SKKN Xây dựng mô hình ngôi nhà trí tuệ trường THPT góp phần phát triển văn hóa đọc và hỗ trợ triển khai các hoạt động giáo dục học sinh
- Mã tài liệu: MT0308 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 454 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng mô hình ngôi nhà trí tuệ trường THPT góp phần phát triển văn hóa đọc và hỗ trợ triển khai các hoạt động giáo dục học sinh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3. Mô hình Ngôi nhà Trí tuệ trường THPT Đặng Thúc Hứa hỗ trợ các hoạt động giáo dục học sinh.
2.3.1. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ dạy và học tiếng Anh online miễn phí.
2.3.2. Tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ với các cá nhân xuất sắc; học giả, trí thức trong và ngoài nước
2.3.3. Giáo dục HS thông qua trải nghiệm triển khai các hoạt động lan tỏa văn hóa đọc và giáo dục tại cộng đồng cho học sinh cấp học khác
2.3.4. Hỗ trợ hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
2.3.5. Tăng cường vai trò của giáo dục gia đình trong giáo dục toàn diện học sinh.
2.3.6. Thu hút các nguồn học bổng, thiết bị hỗ trợ học tập cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1. Xu thế học tập suốt đời
Báo cáo “Giáo dục thế kỉ XXI” của Hội đồng giáo dục thuộc UNESSCO năm 1997 đã khẳng định vai trò của giáo dục trong sự phát triển của xã hội và của cá nhân, đồng thời khẳng định học tập suốt đời là chìa khóa để mỗi cá nhân thích ứng với các thách thức của thế kỉ XXI. Trong bối cảnh khoa học công nghệ biến đổi mỗi ngày, giáo dục chính là chìa khóa quyết định mở ra con đường phát triển bền vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Trong cách học lấy tự học làm cốt”. Như vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; việc khuyến khích để học sinh tự học và học tập suốt đời là mục tiêu dài hạn để xây dựng cộng đồng, xã hội học tập.
1.2.Vai trò quan trọng của đọc sách, rèn luyện các kĩ năng trong quá trình phát triển mỗi cá nhân .
Trong hành trình học tập của mỗi cá nhân, nhà trường là giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể lực, trí lực, hoàn thiện nhân cách, trí tuệ; gợi mở cho các em trí sáng tạo, khám phá những chân trời mới, những hiểu biết của thế giới. Tuy vậy, cá nhân chỉ dựa vào giáo dục nhà trường là không đủ. Cá nhân chỉ phát triển khi xác định được giáo dục là nhu cầu tự thân, tiến hành thường xuyên, liên tục. Có thể nói sách là đại diện cho kho tàng tri thức của nhân loại và “Đọc sách là cách học tốt nhất”. Đọc sách là một trong những con đường giúp mỗi người có thể tự học, tự bồi dưỡng nâng cao vốn hiểu biết của bản thân, bồi dưỡng làm giàu thêm vốn sống và làm đẹp tâm hồn.
Trong kỷ nguyên số, việc giáo dục kĩ năng sống, bồi dưỡng nhận thức, tâm hồn, tình cảm cho giới trẻ, nhất là học sinh, đang được cả xã hội quan tâm, hầu hết HS cũng ngày càng ý thức cao hơn về việc tự hình thành, rèn luyện và phát triển các kĩ năng sống cho mình. Việc tạo môi trường để học sinh đọc sách và tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa tích cực và thiết thực góp phần phát triển kĩ năng cho học sinh.
- Các giải pháp phát triển văn hóa đọc trong nhà trường chưa thật sự đồng bộ, hiệu quả.
