SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo)
- Mã tài liệu: MT7002 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 680 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Cát |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Cát |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Các giải pháp thực hiện:
Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên bài”
Trò chơi “ Nghe giai điệu xướng lời ca”
Trò chơi “ Đọc kí hiệu nhanh ”
Trò chơi “Chính tả tiếp sức”
Trò chơi “ Ai đố hay, ai giải hay”
Trò chơi “Thể dục đồng diễn bằng âm nhạc”
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một “ món ăn tinh thần’’ không thể thiếu của loài người, là ngôn ngữ âm thanh đặc biệt do con người sáng tạo ra để thể hiện những tình cảm trong lao động cũng như trong cuộc sống.
Âm nhạc không giúp cho ta khỏi lạnh, khỏi nóng, khỏi đói, khỏi khát cũng không giúp chúng ta chống lại vi trùng, thú dữ. Không ai ăn uống được âm nhạc. Vậy thì âm nhạc từ đâu mà có và có tác dụng như thế nào đến tình cảm, cá tính, thậm chí sức khỏe, trạng thái tâm sinh lý của con người?
Trước hết âm nhạc không phải từ trên trời rơi xuống, mà xuất phát từ trong cuộc sống. Từ thời tiền sử, tai con người đã nghe những tiếng sấm sét, tiếng núi lở, tiếng thác đổ, tiếng voi gầm ngựa hí ….Nói chung là những tiếng gây khiếp sợ. Nhưng họ cũng nghe tiếng chim hót, tiếng cây lá rì rào, tiếng suối reo… rất êm tai.
Như một bản năng, khi nhiều người khiêng một vật nặng họ cùng cất lên tiếng hô một lúc để kế hợp sức đúng lúc. Bài hát Kéo thuyền trên sông Volga được hình thành khi người lao động hợp sức kéo thuyền ngược sông. Những bài hát ru con được hình thành khi người mẹ bắt chước tiếng lá xào xạc, tiếng suối reo, cất tiếng thủ thỉ bên tai bé, mong bé ngủ ngon. Nói tóm lại, âm nhạc xuất phát từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống. Âm nhạc xuất hiện từ thời khai thiên lập địa, từ thời nguyên thủy và vẫn tồn tại, được truyền lại cho đến ngày nay. Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy âm nhạc có tác dụng như thế nào lên mỗi người và vì sao âm nhạc lại quan trọng đến thế trong việc thể hiện những tâm tư tình cảm của con người?
Ngày nay với sự phát triển của xã hội nhu cầu được nói lên tiếng nói, bộc lộ cá tính riêng của bản thân chưa khi nào lại phổ biến như bây giờ. Và âm nhạc cũng là một lĩnh vực để các cá nhân thể hiện cái tôi rõ ràng nhất. Ngoài ra âm nhạc còn có tác dụng thúc đẩy khả năng sáng tạo, có tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ vũ động viên, tính liên tưởng, tăng khả năng hòa nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng của mỗi người.
Chính vì những tác dụng to lớn mà âm nhạc mang lại, nên chưa bao giờ bộ môn âm nhạc lại được quan tâm đến thế trong các trường học phổ thông ngày nay. Tuy nhiên vì nhiều lí do, cả khách quan và chủ quan mà các em học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc đối với việc học tập cũng như những tác động của âm nhạc mang lại. Các em có thể thích xem ca nhạc, thần tượng các ca sĩ nhưng đối với môn âm nhạc trong trường học lại không mấy hứng thú và quan tâm. Phải chăng những giờ học âm nhạc còn mang tính hình thức, chủ yếu dạy lý thuyết mà không tạo ra môi trường học tập sôi nổi để các em tiếp cận một cách dễ dàng cũng như hào hứng hơn đối với bộ môn âm nhạc?
Hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng các trò chơi vào môn Âm nhạc mà chỉ có một số ý kiến của các nhà chuyên môn về việc nên đưa các trò chơi vào dạy âm nhạc. Từ đó, đa số giáo viên tự tìm hiểu các trò chơi và áp dụng vào tiết học nên chưa có sự thống nhất chung về cách thức tổ chức các trò chơi. Bên cạnh đó một số giáo viên sử dụng trò chơi chưa phù hợp hoặc thời gian trò chơi kéo dài, cần phải tổ chức cầu kì. Học sinh thay vì sau khi được chơi trò chơi sẽ thêm hứng thú và khắc sâu kiến thức lại sa đà vào việc chơi để lấy thành tích, chơi chỉ để giải trí đơn thuần nên trò chơi âm nhạc lúc này chưa thật sự mang lại hiệu quả cho giờ học.
Vì lí do này nên tôi đã tìm hiểu dựa trên một số ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu âm nhạc và mạnh dạn áp dụng một số trò chơi âm nhạc vào một số phân môn, từ đó giúp các em học sinh thêm yêu thích và có nhiều hứng thú hơn trong các giờ học âm nhạc qua đề tài:“Vận dụng hiệu quả phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc lớp 7” theo bộ sách Chân trời sáng tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
Đối với việc học tập ở trường phổ thông đặc biệt là ở lứa tuổi Trung học cơ sở (THCS), âm nhạc vừa có tác dụng kích thích sự ham muốn tìm tòi học hỏi của học sinh, nuôi dưỡng và củng cố niềm ham thích và sự tham gia của học sinh vào những hoạt động âm nhạc. Việc này giúp các em đạt được kết quả học tập tốt và có những lối cư xử đúng mực, thái độ tích cực và phẩm chất tốt hơn trong cuộc sống.
Qua thực tế, tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh khối 7 chưa có nhiều hứng thú đối với môn Âm nhạc , vì thế tiết học chưa sôi nổi và đạt hiệu quả. Khi đưa ra các trò chơi áp dụng vào các phân môn trong giờ học âm nhạc,, mục đích của tôi thông qua các trò chơi này là, học sinh thêm yêu thích và thấy môn Âm nhạc không còn là môn học lý thuyết đơn thuần và nhàm chán.
3. Đối tượng nghiên cứu
Bản thân tôi là giáo viên âm nhạc tại trường THCS …đã có nhiều năm và khi đi vào thực tế giảng dạy thì tôi nhận ra rằng, với các em học sinh Trường THCS…môn âm nhạc vẫn còn chưa được các em quan tâm đúng mức, nhận thức về tầm quan trọng của âm nhạc còn hạn chế. Vì thế các tiết học diễn ra chưa thực sự hiệu quả trong việc giúp nâng cao thẩm mỹ, đồng thời chưa phát huy hết được các tác dụng mà âm nhạc mang lại. Từ thực tế đó, trong quá trình lên lớp, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số trò chơi nhằm kích thích và gây hứng thú cho các em, qua đó nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học môn Âm nhạc.
Các trò chơi đã được tôi áp dụng và tổng hợp trong đề tài nghiên cứu : “Vận dụng hiệu quả phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc lớp 7 ’’ theo bộ sách Chân trời sáng tạo với mong muốn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về cách tổ chức một số trò chơi giúp cho học sinh khối 7 có thể học tốt hơn môn Âm nhạc và thêm hứng thú với bộ môn này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã vận dụng chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp điều tra qua khảo sát thực tế: Để xây dựng và đáp ứng được nhu cầu dạy và học phải trải qua quá trình thu thập và nghiên cứu tài liệu xử lý và tóm tắt tài liệu có liên quan đến ý tưởng, đề tài như tạp chí khoa hoc, tài liệu hội thảo chuyên đề, và một số sách tham khảo khác.
Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp.
Phương pháp thống kế.
Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong gần một năm qua, bản thân tôi nhận thấy việc dạy học môn âm nhạc góp phần không nhỏ giúp cho học sinh có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong và ngoài nhà trường giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Vì vậy , đó là nguồn động lực thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Vận dụng hiệu quả phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc lớp 7 ’’ theo bộ sách Chân trời sáng tạo.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Khái niệm trò chơi âm nhạc
Cũng giống như các bộ môn khác, khi giảng dạy âm nhạc trong trường THCS , giáo viên (GV) phải biết tận dụng các phương pháp dạy khác nhau như thuyết giảng, trình bày, phát vấn … bên cạnh các hình thức học tập của học sinh (HS) như tự nghiên cứu, thảo luận nhóm, thuyết tŕnh, biểu diễn. Riêng âm nhạc là bộ môn có thể phát huy được nhiều nhất thế mạnh về hướng dẫn trò chơi trong giờ học. Vậy trò chơi âm nhạc là gì?
Trò chơi âm nhạc là một hoạt động học tập được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi trong một tiết học âm nhạc. Tham gia trò chơi , học sinh được tìm hiểu về vấn đề , thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể hiện những hành động , những thái độ và tăng thêm hứng thú học tập thông qua một số trò chơi nào đó. Từ đó tạo ra được hiệu ứng lớn trong việc giúp các em khắc sâu kiến thức, phát triển kỹ năng và đặc biệt là phát huy tính tích cực của HS theo mục tiêu đổi mới.
Trò chơi âm nhạc có những đặc điểm sau :
Nội dung của âm nhạc gắn liền với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một phân môn âm nhạc hoặc một bài học cụ thể.
Trò chơi âm nhạc được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của một tiết học.
Sau khi tham gia trò chơi , mọi HS đều nhận được những nội dung học tập phù hợp với trình độ cũng như tâm lí lứa tuổi của các em.
Khác với các trò chơi vận động rèn luyện sức khỏe hoặc nhằm mục đích giải trí, trò chơi được sử dụng trong môn âm nhạc hướng tới sự hiểu biết âm nhạc gắn với các nội dung học tập cụ thể là môn học, bài học.
Cách thức tổ chức âm nhạc
Âm nhạc có rất nhiều lợi thế. Đây là bộ môn nghệ thuật động, nghệ thuật của âm thanh, của ca từ. Lợi thế đó rất phù hợp với nhu cầu tâm sinh lý của lứa tuổi THCS , đây là lứa tuổi hiếu động, thích được thể hiện mình. Trò chơi trong âm nhạc sẽ đưa lớp học vào một không gian đặc biệt, tạo nên được không khí sinh động trong giờ dạy. Nó chưa có ma lực cuốn hút và gây nhiều hứng thú cho học sinh kể cả những em lười học, thụ động. Không khí sôi động đó sẽ choán chỗ và đẩy lùi được cách dạy lý thuyết suông nặng nề, nhàm chán. Không mang tính hàn lâm bác học theo kiểu “ đao to, búa lớn”. Các giờ học mang “ bộ áo trò chơi” sẽ cuốn các em vào “ cuộc chơi tri thức” lành mạnh, làm giàu thêm vốn văn hóa âm nhạc phổ thông cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
Khi áp dụng trò chơi vào giờ học âm nhạc cần phải theo một quy trình nhất định: Trước hết giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu của bài học, sau đó chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho trò chơi. Bước tiếp theo là phổ biến tên trò chơi, nội dung, tác dụng và luật chơi cho học sinh. Học sinh tiến hành chơi và cuối cùng là đánh giá và thảo luận về ý nghĩa của trò chơi.
