SKKN Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT
- Mã tài liệu: MP0202 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 636 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 80 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 80 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Một số nguyên tắc khi vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT
2. Một số biện pháp sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT
3. Tiến trình tổ chức phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
1.1. Xu hướng của GD thế giới hiện nay là chú trọng phát triển TDPB cho người học. Với GD Việt Nam, phát triển TDPB là một hướng đi hiệu quả cho mục tiêu dạy học phát triển NL của HS. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện GD – ĐT đã xác định mục tiêu trọng tâm của GD, dạy học là chuyển từ tiếp cận tri thức sang tiếp cận NL người học để có thể đào tạo những công dân đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa. Yêu cầu của thực tế hiện nay là cần dạy cho người học PP chiếm lĩnh tri thức, chứ không phải cung cấp tri thức. Vì thế, phát triển TDPB được xem là một trong những bước đi cần thiết nhằm đưa hoạt động GD, dạy học đi vào quỹ đạo phát triển NL hiện nay.
1.2. Thực tế trong học tập và trong cuộc sống hiện nay luôn chú trọng đến hoạt động tranh luận. Trên các diễn đàn, chương trình truyền hình cũng xuất hiện những chương trình hình thành và rèn luyện năng lực TDPB cho HS như Trường Teen hay Thanh niên nói. HS cần phải tự mình kiến tạo tri thức; xây dựng được chính kiến của bản thân; có khả năng đánh giá và phản biện đưa ra các lí lẽ sắc sảo, cách lập luận chặt chẽ để phản bác lại quan điểm của người khác, đồng thời bảo vệ quan điểm của mình.
1.3. Môn Ngữ văn trong hệ thống chương trình GDPT đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển các NL thiết yếu của người học, như: NL ngôn ngữ, NL thẩm mỹ, tự học và sáng tạo…. Chính vì vậy việc phát triển NL cho người học thông qua môn Ngữ văn cũng là một yêu cầu tất yếu. Ở các nền GD tiên tiến, môn Ngữ văn được xem là một trong những môn học có thế mạnh để rèn luyện TDPB cho người học. Chính vì vậy, phát triển TDPB cho HS qua dạy học đọc hiểu văn bản trong CT Ngữ văn THPT là việc làm cần thiết, phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng phẩm chất, NL người học qua môn học.
1.4. Phương pháp tranh luận phù hợp với đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nói chung và đọc hiểu văn bản nói riêng. Áp dụng phương pháp tranh luận sẽ góp phần giúp HS hiểu rõ bản chất vấn đề; phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; có quan điểm, chính kiến rõ ràng trước mọi vấn đề; rèn luyện cho các em nhìn nhận các nội dung dưới góc độ nhiều chiều; hình thành NL TDPB.
Từ thực tế trên, chúng tôi quyết định chọn thực hiện đề tài “Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT”. Chọn đề tài này, người viết muốn góp phần phát triển TDPB cho HS một cách hiệu quả, góp phần đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL của HS, hướng đến mục tiêu đào tạo những công dân năng động, sáng tạo, tự tin, đáp ứng tốt yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
1
- Điểm mới, đóng góp của sáng kiến.
– Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng PP tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển TDPB cho HS THPT, đáp ứng yêu cầu của đổi mới PP dạy học chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018.
– Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển TDPB trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng cho HS THPT.
– Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập đi sâu vào văn bản theo hướng phát triển TDPB cho HS.
– Làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt là thiết kế và tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện hành và CTGDPT môn Ngữ văn năm 2018.
– Kết quả này giúp tôi và đồng nghiệp vận dụng trong quá trình dạy học thực
tiễn, đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho HS, GV trong quá trình dạy và học.
2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu việc phát triển tư duy phản biện trong dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh THPT
Trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng đang hướng tới hình thành và phát triển NL cho HS, trong đó có NL TDPB. Thực tế quá trình học tập, ra đề kiểm tra và thi cử những năm gần đây đã chứng minh, đặc biệt GV đã ý thức phát triển TDPB cho người học trong dạy học đọc hiểu VB.
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển khả năng phản biện cho học sinh THPT trong dạy học Văn” của tác giả Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ – Hưng Yên đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển TDPB và NL phản biện cho HS thông qua đọc hiểuVB Tây Tiến (Quang Dũng).
Tương tự là bài viết “Một số biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện trong dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu” của tác giả Nguyễn Văn Thái đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 469 (Kì 1 – 1/2020), tr. 27-30. Bài viết đã đưa ra một số biện pháp dạy học VB theo định hướng phát triển NL TDPB như: Biện pháp đọc suy luận; biện pháp tranh biện; biện pháp thông qua cuộc giao tiếp văn học.
Trên tạp chí Giáo dục còn xuất hiện các bài viết của Nguyễn Thị Lệ Thanh – GV trường THPT Lê Quảng Chí, thị xã Kì Anh, tỉnh Hà Tĩnh: “Sử dụng hoạt động tranh biện trong dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho học sinh trung học phổ thông” [7, tr. 197-200] và “Xây dựng các tình huống có vấn đề trong dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh ở trường trung học phổ thông” [8, tr. 12-21] hướng tới cách thức tổ chức biện pháp thông qua một vài tác phẩm văn học trong CTPT.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu việc vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT
Thời đại công nghệ 4.0 đòi hỏi con người không chỉ có nền tảng tri thức vững chắc mà còn cần phải rèn luyện các kĩ năng, NL vận dụng tri thức vào các tình huống thực tiễn. PP tranh luận là một trong những PP dạy học tích cực đang được chú trọng trong dạy học ở trường THPT hiện nay giúp người học phát triển TDPB, thay đổi cách nhìn, góc nhìn về đối tượng, sự vật, hiện tượng xã hội.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]