SKKN Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12
- Mã tài liệu: MP0236 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 963 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 47 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 47 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2. Khả năng vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường
2.1. Những đặc trưng của môn Ngữ văn và khả năng ứng dụng môn học vào
hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường
2.2. Tiềm năng của văn bản Chiếc thuyền ngoài xa đối với hoạt động tư vấn, hỗt trợ tâm lí học đường
2.3. Thiết kế hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh lớp 12 THPT bằng việc
vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
2.3.2. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ tâm lí lồng ghép trong dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa
Mô tả sản phẩm
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Học tập và rèn luyện trong nhà trường là hoạt động chủ đạo, quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh. Dạng hoạt động này đặt ra nhiều yêu cầu về nội dung, phương pháp rèn luyện tri thức, kỹ năng, rèn luyện đạo đức, nhân cách… Để đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu cần đạt, việc huy động tối đa mọi nguồn lực, phương pháp… hỗ trợ học sinh phát triển hài hòa về thể chất, tâm lí, trí tuệ và nhân cách đã trở thành một yêu cầu căn bản. Với tính chất đặc thù, môn Ngữ văn có thể đảm nhiệm phần nào trọng trách này.
1.2. Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình lớp 12 nói riêng. Bên cạnh việc hình thành các phẩm chất, năng lực chung, môn Ngữ văn còn có nhiệm vụ hình thành phát triển ở học sinh các phẩm chất, năng lực đặc thù. Một trong những tính chất đặc thù của môn học Ngữ văn là giáo dục cảm xúc thẩm mĩ thông qua hệ thống hình tượng ngôn từ. Tình cảm thẩm mỹ ấy sẽ chuyển hóa thành tình cảm hiện thực, giúp các em, trước khi tiếp cận các giá trị lý tưởng, có một đời sống tình cảm lành mạnh, tích cực.
1.3. Văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, tập hai) là một truyện ngắn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tác phẩm thể hiện những băn khoăn trăn trở trong nhận thức của nghệ sĩ Phùng trước những tình huống nghệ thuật và cuộc đời mà anh được trải nghiệm. Câu chuyện một gia đình hàng chài với những mâu thuẫn phức tạp nảy sinh trong quá trình sống thực sự là hiện tượng phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Nhân vật Phác – con trai lớn của gia đình, cũng trạc lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông. Việc vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh là một nhiệm vụ khả thi.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ tư vấn tâm lí cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông, đặc biệt là với các đối tượng học sinh có hoàn cảnh gia đình bất hòa.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Kế hoạch dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa
- Học sinh lớp 12 THPT nói riêng, thế hệ Gen Z nói chung trong hoàn cảnh xã hội hiện tại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chúng tôi phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thuộc hai nhóm: nghiên cứu lý thuyết (tài liệu) và nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể, các phương pháp chính được sử dụng là:
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết (tài liệu).
- Quan sát.
- Điều tra.
- Thực nghiệm.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học từ lâu không còn xa lạ với mọi giáo viên trong quá trình dạy học. Việc trực tiếp tư vấn tâm lí – sức khỏe sinh sản, tư vấn hướng nghiệp… trong khuôn khổ hoạt động của nhà trường, hoặc kết hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong các cơ sở giáo dục, cơ sở xã hội đã giúp học sinh có hiểu biết đúng đắn, hỗ trợ thiết thực các em trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Để thực hiện được các buổi tư vấn hỗ trợ tự phát (do nhu cầu trực tiếp, kịp thời từ phía học sinh) hoặc có tổ chức của nhà trường… giáo viên chủ yếu vận dụng những kiến thức sư phạm từ môn Giáo dục học, Tâm lí học ở bậc Đại học. Ngoài ra họ còn tự mình tìm tòi, nghiên cứu từ các nguồn tài liệu được thu thập theo những cách khác nhau hoặc kinh nghiệm thực tiễn từ công tác chủ nhiệm, công tác Đoàn…
Chương trình giáo dục Giáo dục 2018, đặc biệt là Thông tư 20/2017/TTBGDDT (tiêu chuẩn 2, tiêu chí 7) xác định công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh là một trong những tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên trung học phổ thông nói riêng. Việc tập huấn cho giáo viên Modul 5 về Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học được thực hiện rộng khắp trên cả nước trong năm học 2021 – 2022.
Tư vấn, hỗ trợ học sinh “là hoạt động trợ giúp của giáo viên và các lực lượng khác hướng đến tất cả học sinh trong nhà trường nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lí ổn định, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản thân”. [5;6] Các chuyên gia trong quá trình biên soạn giáo trình đã sử dụng khái niệm “tư vấn và hỗ trợ” hoặc “tư vấn, hỗ trợ” với nghĩa “là hoạt động của giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lí, các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường trợ giúp học sinh và giáo viên trong hoạt động giáo dụng và dạy học”. [5;26] Những khó khăn học sinh thường gặp theo đặc trưng lứa tuổi được xác định là: học tập, định hướng nghề nghiệp, quan hệ giao tiếp xã hội (bạn bè, thầy cô và cha mẹ) và phát triển bản thân (tự ý thức, khẳng định bản thân, kĩ năng xã hội…). Thông qua hoạt động tư vấn, hỗ trợ, theo một cách nào đó, giáo viên sẽ hỗ trợ tích cực học sinh trên cả hai phương diện: giáo dục và dạy học.
Thiết lập mối quan hệ – giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè, giáo viên là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động tư vấn, hỗ trợ. Giáo viên sẽ đồng hành với học sinh trong việc giải quyết các vấn đề giao tiếp, ứng xử cụ thể như Tư vấn, hỗ trợ học sinh về kĩ năng giao tiếp xã hội; Tư vấn, hỗ trợ học sinh về việc lựa chọn cách thức ứng xử, đúng đắn, phù hợp trong các tình huống xã hội khác nhau, cách ứng xử văn hóa trong các mối quan hệ xã hội với bạn bè và người lớn; Tư vấn, hỗ trợ học sinh về kĩ năng ứng phó với những vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ với các gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác; Tư vấn,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]