SKKN Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội

Giá:
100.000 đ
Môn: Tin học
Lớp: 10;11;12
Bộ sách:
Lượt xem: 412
Lượt tải: 2
Số trang: 33
Tác giả: Trần Thị Thanh Tâm
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn 3
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 33
Tác giả: Trần Thị Thanh Tâm
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn 3
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.2. Biện pháp sử dụng mạng xã hội an toàn

2.3.2.1 Bảo mật thông tin cá nhân:

2.3.2.2 Xác minh bạn bè

2.3.2.3 Thiết lập an toàn cho tài khoản Facebook

2.3.2.4 Thiết lập quyền riêng tư

2.3.2.5 Kiểm tra lại phần hiển thị của các thông tin cá nhân

 

Mô tả sản phẩm

1. MỞ ĐẦU 

1.1. Lý do chọn đề tài 

Internet bắt đầu ra đời năm 1974, lúc đó gọi là arpanet. Năm 1983, giao thức TCP / IP chính thức được Quân đội Hoa Kỳ áp dụng làm tiêu chuẩn và tất cả các máy tính kết nối với arpanet phải sử dụng tiêu chuẩn mới này. Vào năm 1984, arpanet được chia thành hai phần: phần đầu tiên, vẫn được gọi là arpanet, được dành riêng cho nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là quân đội, được sử dụng cho mục đích quân sự. 

Giao thức TCP / IP ngày càng thể hiện nhiều điểm mạnh của nó, đặc biệt là khả năng liên kết các mạng khác một cách dễ dàng. Chính điều này, cùng với các chính sách mở cửa, đã cho phép các mạng thương mại và nghiên cứu kết nối với ARPAnet, điều này đã thúc đẩy sự ra đời của một siêu mạng. Năm 1980, arpanet được coi là trụ cột của Internet. Một cột mốc lịch sử quan trọng của Internet được thành lập vào giữa những năm 1980 khi Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ thành lập một mạng lưới các trung tâm máy tính lớn gọi là nsfnet nhiều công ty chuyển từ arpanet sang nsfnet và do đó sau gần 20 năm hoạt động, arpanet kém hiệu quả đã bị ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Sự hình thành của đường trục nsfnet và các mạng khu vực khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của internet. đến năm 1995, nsfnet được rút gọn thành mạng nghiên cứu và internet vẫn đang phát triển. 

Với khả năng kết nối rộng mở như vậy, internet đã trở thành mạng lớn nhất thế giới, một mạng lưới xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục. kể từ đó, các dịch vụ trên internet không ngừng phát triển tạo ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. Sự phát triển như vũ bão này đã tạo ra một thời kỳ bùng nổ của các dịch vụ Internet, Internet kết nối vạn vật, điều này giúp ích cho con người rất nhiều trong cả cuộc sống nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta phát triển internet theo hướng nào để cuộc sống của con người thuận tiện hơn và an toàn hơn.  

Bên cạnh những lợi ích to lớn của mạng xã hội thì cũng không thể tránh khỏi những tác hại nguy hiểm. Vì vậy, đây là lý do tôi viết đề tài về “Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội”. 

 

 

 

 

1.2. Mục đích nghiên cứu 

Đề tài này giúp tất cả mọi người khi sử dụng mạng xã hội cần tránh những tác hại nguy hiểm. 

1.3. Đối tượng nghiên cứu 

Sáng kiến kinh nghiệm có đối tượng nghiên cứu là những hậu quả khi sử dụng mạng xã hội. 

1.4. Phương pháp nghiên cứu 

Để trình bày sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã phối hợp nhiều phương pháp như: 

nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, quan sát, điều tra cơ bản, thực nghiệm so sánh, phân tích kết quả thực nghiệm, … phù hợp với môn học thuộc lĩnh vực Tin học. 

