Biện phát phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Bộ sách cánh diều)
- Mã tài liệu: HT3026 Copy
Môn: | Tự nhiên xã hội |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 894 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện phát phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Bộ sách cánh diều)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Đa dạng hóa nội dung bài giảng thông qua các hình ảnh, video sinh động, trực quan để gợi mở và hướng dẫn học sinh
Biện pháp 2: Vận dụng kĩ thuật “Trình bày một phút” vào các tiết dạy để giúp học sinh nắm được nội dung bài học ngay trên lớp
Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả của việc học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh
Biện pháp 4: Lồng ghép các trò chơi học tập để nâng cao hứng thú, phát triển tư duy tích cực và rèn luyện kỹ năng cho học sinh
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh chủ động xây dựng sơ đồ tư duy để nắm vững nội dung chính của bài học
Mô tả sản phẩm
- A. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiGiáo dục tiểu học là bước giáo dục cơ bản và quan trọng nhất trong nền giáo dục, giai đoạn định hình tính cách và tư duy cho các em học sinh. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là tạo một môi trường tốt nhất để học sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ về kĩ năng sống. Ở giai đoạn này tất cả các môn học đều có tầm quan trọng như nhau. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Nếu như môn Toán rèn luyện cho các em về khả năng tính toán tư duy logic thì với môn Tự nhiên và xã hội sẽ giúp các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới quan, hình thành tình yêu, tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên – gia đình – xã hội. Môn học Tự nhiên và xã hội nói chung và khối lớp 3 nói riêng có vai trò hết sức quan trọng với học sinh. Thông qua môn học này, các em có thêm những kiến thức về tự nhiên, xã hội như hiểu biết về con người, sức khoẻ, hiểu biết về một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.Trong những năm gần đây, ngành giáo dục luôn luôn có động thái đổi mới để phù hợp với học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học. Hầu hết các thầy cô khi nghiên cứu các phương pháp dạy học đều đặt ra mục tiêu giúp cho học sinh của mình chủ động tích cực hơn trong học tập. Một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy tinh thần học tập của các em học sinh đó là phương pháp phát huy tính tích cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Đây cũng là một phương pháp hướng tới mục tiêu học đi đôi với hành. Đối với môn học Tự nhiên và xã hội đòi hỏi giáo viên không chỉ đơn thuần là truyền tải kiến thức cho học sinh mà còn giúp các em biết vận dụng các kiến thức đó vào đời sống thực tế. Chính vì vậy phương pháp dạy học tích cực rất cần thiết trong việc giảng dạy môn học Tự nhiên và xã hội đặc biệt là khối lớp 3. Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy thực tế. tôi xin đề xuất “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh” để giúp các em học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 (theo bộ sách Cánh diều). 2. Mục đích nghiên cứu+ Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong hệ thống giáo dục
+ Giúp các em học sinh học tập môn học Tự nhiên và xã hội tốt hơn. Hình thành cho các em niềm yêu thích môn học từ đó các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, phát huy toàn diện năng lực, khả năng thực hành áp dụng lý thuyết vào cuộc sống
+ Giúp thầy cô có thêm phương pháp giảng dạy môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 đạt hiệu quả cao.
+ Nhận được ý kiến trao đổi, chia sẻ từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh; điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại cho hoàn thiện hơn.
+ Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự hoàn thiện mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp giúp các em học sinh lớp 3 chủ động tích cực hơn trong các tiết học môn Tự nhiên và xã hội. Các biện pháp được nghiên cứu và áp dụng trực tiếp vào các bài học trong sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 của bộ sách Cánh diều.
Học sinh lớp 3 trường …..
Năm học: …….
4. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, coi “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học cực kì quan trọng, đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, tạo tiền đề để thực hiện chiến lược “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Cùng với các môn học khác và hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Môn học Tự nhiên và xã hội nói chung và với khối lớp 3 nói riêng là là sự tổng hoà kiến thức về thế giới quan. Môn học này không chỉ quan trọng về mặt tri thức mà còn rèn luyện về phẩm chất, kĩ năng cho các em học sinh. Do đó việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên và xã hội là điều hết sức cần thiết cho quá trình giảng dạy – học tập của giáo viên và học sinh.
Trong nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Mục tiêu của việc đổi mới là giúp các em học sinh trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo để tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu tôi nhận thấy việc giúp các em học sinh phát huy tính tích cực là yếu tố cực kì quan trọng trong hoạt động đổi mới giáo dục.
Từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số “biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn tự nhiên và xã hội lớp 3” dựa theo bộ sách Cánh diều để từ đó giúp cho các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn và chủ động sáng tạo hơn trong học tập cũng như đào tạo cho các em những kĩ năng cơ bản cần có trong cuộc sống.
2. Cơ sở thực tiễn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận đã có những chia sẻ về chương trình sách giáo khoa ở nước ta trước đây được xây dựng theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, thiết kế những môn học ở các trường phổ thông cũng tựa như các lĩnh vực khoa học ngoài đời. Điều đó dẫn tới kiến thức trong sách giáo khoa chủ yếu là kiến thức khoa học, nặng tính hàn lâm, xa rời cuộc sống. Trong khi đó, kiến thức khoa học của loài người tăng rất nhanh, chỉ 4 đến 5 năm đã tăng gấp đôi về lượng kiến thức. Do vậy, phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều cổ điển không thể đáp ứng được yêu cầu. Vì lẽ đó, chương trình đổi mới sách giáo khoa lớp 3 trong đó có môn Tự nhiên và xã hội được triển khai trong năm học 2022-2023. Chương trình và sách giáo khoa mới đảm bảo tính hiện đại, hội nhập và tạo được sự chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục. Với định hướng này thì phương pháp dạy truyền thống đã không còn thích hợp để áp dụng. Để giúp các em nhanh chóng theo kịp chương trình sách mới, các thầy cô nên kết hợp việc giảng dạy với các biện pháp giúp phát huy tính tích cực của các em học sinh từ đó các em học tập dễ dàng hơn và phát triển toàn diện hơn.
Những năm gần đây chủ đề về dạy học tích cực đang là mối quan tâm của rất nhiều giáo viên. Đã có rất nhiều phương pháp được đề xuất với cùng chung một mục tiêu là đổi mới cách dạy học theo hướng thầy cô là người dẫn dắt, các em học sinh là người chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức để các em được tư duy sáng tạo nhiều hơn và phát triển toàn diện hơn. Tôi đã có tham khảo áp dụng các phương pháp dạy học cho lớp tuy nhiên vẫn còn một số bất cập dẫn đến chất lượng dạy và học chưa được cải thiện nhiều. Ngoài ra từ phía giáo viên và học sinh còn đang chú trọng môn Toán, Tiếng việt và chỉ coi môn Tự nhiên và xã hội là môn học phụ nên có phần lơ là. Trước tiết học các thầy cô chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho bài học, chỉ giảng dạy cho học sinh theo lối truyền thống sơ sài mà không có các công cụ giúp cho bài giảng sinh động phong phú. Việc học sinh học theo phương pháp truyền thống không có sự tương tác, chỉ chép đầy đủ nội dung theo yêu cầu và về nhà học thuộc đã vô tình tạo ra nhiều lỗ hổng trong giáo dục. Đối với các em học sinh do còn đang ở độ tuổi vui chơi nên chưa có được sự chủ động, tập trung cho bài học của mình. Hầu hết các em cũng nghĩ môn Tự nhiên và xã hội không quan trọng nên học tập đối phó, không có sự tư duy sáng tạo cho môn học. Khi đón các em học sinh từ lớp 2 lên lớp 3, tôi đã cho các em điền vào phiếu khảo sát về mức độ yêu thích môn học Tự nhiên và xã hội và thống kê được kết quả như sau:
Câu hỏi Có Không Số lượng % Số lượng % 1. Em thích học môn Tự nhiên và Xã hội hay không ? 12/36 33,3 24/36 66,7 2. Em cảm thấy giờ học phân môn Tự nhiên và Xã hội có lôi cuốn và hấp dẫn không 13/36 36,1 23/36 63,9 3. Em thường xuyên tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm. 12/36 33,3 24/36 66,7 4. Lớp em thường xuyên phát biểu xây dựng bài trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội. 7/36 18,4 29/36 81,6 Chính vì việc không yêu thích môn học, học tập đối phó của học sinh và phương pháp giảng dạy chưa phù hợp của thầy cô dẫn đến chất lượng học môn Tự nhiên và xã hội của các em học sinh rất kém. Tôi đã cho các em làm một bài kiểm tra để khảo sát kiến thức về môn học của các em.
ĐỀ KIỂM TRA
Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất
Nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng vì trong mũi có:
☐ Lông mũi giúp cản bớt bụi làm không khí vào phổi sạch hơn.
☐ Cách mạch máu nhỏ li ti giúp sưởi ấm không khí vào phổi.
☐ Các chất nhầy giúp cản bớt bụi, vi khuẩn và làm ẩm không khí vào phổi.
☐ Cả 3 ý trên.