Mặc dù đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển văn hóa đọc, tuy nhiên thống kê cho thấy tỷ lệ người Việt đọc sách vẫn còn thấp. Tuy giáo dục là môi trường của sách vở; nhưng sự lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường còn gặp không ít khó khăn. Các giải pháp còn thiếu đồng bộ và chưa có tính hệ thống. Nhu cầu có một không gian đọc sách chất lượng; xây dựng môi trường để giáo viên, học sinh tự học; khơi dậy tinh thần đọc sách; học hỏi từ sách, học hỏi lẫn nhau, lan tỏa và phát triển văn hóa đọc; giúp học sinh có thêm cơ hội học tập, giao lưu sẽ là môi trường giáo dục chủ động, thân thiện và tích cực, phù hợp với định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh hiện nay.
- Xu hướng đa dạng hóa các hoạt động giáo dục, các hình thức học tập cho HS.
Sau đại dịch Covid 19, sự kết nối và ứng dụng các nền tảng số trong giáo dục đã thu hẹp khoảng cách về không gian, thời gian. Các nguồn tài nguyên học tập trở nên dồi dào nhờ internet; cơ hội để giao lưu, chia sẻ được kéo gần hơn nhờ mạng xã hội,… Trong xu hướng xây dựng nền giáo dục mở, thực học, bên cạnh việc thu hút các nguồn lực xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thì việc tìm kiếm, giới thiệu và đưa các cơ hội, hình thức học tập mới cho HS ngoài các giờ lên lớp; hỗ trợ quá trình tự học của học sinh là cần thiết và thuận lợi hơn rất nhiều. Ngoài các hoạt động dạy học theo chương trình nhà trường thực hiện nghiêm túc, cần tạo thêm các môi trường giáo dục hỗ trợ, tăng tính liên kết, mở rộng cơ hội học tập cho học sinh.
Trường THPT Đặng Thúc Hứa đóng trên địa bàn dân cư kinh tế còn nhiều khó khăn. Mức độ quan tâm, đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Việc triển khai mô hình NNTT trường THPT Đặng Thúc Hứa không chỉ huy động nguồn lực tài chính từ xã hội, tạo không gian tự học; thu hút nhân lực từ các cá nhân, tổ chức trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh; khuyến khích phụ huynh đồng hành cùng con mà còn thúc đẩy và lan tỏa tinh thần học tập suốt đời trong cộng đồng dân cư. Với những kết quả đạt được trong năm qua, chúng tôi đúc rút “Một số kinh nghiệm triển khai mô hình Ngôi nhà Trí tuệ trường THPT Đặng Thúc Hứa góp phần phát triển văn hóa đọc và hỗ trợ triển khai các hoạt động giáo dục học sinh.”.
- TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Lần đầu tiên mô hình Ngôi nhà Trí tuệ được triển khai tại trường THPT Đặng Thúc Hứa và cũng là mô hình đầu tiên trong khối THPT của cả nước.
- Các giải pháp để phát triển văn hóa đọc được xây dựng đồng bộ; gắn kết với gia đình và cộng đồng; có sự liên kết chặt chẽ với chương trình giáo dục nhà trường.
- Các hoạt động giáo dục triển khai tại NNTT trường THPT Đặng Thúc Hứa phù hợp với học sinh; tạo sự liên kết giữa các cấp học trong và ngoài địa phương; huy động được nguồn lực từ cộng đồng đóng góp cho giáo dục.
- Các giải pháp và hoạt động triển khai được đề ra phù hợp, khả thi với thực tiễn giáo dục tại đơn vị, địa phương và xu hướng đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Mục đích
- Phát triển văn hóa đọc trong học sinh, lan tỏa tinh thần đọc sách trong cộng đồng và tạo môi trường học tập, khuyến khích học sinh tự học.
- Huy động các nguồn lực về tài chính, con người của các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho hoạt động giáo dục nhà trường.
- Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập chủ động ngoài nhà trường; học tập thông qua trải nghiệm và tổ chức các hoạt động giáo dục cho các cấp học khác. – Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục. Kết nối và lan tỏa tinh thần học tập suốt đời trong nhà trường và cộng đồng dân cư.
- Đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình trong các trường học; cấp học.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp thực tiễn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]