SKKN Nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ an thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn cụm trường
- Mã tài liệu: MP0992 Copy
Môn: | GDKT&PL |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 517 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 74 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoàng Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 74 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoàng Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ an thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn cụm trường”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm trường theo hướng nghiên cứu bài học
2 Triển khai các bước sinh hoạt chuyên môn cụm trường theo hướng nghiên cứu bài học.
3 Đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn thiện hồ sơ sinh hoạt chuyên môn cụm trường theo hướng nghiên cứu bài học.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Môn GDCD là môn học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất đạo đức và năng lực chủ yếu của người công dân thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế. Giúp học sinh có được tình cảm, nhận thức, niềm tin và bản lĩnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật dựa trên những kiến thức cơ bản, cốt lõi, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau THPT về kinh tế và pháp luật. Từ đó phát triển được năng lực thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân chủ yếu từ góc độ kinh tế, pháp luật; có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học bộ môn luôn là yêu cầu là nhiệm vụ chính đặt ra đối với GV giảng dạy GDCD tại các trường. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn học GDCD trong các trường trung học học phổ thông là vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay. Chất lượng môn học phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ thầy, cô giáo và phương pháp tổ chức dạy học giữ vai trò quan trọng. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân trên địa bàn Tỉnh Nghệ An không ngừng được bổ sung và phát triển, ngày càng được nâng cao trình độ và chuẩn hóa. Cùng với đó là các chương trình bồi dưỡng, các đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học được Sở giáo dục – đào tạo và Ban chuyên môn các nhà trường triển khai rất khoa học, hiệu quả.
Sinh hoạt chuyên môn liên trường là một hoạt động thiết thực, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của các nhà trường. Tuy nhiên, việc sinh hoạt chuyên môn ở đa số các nhà trường hiện nay đang ở phạm vi hẹp; thiếu sự giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị bạn. Vì vậy, chất lượng và hiệu quả của môn học chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra. Một thực tế cho thấy, để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, ngoài những yêu cầu riêng mang tính đặc thù, đặc điểm riêng của từng nhà trường thì rất cần sự chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, các trường bạn. Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây, bộ môn GDCD trên địa bàn Thành phố Vinh đã và đang thực hiện việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở phạm vi liên trường và bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.
Với vai trò là người tổ chức, xây dựng kế hoạch hoạt động sinh hoạt chuyên môn cho cụm trường, bản thân tôi đã cùng các đồng nghiệp giảng dạy môn GDCD THPT trên địa bàn Thành phố Vinh đã có những trăn trở, những trao đổi và mạnh dạn đưa ra những ý tưởng, phương pháp trong dạy học để tạo hứng thú cho người học và nâng cao chất lượng bộ môn. Việc sinh hoạt chuyện môn theo hướng liên trường đã được chúng tôi tiến hành thực hiện từ nhiều năm và được đồng nghiệp trong và ngoài bộ môn, BGH các trường, Chuyên viên bộ môn ghi nhận và đánh giá cao. Vì vậy, chúng tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ an thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn cụm trường”. Mặc dù hoạt động sinh hoạt chuyên môn cụm trường mà chúng tôi đang thực hiện đã đi vào nề nếp, ổn định và nghiêm túc, tuy nhiên sẽ còn có một số hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận và thực tiễn trong dạy học bộ môn GDCD, vai trò của sinh hoạt chuyên môn nói chung và sinh hoạt chuyên môn liên trường nói riêng để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài
Đề tài đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về dạy học bộ môn GDCD; khái quát lịch sử nghiên cứu và một số khái niệm liên quan đến đề tài; vai trò và tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn đặc biệt là sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường;
Đề tài đưa ra một số đánh giá về thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh hoạt chuyên môn hiện nay ở một số trường THPT trên địa bàn. Từ đó có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn và góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo để giáo viên GDCD ở các cụm trường trên địa bàn Tỉnh áp dụng thực hiện.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: Nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn cụm trường.
- Khách thể áp dụng: Giáo viên giảng dạy môn GDCD trên địa bàn Thành phố Vinh
- Phạm vi nghiên cứu: Các trường THPT trên địa bàn Thành phố Vinh
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2021- 2022 đến năm học 2022 – 2023.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, chọn lọc tư liệu; phân tích, đánh giá các nội dung liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp
+ Phương pháp điều tra: Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm yêu cầu đòi hỏi phải thu thập nhiều tài liệu khác nhau, phải phân loại và hệ thống hóa tài liệu theo một hệ thống, với những dấu hiệu cơ bản tìm ra những nét đặc thù, nét phổ biến của các cá nhân và tập thể trong hoạt động dạy và học.
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học: Là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.
+ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 481
- 10
- [product_views]