Từ trước tới nay trong văn hóa dân gian và hiện đại, trò chơi vừa là nhu cầu lớn của con người, vừa là phương tiện giáo dục hấp dẫn và hiệu quả. Vì thế những ai biết tổ chức trò chơi trong tiết học là người đó biết cụ thể hóa phương châm “ học mà chơi, chơi mà học”. Đặc biệt áp dụng trò chơi trong giờ học là phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ em, qua đó các em sẽ bộc lộ, thể hiện mình một cách tự nhiên, Với không khí tiết học vui vẻ, các em sẽ thấy giờ học trở nên hấp dẫn hơn, từ đó tiếp thu bài học một cách tích cực và hiệu quả. Các trò chơi cũng góp phần củng cố kiến thức cho học sinh và rèn luyện kỹ năng sống cho các em: có trách nhiệm, tôn trọng kỉ luật, ý chí, tinh thần đồng đội khi tham gia nhóm, đội và tôn trọng luật chơi.
Âm nhạc là một bộ môn đặc thù nên không thể có một tiết dạy nào thuần túy và lý thuyết. Trong các giờ học hát không khí lớp học cũng sẽ kém sinh động và thu hút nếu giáo viên không biết lồng ghép các trò chơi hấp dẫn vào trong tiết dạy của mình. Bằng việc chơi trò chơi, việc học Âm nhạc sẽ được tiến hành một cách sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên đồng thời giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
Trong khi tổ chức trò chơi cần phải lưu ý một số điểm sau:
Mục đích của trò chơi phải rõ ràng, thông qua trò chơi các em sẽ tiếp thu được những kiến thức gì; Nội dung của trò chơi phải gắn liền với kiến thức môn học, bài học, lớp học. Trò chơi phải đơn giản, dễ hiểu, dễ tổ chức và thực hiện; phải phù hợp với chủ đề của bài học, với quỹ thời gian, không gian lớp học và đặc biệt là không gây nguy hiểm cho học sinh.
Trước khi tổ chức trò chơi giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt, mọi học sinh đều hiểu và tham gia trò cho dễ dàng, hiệu quả. Khi chơi các em phải nắm được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi cũng như quy định của nhóm, tổ
Trong quá trình chơi không được lạm dụng quá nhiều thời gian, gây ảnh hưởng đến các nội dung khác của bài học. Trò chơi phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể tạo điều kiện để học sinh tham gia tổ chức, tự điều khiển cả quá trình chơi trò chơi: Từ chuẩn bị, tiến hành chơi và đánh giá kết quả sau khi chơi. Các trò chơi phải được thay đổi một cách hợp lý, tránh gây nhàm chán cho học sinh.
Vì thế mục đích của đề tài này là đưa ra một số trò chơi giúp giáo dục tổ chức tốt giờ dạy của mình, bên cạnh đó tăng thêm hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với bộ môn Âm nhạc. Việc chơi trò chơi trong giờ học còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.
Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn, căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa, căn cứ vào chương trình giảm tải của Bộ giáo dục, với tư cách là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và nắm vững các kiến thức về bộ môn và phương pháp giảng dạy bộ môn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Thực trạng của vấn đề
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện “Ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và nâng cao hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 7 ở Trường THCS… ’’
Thuận lợi
– Trường THCS … là một trường trung tâm chất lượng cao của huyện nhà, các em học sinh rất ngoan ngoãn, lễ phép, thật thà. Đây là trường có học sinh tuyển chọn từ các xã khác nhau nên chất lượng đầu vào của các em cao hơn so với mặt bằng chung các trường trong huyện.
– Cơ sở vật chất của nhà trường như: Sách giáo khoa, thanh phách, nhạc cụ tương đối đầy đủ.
– Nhà trường và ban giám hiệu thường xuyên quan tâm tới chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
– Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS, việc dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm. Kết quả bộ môn là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.
Bản thân giáo viên đã được tham gia nhiều lớp tập huấn của sở GD&ĐT tổ chức, vốn yêu nghê, say sưa với công tác giảng dạy, đầu tư cho chuyên môn, tìm mọi biện pháp để có giờ dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tìm cách truyền đạt cho học sinh cảm hứng trong giờ học hay nói cách khác là thổi hồn vào trong giờ học cho học sinh.
