SKKN Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần “Công dân với pháp luật”
- Mã tài liệu: MP0991 Copy
Môn: | GDKT&PL |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 559 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Đặng Thị Minh Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Đặng Thị Minh Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần “Công dân với pháp luật””triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Lựa chọn, xây dựng một hệ thống tình huống có tính khoa học, thiết thực, hấp dẫn
3.2. Chuẩn bị tốt các câu hỏi dẫn dắt gợi mở
3.3. Khai thác tính “vấn đề” của tình huống để hình thành năng lực điều chỉnh hành vi một cách khéo léo
3.4. Thiết kế tình huống phải đảm bảo tạo môi trường cho mọi học sinh tích cực hoạt động, tham gia vào quá trình học tập để hình thành năng lực điều chỉnh hành vi
Mô tả sản phẩm
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở THPT nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của học sinh. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.
Là một môn khoa học xã hội, môn Giáo dục Công dân (GDCD) ở các cấp bậc phổ thông có vai trò cực kỳ quan trọng. Môn GDCD trực tiếp giáo dục nhân cách, năng lực, phẩm chất, tư tưởng cho học sinh gắn liền với đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hình thành cho người lao động mới có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức đúng đắn quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Môn GDCD sẽ định hướng, điều chỉnh mọi hành vi đúng đắn của các em. Việc một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên sống buông thả, thiếu kỷ cương, vi phạm pháp luật… đang dần trở thành một thực trang gây nhức nhối đối với xã hội. Vì vậy trách nhiệm giáo dục nói chung và của bộ môn GDCD nói riêng không hề nhỏ, trong đó giáo dục đạo đức và pháp luật tuyệt đối quan trọng. Vì lẽ đó đặt ra vấn đề là phải giáo dục pháp luật cho học sinh. Cần giáo dục ngay từ đầu sẽ khiến các em hiểu, ghi nhớ pháp luật và từ đó tránh vi phạm pháp luật.
Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục ở nước ta đã chỉ rõ rằng thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông vẫn thường áp dụng các phương pháp cổ truyền. Thông báo nhồi nhét kiến thức, chưa phát huy được vai trò của giáo viên trong việc tổ chức định hướng hoạt động học tập của học sinh, sao cho họ có thể chiếm lĩnh tri thức, hậu quả là chất lượng nắm vững kiến thức của một số bộ phận không nhỏ học sinh vẫn còn ở trình độ thấp, bộc lộ nhiều yếu kém cơ bản, thiếu sáng tạo. Do đó việc dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn GDCD nói riêng không thể sử dụng duy nhất một phương pháp truyền thống, vì điều đó không đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra những công dân tương lai có suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người góp phần thực hiện “chiến lược con người”. Như đã nói ở trên chúng tôi không thể sử dụng phương pháp giáo dục truyền thống để giảng dạy một nội dung khó của GDCD. Vì vậy, cần phải có phương pháp dạy học phù hợp nhất. Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy một trong những phương pháp quan trọng hình thành năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh đó là phương pháp tình huống.
Năng lực điều chỉnh hành vi là một năng lực sống cơ bản, là khả năng con người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người. Trong môn Giáo dục công dân 12 THPT, phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh là giúp học sinh nhận thức được các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, các giá trị trong sản xuất kinh doanh và những quy định của pháp luật. Nhận thức và đánh giá được các yếu tố tác động của bản thân trong cuộc sống, học tập để từ đó có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phù hợp với quy định của Nhà nước và xã hội.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình giảng dạy, với các phương pháp đã từng thể hiện, tôi thấy việc học và tìm hiểu kiến thức Giáo dục công dân không gây được hứng thú triệt để cho học sinh. Học sinh chưa có ý thức cao trong việc tìm hiểu các kiến thức của môn học, làm cho hoạt động dạy và học không mang lại hiệu quả cao dẫn đến việc không phát huy được hết tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy, và bài giảng Giáo dục công dân của giáo viên chưa thể hiện được hết nội dung mà mình muốn truyền tải.
Nắm được những điểm yếu của học sinh tại trường mình công tác nói chung, cũng như những tồn tại và hạn chế trong phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân của bản thân nói riêng, với mục đích hình thành cho học sinh thói quen tìm hiểu kiến thức khoa học, xã hội và đời sống, hình thành cho các em cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp các em có thể vận dụng thành thạo những kiến thức ấy để giải quyết các vấn đề thực tiễn nên bản thân đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần “Công dân với pháp luật”
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
Góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh.
Hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 trường THPT Lê Viết Thuật
- Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về dạy học theo phát triển năng lực và năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh.
Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học Giáo dục công dân nói chung và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi thông qua giảng dạy môn GDCD 12, chất lượng giảng dạy bộ môn, tình hình hứng thú học tập tại trường THPT THPT Lê Viết Thuật.
Tiến hành thực nghiệm ở 6 lớp để kiểm chứng các biện pháp sư phạm trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học.
5. Tính mới và đóng góp của đề tài
- Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Lê Viết Thuật.
- Đề tài khai thác, trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng có tính hệ thống trong việc tiếp cận những tình huống pháp luật để định hướng năng lực tự điều chỉnh hành vi cho học sinh.
- Nội dung sáng kiến đề cập góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông, rèn luyện 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh theo chương trình giáo dục mà Bộ đã ban hành.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 481
- 10
- [product_views]