Câu 2: (1 điểm) Viết chữ Đ vào ¨ trước câu trả lời đúng.
Viết chữ S vào ¨ trước câu trả lời sai.
Để phòng cháy khi đun nấu, chúng ta cần làm gì?
☐ Tắt bếp khi sử dụng xong.
☐ Không trông coi khi đun nấu.
☐ Để những thứ dễ cháy ở gần bếp.
Câu 3: (1 điểm) Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất.
Tại sao cần uống đủ nước?
☐ Để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hàng ngày.
☐ Để tránh bệnh sỏi thận.
☐ Cả 2 ý trên.
Câu 4: Đánh dấu x vào ¨ trước câu trả lời phù hợp với ý kiến của em
Em sẽ làm gì khi thấy các bạn khác chơi những trò chơi nguy hiểm?
☐ Không làm gì?
☐ Cùng tham gia chơi trò chơi đó.
☐ Báo cho thầy cô giáo và người lớn biết.
☐ Khuyên bạn không nên chơi trò chơi đó.
Phần 2: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ…. cho phù hợp.
Tủy sống, cột sống, hộp sọ, các dây thần kinh, dây thần kinh não, dây thần kinh tuỷ, não. - a) Cơ quan thần kinh gồm có:…… và………
- b) Não được bảo vệ trong……………………………. Từ não có một số dây thần kinh đi thẳng tới các cơ quan của cơ thể và ngược lại. Những dây thần kinh đó được gọi là các……………………
- c) Tủy sống nằm trong………………………. Từ tuỷ sống có rất nhiều dây thần kinh đi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và ngược lại. Những dây thần kinh đó được gọi là các…………………….
Câu 2: (2 điểm)
Để phòng tránh bệnh thấp tim, chúng ta cần làm gì?
Câu 3: (1 điểm)
Kể tên 2 hoạt động nông nghiệp mà em biết. Nêu lợi ích của các hoạt động đó?
Kết quả điểm bài kiểm tra khảo sát môn Tự nhiên và xã hội của các em như sau :
Tổng số học sinh
Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 36 4 11,1 15 41,7 10 27,8 7 19,4 Từ những bất cập trên trong quá trình giảng dạy cũng như trên thực tế hệ thống giáo dục đã có sự đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học nên bản thân tôi muốn đề xuất đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh. Bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng biện pháp phát huy tính tích cực trong học tập môn Tự nhiên và xã hội cho các em học sinh lớp tôi. Hy vọng các thầy cô tham khảo cân nhắc đưa phương pháp này vào giảng dạy để cải thiện chất lượng học tập cho học sinh.
3. Giải pháp thực hiện
Với định hướng rèn luyện cho các em học sinh tính chủ động học tập, sáng tạo tư duy và phát triển năng lực toàn diện tôi xin đưa ra một số biện pháp phát huy tính tích cực của các em.
Biện pháp 1: Đa dạng hóa nội dung bài giảng thông qua các hình ảnh, video sinh động, trực quan để gợi mở và hướng dẫn học sinh
Nội dung: Ở bậc tiểu học, tâm lý của các em học sinh còn thích vui chơi hơn là học tập. Thường thì những bài giảng lý thuyết sẽ khiến các em trở nên nhàm chán, mất tập trung. Bên cạnh đó đối với môn học Tự nhiên và xã hội là môn học tích hợp những kiến thức thực tế cuộc sống, có những phần kiến thức nếu chỉ giảng bằng lời sẽ khô khan trừu tượng, tuy nhiên nếu các thầy cô tích hợp thêm các hình ảnh video sinh động sẽ thu hút các em vào bài giảng giúp các thầy cô giảng dạy dễ dàng hơn. Ngoài ra hình ảnh mang tính trực quan, sinh động, cụ thể; giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng nhận thức và hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức với môn Tự nhiên và xã hội.
Ví dụ 1: Bài 1 “Họ hàng nội, ngoại” trang 6 – Tự nhiên và xã hội sách Cánh diều
Cách thức triển khai : Các thầy cô chuẩn bị video về các đoạn hội thoại trong gia đình cho các em học sinh xem và đặt câu hỏi để các em trả lời về tình tiết trong đoạn video clip. Thông qua video các thầy cô có thể gián tiếp để giới thiệu về bài giảng, thu hút các em học sinh bằng những hình ảnh sinh động. Các em xem video dễ hình dung kiến thức ngoài ra cần tập trung để trả lời câu hỏi của giáo viên từ đó các em được tư duy, được phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của bản thân mình.
