SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong chủ đề các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới – Lịch sử 10 – KNTT
- Mã tài liệu: MP0926 Copy
Môn: | Lịch Sử |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 475 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong chủ đề các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới – Lịch sử 10 – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm khơi dậy và phát triển các phẩm chất và năng lực cốt lõi, hình thành cho học sinh năng lực tự học, tư duy tích cực độc lập sáng tạo; tăng cường sự hợp tác và giao tiếp trong quá trình học tập; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 về phát triển năng lực tự học – một trong những năng lực cốt lõi cho học sinh THPT.
Việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã và đang là động lực thúc đẩy quá trình dạy học nhằm phát huy hết các năng lực của học sinh trong đó có năng lực tự học. Năng lực tự học là một năng lực quan trọng, là sự nỗ lực của chính bản thân người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự động học tập. Điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của dạy học hướng tới phát triển năng lực của người học mà trong đó năng lực tự học đóng vai trò cốt lõi trong quá trình dạy và học.
Xuất phát từ thực trạng dạy học bộ môn Lịch sử THPT đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua phương pháp dạy học theo góc.
Nhìn chung tư tưởng chủ đạo của đổi mới phương pháp là tập trung vào các hoạt động của trò; trò tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá; tăng cường giao lưu trao đổi giữa trò và trò. Tuy nhiên trên thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm. Giáo viên chưa chủ động trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là yếu tố quan trọng để bồi dưỡng và phát triển phẩm chất, năng lực cốt lõi cho học sinh. Trong đó, việc tổ chức dạy học theo góc là một phương pháp tổ chức dạy học đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các năng lực cốt lõi nói chung, đặc biệt là sự phát triển năng lực tự học cho học sinh.
Xuất phát từ vai trò của phương pháp dạy học theo góc trong việc bồi dưỡng và phát triển các năng lực cốt lõi nói chung và năng lực tự học nói riêng cho học sinh THPT thông qua tổ chức dạy học Lịch sử lớp 10. Vì vậy, tôi đã đi đến thống nhất lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong chủ đề các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới – Lịch sử 10”
2. Mục đích, phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu của đề tài: Thiết kế quy trình và sử dụng phương pháp dạy học theo góc nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề các cuộc Cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới, lịch sử 10.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu là:
+ Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lí luận phát triển năng lực tự học trong dạy học theo góc; nội dung kiến thức phù hợp việc thiết kế bài học.
+ Phương pháp điều tra về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực cho học sinh THPT.
+ Phương pháp chuyên gia thông qua việc tham vấn đồng nghiệp có kinh nghiệm, các giảng viên phương pháp dạy học bộ môn nhằm tranh thủ tiếp thu kiến thức lí luận, phương pháp dạy học theo góc nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho học sinh.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá một cách khách quan các nội dung, giải pháp của đề tài đưa ra, thống kê và xử lí số liệu để rút ra kết luận.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Tính mới của đề tài
- Đề tài đề xuất được quy trình sử dụng phương pháp dạy học theo góc để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề các cuộc Cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới, Lịch sử 10.
- Đề tài đã xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập, phiếu học tập đánh giá học sinh.
- Tính khoa học
- Đề tài đã phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể, xác thực. – Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng các phương pháp khoa học, số liệu thống kê khách quan, chính xác, trung thực.
- Nội dung đề tài được trình bày, lý giải theo từng phần, chương, mục rõ ràng, mạch lạc. Các luận điểm, luận cứ nêu ra đều có cơ sở.
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về phương pháp dạy học theo góc để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Lịch sử. – Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá năng lực tự học cho học sinh cấp THPT.
- Những đóng góp của đề tài về lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục và trong việc vận dụng vào thực tiễn với mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tạo ra một hướng đi mới trong đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử.
- Đề tài không chỉ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, giúp các em hiểu biết về kiến thức Lịch sử mà còn giúp các em phát triển năng lực tự học, thông qua đó giúp các em vững vàng trong học tập và trong cuộc sống sau này. Đó cũng là những kĩ năng cần thiết để người học trở thành người làm việc có hiệu quả trong tương lai.
- Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn
- Đề tài có giá trị thực tiễn cao, dễ dàng áp dụng vào quá trình dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử.
- Đề tài có thể ứng dụng trong giáo dục phổ thông mới và hướng phát triển tiếp theo của đề tài với dạy học bộ môn cũng như các bộ môn khác.
4. Kế hoạch thực hiện đề tài
- Năm học 2021-2022: Nghiên cứu cơ sở lý luận.
- Năm học 2022-2023: Điều tra thực trạng việc dạy học ở trường trung học phổ thông; Thiết kế quy trình tổ chức dạy học góc, bộ công cụ và tiêu chí đánh giá; Thực nghiệm sư phạm; Viết đề tài và tham vấn đồng nghiệp, chuyên gia.
Xem thêm:
- SKKN Rèn luyện một số kĩ năng thực hành môn Lịch sử cho học sinh thông qua tiết học thực hành Lịch sử lớp 10 – Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống
- SKKN Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua thực hành Lịch Sử 10- CTGDPT 2018 – KNTT
- SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Văn minh Đại Việt – lớp 10- KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 155
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 8
- 182
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 558
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 413
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 582
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 465
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 547
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 589
- 10
- [product_views]