SKKN Xây dựng môi trường sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn
- Mã tài liệu: MP0241 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10, 11, 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1286 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 46 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 46 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Xây dựng môi trường sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Lồng ghép trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn
1.1.Lồng ghép trò chơi trong hoạt động khởi động bài học
1.2.Lồng ghép trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập giúp học
sinh khắc sâu và củng cố kiến thức bài học
1.3.Sân khấu hóa tác phẩm văn học
2.Tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học
3.Tổ chức tham quan du lịch, thâm nhập thực tế
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………3
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………………..7
- Cơ sở lý luận và thực tiễn…………………………………………………………7
- Cơ sở lý luận……………………………………………………………………..7
- Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………………7
- Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường THPT Kỳ Sơn nói
chung……………………………………………………………………………….7
- Thuận lợi ……………………………………………………………………7
- Khó khăn……………………………………………………………………..8
- Thực trạng của hoạt động trải nghiệm trong môn học Ngữ văn tại trường THPT Kỳ Sơn………………………………………………………………………9
- Giải pháp……………………………………………………………………………11
- Lồng ghép trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn……………………………….11
- Lồng ghép trò chơi trong hoạt động khởi động bài học………………………12
- Lồng ghép trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập giúp học
sinh khắc sâu và củng cố kiến thức bài học…………………………………………15
- Trò chơi tập thể (Hoạt động nhóm)………………………………………….16
- Trò chơi giải ô chữ văn học…………………………………………………16
- Trò chơi ô số may mắn………………………………………………………17
- Sân khấu hóa tác phẩm văn học……………………………………………….19
- Trải nghiệm “Em là họa sĩ”…………………………………………………20
- Trải nghiệm vào vai nhà văn, diễn viên sân khấu…………………………….21
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học……………………………………23
- Tổ chức tham quan du lịch, thâm nhập thực tế……………………………………24
III. Kết quả………………..………………………………………………………28 PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………………………………30
- Kết luận…………………………………………………………………………30
- Phương hướng khắc phục các hạn chế…………………………………………30
- Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp…………………………………………33
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………35
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………44
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- HĐTNST – Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- THPT – Trung học phổ thông
- HS – Học sinh
- BGH – Ban giám hiệu
- GV – Giáo viên
- THCS – Trung học cơ sở
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, thực tế cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh sẽ hình thành được một số năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục đổi mới nói riêng và thời đại 4.0 nói chung. Có thể kể đến như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình, năng lực làm MC… Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp các em học sinh biết trân trọng giá trị cuộc sống và tự định hướng được cho tương lai của bản thân.
Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cũng đã và đang từng bước chuyển đổi cách thức cũng như mục đích dạy học cho phù hợp. Dạy học Ngữ văn vừa giúp các em có một thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, vừa có một vốn tri thức phong phú về văn hóa, văn học… để có thể ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống và học tập. Hơn thế nữa, còn khơi dậy ở các em những xúc cảm cá nhân trong khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương, hình thành và rèn luyện những năng lực Ngữ văn cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống của chính bản thân học sinh. Học
Ngữ văn hiện nay không còn chủ yếu là đi vào khai thác cái hay cái đẹp của ngôn từ, của hình tượng nghệ thuật, mà còn để cái hay cái đẹp ấy giúp học sinh có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt, sống tích cực, nhân văn. Chính vì vậy, có lẽ chưa khi nào yêu cầu trải nghiệm trong hoạt động dạy và học Ngữ văn lại cấp thiết đến thế. Với vai trò là người dẫn đường cho học trò tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên dạy Ngữ văn cũng cần vừa năng động, vừa có chiều sâu và không ngừng đổi mới sáng tạo.
Xuất phát từ cơ sở lý luận về vai trò của hoạt động trải nghiệm cũng như kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn nhiều năm của bản tại trường THPT Kỳ Sơn (Nghệ An), tôi xin được chọn đề tài: Xây dựng môi trường sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT Kỳ Sơn thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn để chia sẻ với đồng nghiệp và Hội đồng chấm sáng kiến.
- Mục đích nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực môn Ngữ văn, xây dựng môi trường sinh hoạt tập thể thông qua tố chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những biện pháp tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm tham gia vào các hoạt động thực tiễn. Đó chính là điều kiện thuận lợi cho học sinh được tìm tòi, mở rộng và nghiên cứu. Học từ trải nghiệm và bằng trải nghiệm mang lại hiệu quả giáo dục rất cao. Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục và đào tạo trong thời kì hội nhập và quốc tế hóa.
Đề tài sáng kiến đặt ra mục tiêu là: xây dựng môi trường sinh hoạt tập thể cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn thông qua tổ chức đa dạng và sáng tạo các hoạt động trải nghiệm. Qua đó góp phần hình thành và phát triển năng lực phẩm chất học sinh, đáp ứng mục tiêu chương trình GDPT 2018.
3. Phương pháp nghiên cứu – Phương pháp nghiên cứu lý thuyết + Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài để chọn lọc những những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài
+ Phương pháp hệ thống hóa
Nghiên cứu các tài liệu phân chia thành những mục theo mục đích mà mình nghiên cứu.
+ Phương pháp lịch sử
Qua việc tiếp thu, kế thừa từ các đề tài tài liệu trước đây để làm cơ sở hoàn thành đề tài này.
– Phương pháp nghiên cứu thực tế + Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Dựa trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tiến hành thu tập các tài liệu liên quan đến HĐTNST trong dạy học Ngữ văn.Thu thập tài liệu từ các nguồn như: sách chuyên khảo, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, luận văn, đề tài khgoa học và thông tin trên mạng internet. Dựa trên tài liệu thu thập được, tôi tiến hành các thao tác phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lí luận, nền tảng khái niệm cho việc triển khai nghiên cứu đề tài.
+ Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu các nguyên nhân về thực trạng tổ chức HĐTNST ở trường THPT và tìm hiểu quan điểm của đối tượng được phỏng vấn về việc tổ chức HĐTNST.
+ Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức nhằm tính toán, phân tích các phiếu điều tra hiện trạng và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng môi trường sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT Kỳ Sơn thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]