 

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 

2.1. Cơ sở lý luận 

Thời đại ngày nay là thời đại công nghệ thông tin, tin học hình thành và phát triển như vũ bão, trong đó là mạng Internet phát triển trên toàn cầu. Vì nhu cầu khám phá thông tin của con người ngày càng nhiều nên mạng Internet đảm bảo mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực. Mạng Internet phát triển đã giúp cho con người cải thiện về mọi mặt, nhưng bên cạnh đó không thể không nói đến những hạn chế khi sử dụng mạng xã hội. 

2.2. Thực trạng 

2.2.1. Giới thiệu khái quát về trường 

Trường THPT Anh Sơn 3 là một trường thuộc miền Tây Anh Sơn, điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh thuộc đa số là vùng sâu, vùng xa, các em đi học vất vả và rất ít em học sinh có máy tính để phục vụ cho việc học. Đa số các em phải ở trọ nhà dân nên việc tự giác học của các em còn hạn chế. Trường hiện có 22 lớp, đã trang bị 2 phòng học thực hành Tin học đã được kết nối mạng Internet, có lắp đặt máy chiếu, đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ cho việc học môn Tin học của nhà trường. 

Môn Tin học đã áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong đó không thể không nói đến mạng xã hội. Vấn đề này thì được phần đa học sinh tham gia. 

 

2.2.2 Thực trạng trước khi nghiên cứu 

Bản thân tôi đã tham gia dạy môn Tin học chính khóa từ năm 2005 tại Trường THPT Anh Sơn 3 và tôi thấy nhu cầu khám phá thông tin của học sinh cũng như mọi người ngày càng nhiều, mạng Internet đã đáp ứng được mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực như: học tập, giảng dạy, quản lý, buôn bán, giải trí…Bên cạnh đó thì việc sử dụng mạng xã hội tôi thấy cũng rất nhiều điều còn trăn trở. Vậy thì làm sao để việc sử dụng mạng xã hội đảm bảo an toàn. 

2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 

2.3.1. Cơ sở lý thuyết 

2.3.1.1. Giảm tương tác giữa người với người. 

Mỗi người một điện thoại thông minh hay một máy tính kết nối mạng là có thể không nói chuyện với nhau. 

2.3.1.2. Tăng mong muốn gây chú ý 

Đăng tải những status mơ hồ nhầm câu like và view không còn là chuyện lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và notification sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn. 

2.3.1.3. Xao nhãng mục tiêu cá nhân như học tập 

Nếu một ai đó quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kĩ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. 

2.3.1.4. Nguy cơ trầm cảm 

 Các chuyên gia nghiên cứu tâm lý cho thấy: nếu một người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng dễ trầm cảm. 

2.3.1.5. Giết chết sự sáng tạo 

Việc sử dụng mạng xã hội nhiều dễ làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội, đặc biệt là Tumblr, có tác động suy giảm hoạt động não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức.  

2.3.1.6. Bạo lực trên mạng 

Thế hệ học sinh là dễ trở thành “Anh hùng bàn phím”. Các em cảm thấy thoải mái trên mạng nên các em thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu. 

Vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bất lịch sự hơn hẳn. 

2.3.1.7. Tình yêu dễ đổ vỡ 

 Mạng xã hội tưởng chừng là công cụ hiệu quả để “hâm nóng tình cảm”. Nhưng thực tế là lợi thì ít mà hại thì nhiều. Theo nghiên cứu, những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì họ càng có “tật” theo dõi mọi hành động của người ấy, dễ dẫn đến cãi vã và chia tay. 

2.3.1.8. Thường xuyên so sánh bản thân với người khác 

Việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn. Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Những gì người ta khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật của họ. 

2.3.1.9. Mất ngủ 

Ánh sáng từ điện thoại hay máy tính sẽ đánh lừa não của bạn, gây rối loạn nhịp sinh học. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần. 

2.3.1.10. Quyền riêng tư 

Từng có tin đồn các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus. Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển. 

Nguy hiểm nhất là những cuộc gọi giả mạo, lừa đảo. 

2.3.2. Biện pháp sử dụng mạng xã hội an toàn 

2.3.2.1 Bảo mật thông tin cá nhân:  

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong dạy học lập trình cho học sinh trung học phổ thông
10.11
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
Tin học
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)