SKKN Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10
- Mã tài liệu: MP0175 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 807 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 80 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT miền núi Nghệ An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 80 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT miền núi Nghệ An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phiên âm tác phẩm văn học dân gian ra tiếng bản địa (tiếng Thái, Hmông, Khơ mú)
2. Qua một số tác phẩm văn học dân gian liên hệ văn hóa, phong tục địa phương nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, bồi đắp tri thức văn hoá tốt đẹp của dân tộc
3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân gian gắn với văn hoá địa phương
4. Giải thích và minh họa bằng hình ảnh trực quan
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ lĩnh vực cũng như ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến đối tượng hoạt động của mình và đặc biệt trong dạy học – giáo dục, người giáo viên phải hiểu đối tượng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Không hiểu và không bám sát được học sinh thì mọi công tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ là những lý thuyết kinh điển xa rời thực tiễn, không tác động trực tiếp đến từng đối tượng cần được quan tâm.
Dạy học phù hợp với đối tượng học sinh luôn là yêu cầu, mục đích của hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm khai thác, phát huy năng lực của học sinh. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm được chỉ đạo các trường triển khai thực hiện. Vì vậy, các trường THPT miền núi Nghệ An cũng đã chủ động trong việc phân hóa, bám sát đối tượng, xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học tập để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung tâm là một xu hướng tất yếu trong giáo dục hiện đại.
Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định phương pháp dạy học. Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọn phương pháp. Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng học sinh mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học. Từ Khổng Tử cách đây hàng ngàn năm cho đến các nhà giáo dục lừng danh trên thế giới cũng đều bắt đầu từ đối tượng để dạy cho sát trình độ. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học sát đối tượng trở thành yêu cầu mỗi giáo viên trong các nhà trường phải thực hiện. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương cũng như nhà trường phải quán triệt tinh thần này. Nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các cấp đã đưa vấn đề ấy làm chủ đề để trao đổi.
Ở các trường THPT miền núi Nghệ An, học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số: Thái, Khơ mú, Hmông, Thổ sinh sống chủ yếu ở các huyện Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn… Việc dạy học sát đối tượng cho học sinh ở đây luôn là trăn trở của hầu hết của những giáo viên giảng dạy. Bởi học sinh nơi đây có những đặc thù riêng về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán, trình độ nhận thức… Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho giáo viên, nhất là giáo viên dạy Ngữ văn. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng trong quá trình dạy học người giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức cơ bản cho học sinh thì cần kết hợp, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo yêu thích khi tiếp cận môn học Ngữ văn.
Từ những lý do trên, nên tôi đúc rút sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An với mong muốn tạo niềm hứng thú cho các em khi đọc hiểu tác phẩm và thông qua phiên âm các tác phẩm văn học theo tiếng địa phương của mình (Hmông, Thái, Khơ mú) và những nét tương đồng qua các hoạt động ngoại khóa để góp phần khơi gợi, nuôi dưỡng và bồi đắp tình cảm thẩm mĩ cho các em, giúp các em tự làm giàu tâm hồn mình; tự hào và phát huy các nét đẹp văn hóa, phong tục của dân tộc, địa phương mình.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích
- Đề ra những biện pháp thích hợp với đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số để học tốt phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An.
- Tạo cho các em cơ sở tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại, vốn văn hóa, phong tục tập quán sinh hoạt của địa phương để từ đó có thêm hứng thú với bộ môn Ngữ văn.
2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ cụ thể là xây dựng được nội dung dạy học và khắc phục những khó khăn học sinh dễ mắc phải khi dạy học văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10. Trang bị, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, tự trải nghiệm và sáng tạo, giảm áp lực trong học tập. Hình thành được tình cảm, niềm tin, ý thức trách nhiệm và phát huy được tính tích cực tự giác, thôi thúc học sinh có những hành động tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Đưa ra một số số giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An.
- Tiến hành thực nghiệm đề tài đang nghiên cứu.
- Tổng kết kết quả thực nghiệm. Lấy ý kiến từ học sinh, đồng nghiệp.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh người dân tộc thiểu số khối 10 ở các trường THPT vùng cao Nghệ An.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung thực hiện nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10. Đề tài tập trung nghiên cứu một số Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chung khi tôi thực hiện đề tài này là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra quan sát.
- Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
V. Thời gian thực hiện
- Đề tài này tôi hình thành ý tưởng từ năm 2020
- Khảo sát, phát triển, đánh giá 2020, 2021
- Đúc rút sáng kiến và áp dụng năm 2021, 2022
VI. Kết cấu đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung của đề tài gồm các phần:
- Cơ sở của đề tài (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn).
- Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An – Giáo án và thực nghiệm sản phẩm.
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở của đề tài
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý luận về đổi mới phương pháp dạy học
Giáo dục nước ta đang ngày được nâng cao và đổi mới về chất lượng dạy và học. Để có được thành tích ấy, ngành giáo dục chúng ta đã áp dụng những thành tựu và học hỏi nền giáo dục của các nước trên thế giới. Một trong những thay đổi có tầm quan trọng bậc nhất của nền giáo dục nước ta đó là thay đổi phương pháp dạy học. Từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Trong công văn số 791/HDBGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 25 tháng 06 năm 2013 viết: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục tích cực. Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngoài phòng học.
Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 viết: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Nên để nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]