy trong nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã đưa ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. Và tại thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06/4/2012, chương II, điều 7, mục 2c cũng quy định: “Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện”.
Để rèn luyện tư duy phản biện cho HS, có rất nhiều cách khác nhau nhưng chúng ta không thể không kể đến kĩ thuật hỏi. Mấu chốt của cả việc học lẫn việc dạy chính là đặt câu hỏi. Không có câu hỏi, không có tư duy. Hơn thế nữa, trong thời đại bùng nổ thông tin, Internet phủ khắp và các công cụ tìm kiếm lúc nào cũng sẵn sàng, việc ghi nhớ càng mất dần ý nghĩa. Các câu hỏi lúc này trở thành yếu tố quan trọng số một để một người bắt đầu với việc học. Trong khi đó, nền giáo dục Việt Nam có truyền thống “thầy đọc – trò chép” hằng nghìn năm, vì thế người dạy không có thói quen khuyến khích HS đặt câu hỏi (người học đặt câu hỏi cho thầy hoặc cho bạn). Đây là đặc điểm không tốt cho một nền giáo dục tiến bộ. Và chính điều đó gây ra cản trở lớn cho cả việc dạy lẫn việc học. Để khơi dậy trí tò mò, ham hiểu biết của người học, để việc học thực sự trở nên “tự thân”, nhà giáo sẽ phải dụng công hơn nhiều trong việc chuẩn bị cho các chiến lược hỏi – đáp để vượt qua lối học đọc – chép thụ động đó. Và trong tiến trình dạy – học, rõ ràng là cả thầy và trò đều phải rèn luyện khả năng hỏi – đáp của mình. Và trên hết, cả hai đối tượng đó phải thành thục tư duy phản biện vốn có nội hàm quan trọng chính là các câu hỏi. Mà việc vận dụng tốt kĩ thuật đặt câu hỏi của Socrats, hay còn gọi là phương pháp hỏi Socrates là hữu hiệu nhất.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, hệ thống các bài Đọc hiểu – văn bản văn học chiếm thời lượng rất lớn và có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giúp HS nhìn nhận, thưởng thức, khám phá đời sống xã hội qua các thời kì của các dân tộc, trong đó nền văn học của dân tộc Việt Nam là chủ yếu. Qua mỗi tác phẩm văn học, người học được đối thoại với tác giả về các vấn đề xã hội và con người. Đặc biệt, các tác phẩm văn học sau 1975 được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 là những tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội trong thời kì đổi mới, đặt HS trước các vấn đề phải suy nghĩ, lựa chọn. “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là truyện ngắn như thế. Bởi vậy, việc vận dụng phương pháp Socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu nhằm rèn luyện và phát triển tư duy phản biện cho HS khi học tác phẩm này là rất cần thiết.
Thế nhưng hiện nay, việc đầu tư tổ chức các phương pháp, phương tiện dạy – học để rèn tư duy phản biện cho văn bản này còn nhiều hạn chế. Vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài “Vận dụng phương pháp Socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi đọc – hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu nhằm phát triển tư duy phản biện cho HS”
Đề tài này đã được thực hiện thí điểm ở những lớp tôi giảng dạy trong năm học 2020 – 2021 và được áp dụng rộng rãi trong năm học 2021 – 2022 đem lại những tín hiệu tích cực, phát huy được năng lực tư duy phản biện của người học.
- MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sáng kiến này chúng tôi hướng đến các mục đích sau đây: – Góp phần đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao hiệu quả dạy – học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, đặc biệt là trong tình hình đổi mới giáo dục toàn diện, hướng đến phát triển năng lực cho người học.
- Góp phần hình thành kĩ năng tư duy, phản biện trước các vấn đề về khoa học và đời sống xã hội.
- Giúp HS nhanh nhạy trong tư duy, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, phát huy năng lực cá nhân và khả năng sử dụng ngôn ngữ.
- Giúp HS có một giờ học thoải mái, tự do bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của cá nhân.
- Hình thành kĩ năng đọc – hiểu một văn bản văn học.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp hoạt động thực hành thực tiễn.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minhh Châu, trong chương trình Ngữ văn 12 THPT.
- Hệ thống câu hỏi Socrats và câu hỏi đọc hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Học sinh lớp 12 tại trường THPT Phan Thúc Trực.
- Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Phan Thúc Trực.
- Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến này chỉ nghiên cứu ở phạm vi vận dụng phương pháp hỏi Socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy – học đọc hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ văn 12 THPT nhằm rèn luyện tư duy phản biện cho HS. Giờ học chủ yếu vận dụng phương pháp đặt câu hỏi truy vấn, tranh luận để học sinh bộc lộ quan điểm cá nhân, tự mình nhận thức chân lí của vấn đề được nêu. Tạo thành môi trường dân chủ để học sinh tự bộc lộ những kiến thức đã biết, những sai lầm trong nhận thức cũng như tự tìm tòi, khám phá tri thức mới.
- CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sáng kiến kinh nghiệm này triển khai các nội dung sau đây:
- Cơ sở lí luận
-
-
- Tìm hiểu vài nét về triết gia Hi Lạp cổ đại Socrats và phương pháp Socrates
- Tư duy phản biện và tầm quan trọng của tư duy phản biện với đời sống con người
- Mối quan hệ giữa phương pháp Socrates và tư duy phản biện
- Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống câu hỏi Socrates khi dạy – học Đọc hiểu các tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để phát triển tư duy phản biện cho HS
-
- Cơ sở thực tiễn
-
- Khảo sát thực trạng về hệ thống câu hỏi đọc – hiểu trong các giáo án
giảng dạy trên mạng Internet và các SKKN liên quan đến tiết Đọc – hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (chương trình Ngữ văn 12 cơ bản).
- Khảo sát thực trạng về sử dụng hệ thống câu hỏi Đọc – hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) của các GV trong tổ chuyên môn:
- Khảo sát thực trạng về vấn đề đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi khi đọc – hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) của HS lớp 12
trường THPT Phan Thúc Trực – Yên Thành – Nghệ An:
- Đề xuất giải pháp “Vận dụng phương pháp Socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi Đọc – hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa„ của Nguyễn
Minh Châu nhằm phát triển tư duy phản biện cho HS
- Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại Socrates dùng trên lớp
- Xây dựng hệ thống câu hỏi Socrates cho nhóm HS thảo luận, tranh luận
- Xây dựng hệ thống câu hỏi Socrates cho cá nhân HS tự truy vấn
- Thực nghiệm sư phạm
-
- Mục đích thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm
- Nội dung thực nghiệm
- Thời gian thực nghiệm
- Giáo án thực nghiệm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]