Ví dụ 2: Bài 2 “Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình” – Trang 10 Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều
Cách thức triển khai: Bài học này các thầy cô có thể sử dụng hình ảnh để diễn tả cho các em học sinh về những ngày kỉ niệm, ngày đặc biệt trong gia đình. Từ đó giúp các em dễ dàng hiểu về ý nghĩa của những ngày kỉ niệm và ngày ấy sẽ được gia đình tổ chức như thế nào.
Ý nghĩa biện pháp: Việc sử dụng hình ảnh, video trong giảng dạy nói chung và với môn Tự nhiên và xã hội nói riêng đóng vai trò cực kì quan trọng. Khi tôi áp dụng biện pháp này, lớp học của tôi đã thay sự im lặng áp lực bằng những hình ảnh âm thanh sinh động giúp cho các em học tập sôi nổi hơn. Khi tôi chiếu các video, 100% các em học sinh tập trung chăm chú xem với vẻ mặt rất hào hứng và thích thú. Không những ghi nhớ bài học một cách tự nhiên mà các em còn ghi nhớ rất lâu về kiến thức bài giảng. Bản thân tôi cũng thường kết hợp việc cho các em xem video và đặt câu hỏi kèm những phần quà hấp dẫn để thu hút học sinh. Từ đó giúp các em tích cực chủ động trả lời câu hỏi, tư duy sáng tạo trong tiết học.
Biện pháp 2: Vận dụng kĩ thuật “Trình bày một phút” vào các tiết dạy để giúp học sinh nắm được nội dung bài học ngay trên lớp
Nội dung: Kỹ thuật “trình bày một phút” là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Kĩ thuật trình bày một phút hay còn được gọi là kỹ thuật khăn trải bàn. Vốn dĩ trong một tiết học có rất nhiều những lời giảng của thầy cô, những hình ảnh,… mà các em học sinh được nghe được nhìn. Nếu như các thầy cô không có bước cô đọng kiến thức sẽ khiến các em học sinh bị nhiễu loạn thông tin và không phân biệt được những kiến thức nào cần nhớ. Và ngược lại các em không nói ra những kiến thức mà các em tiếp nhận được thì các thầy cô cũng sẽ không nắm được học sinh của mình đã hiểu bài học đến đâu để có phương án điều chỉnh tốt nhất. Với kỹ thuật trình bày một phút sẽ giúp cho các em học sinh tích cực hơn trong giao tiếp, phát triển khả năng tư duy logic, khái quát hoá vấn đề.
Cách thức triển khai: Với kỹ thuật trình bày một phút, sau giai đoạn giảng dạy kiến thức, thầy cô đặt ra câu hỏi và phân nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm. Các nhóm sẽ cùng thảo luận và ghi ý kiến của từng bạn sau đó ghi ý kiến tổng hợp của cả nhóm ra giấy theo mô hình khăn trải bàn. Sau khi hoàn thành thầy cô kiểm tra ý kiến của các em học sinh để xem các em đã nắm rõ kiến thức bài học chưa, nếu có phần các em còn chưa hiểu các thầy cô có thể kịp thời củng cố lại kiến thức cho các em.
Các thầy cô phát phiếu trả lời câu hỏi cho các em học sinh
Ví dụ 1: Bài 3 “ Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà” – trang 14-15 Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều
Một số câu hỏi thầy cô đặt ra cho học sinh thực hiện kỹ thuật trình bày một phút:
+ Bài hôm nay nói về chủ đề gì?
+ Nguyên nhân gì gây cháy nổ?
+ Làm gì khi có hoả hoạn xảy ra?
+ Hoả hoạn gây thiệt hại gì?
+ Số điện thoại cứu hoả là gì?
Ví dụ 2: Bài 6 “Truyền thống trường em” – Trang 29 Tự nhiên và xã hội 3 sách Cánh diều
Hệ thống câu hỏi đặt ra cho các em học sinh:
+ Trường ta thành lập ngày tháng năm nào?
+ Trường ta có những thành tích gì?
+ Ý nghĩa tên trường?
+ Ai là hiệu trường đầu tiên của trường ta?
+ Ai là hiệu trưởng hiện tại ở trường ta?
+ Trường mình có điểm gì nổi bật mà các em thích nhất?
Xem thêm:
- SKKN Lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào dạy học Toán lớp 3 Nhằm nâng cao hứng thú học tập về kiến thức thực tiễn cho học sinh (Bộ sách Cánh diều)
- SKKN Lựa chọn hệ thống bài tập để giúp học sinh lớp 3 cảm thụ văn học theo bộ sách Cánh diều (W+PPT)
- SKKN Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Bộ sách cánh diều)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]