Khó khăn:
Ngoài những điều kiện thuận lợi ra vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định. Do quan điểm sai lệch về “ môn chính” và “môn Phụ”, coi trọng các môn tự nhiên, xem nhẹ các môn không chấm điểm. Đồng thời tình trạng “ Thực dụng” trong học sinh còn tồn tại khá nặng nề, thể hiện ở quan niệm rằng “ thi gì học nấy”.
Mặt khác tuy nhiên trường THCS … nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho công việc giảng dạy dù tương đối đầy đủ nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ. Nhà trường chưa có phòng học chức năng dành cho bộ môn âm nhạc, các phương tiện nghe nhìn còn thiếu ảnh hưởng không nhỏ tới việc học bộ môn này.
– Đối với học sinh khối 7 ở Trường THCS…, do đặc thù tâm sinh lý lứa tuổi nên hầu hết các em chưa tự tin, ngại thể hiện mình trước đám đông, đứng trước lớp biểu diễn còn sợ bạn bè chê cười, hoặc do mặc cảm về giọng nói đang trong thời kỳ thay đổi ở các em nam nên các em không mấy hào hứng khi học âm nhạc…
Vì vậy để giờ học âm nhạc được hiệu quả, tôi đã áp dụng một số trò chơi trong vào các tiết học qua những phương pháp được trình bày cụ thể trong phần tiếp theo.
3. Các giải pháp thực hiện.
Xác định rõ mục đích, yêu cầu học sinh cần đạt được thông qua việc chơi các trò chơi âm nhạc:
– Tăng hứng thú và niềm vui khi học môn Âm nhạc
– Nắm vững và nhớ rõ giai điệu, tiết tấu của các bài hát
– Nhớ được các tên bài hát gắn liền với tên tác giả
– Ghi nhớ các kí hiệu âm nhạc và cách sử dụng các kí hiệu đó trong từng trường hợp cụ thể
– Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau, và tự tin khi biểu diễn trên sân khấu
Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và tập đọc nhạc.
Thời gian thích hợp nhất để thực hiện trò chơi là trong các tiết ôn tập bài hát, ôn tập TĐN ở giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Mục đích khi tổ chức trò chơi này là giúp học sinh củng cố lại các bài hát, bài TĐN đã được học, bên cạnh đó trò chơi cũng kích thích kĩ năng nghe và phản xạ nhanh cho các em, giúp các em học được tính đoàn kết khi tham gia trò chơi trong tập thể.
Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên bài”.
Trong trò chơi này, giáo viên cho học sinh nghe một đoạn giai điệu bài hát hoặc bài tập đọc nhạc rồi yêu cầu học sinh đoán đúng tên bài hát hoặc bài TĐN bất kỳ, đội nào đoán đúng và nhanh nhất tên bài hát hoặc bài TĐN đó thì sẽ thắng.
– Ví dụ 1: Bài hát Vui đến trường (Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng) (trang 7 Âm nhạc 7 sách Chân trời sáng tạo)
Giáo viên chia học sinh thành 2 đội chơi sau đó cho học sinh nghe giai điệu một câu trong bài: Vui đến trường lòng rộn ràng như hoa nở. Đội nào trả lời nhanh tên bài th́ sẽ thắng.
– Ví dụ 2: Bài TĐN số 4 Mùa xuân về. (trang 34 Âm nhạc 7 sách Chân trời sáng tạo)
Giáo viên cũng chia lớp thành các đội chơi tương ứng, rồi đàn giai điệu ô nhịp 3 và 4, đội nào trả lời nhanh đó là bài TĐN sẽ thắng. Các bài TĐN cách chơi cũng tương tự.
Khi chơi trò chơi Nghe nhạc đoán tên bài, các em học sinh đều tham gia nhiệt tình, sau khi kết thúc trò chơi hầu hết các em đều nhớ chính xác tên các bài hát.
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 408
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 918
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 779
- 10
- [product_views]