SKKN Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp
- Mã tài liệu: MP0200 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10, 11, 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 862 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1: Liên hệ, gặp gỡ phụ huynh và học sinh đặc biệt là ở các lớp mũi nhọn đầu cấp để thông báo về việc thành lập đội tuyển HSG, lợi ích khi các em được tham gia bồi dưỡng cũng như chính sách của nhà trường, địa phương đối với HSG
2: Thường xuyên gần gũi tiếp xúc, trò chuyện bằng nhiều kênh khác nhau để khuyến khích các em đăng kí tham gia đội tuyển dựa trên đam mê và sở thích nhằm tạo nguồn chọn lọc.
3: Song song với quá trình dạy học các lớp đầu cấp là hoạt động thăm dò, khảo sát học sinh có năng khiếu môn Ngữ văn bằng cách tham khảo ý kiến của Gv THCS và các bạn cùng học.
4: Tổ chức ôn luyện sơ bộ và tiến hành làm bài kiểm tra sát hạch để chọn ra những “ Hạt giống” tốt nhất để tiến hành bồi dưỡng
5: Các em trong đội tuyển được bồi dưỡng và tham gia kì thi HSG trường để chọn ra những em xuất sắc nhất tham gia đội tuyển HSG Tỉnh và bồi dưỡng theo kế hoạch.
Mô tả sản phẩm
Mục lục
TT | Nội dung | Trang |
1 | Phần I. Đặt vấn đề | 1 |
|
1 | |
|
1 | |
|
2 | |
|
2 | |
|
2 | |
6. Tính mới của đề tài | 2 | |
2 | Phần II. Nội dung nghiên cứu | 4 |
|
4 | |
|
4 | |
2. Cơ sở thực tiễn | 5 | |
2.1 Thực trạng | 5 | |
2.2 Kết quả khảo sát tại trường THPT Tương Dương1 | 5 | |
2.3 Nhận xét, đánh giá số liệu khảo sát | 6 | |
II. Kết quả nghiên cứu | 7 | |
1. Phát hiện và chọn học sinh tham gia đội tuyển HSG | 7 | |
2. Lập kế hoạch bồi dưỡng | 8 | |
3. Rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh thi HSG môn văn | 10 | |
3.1 Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, Nghị luận xã hội | 10 | |
3.2 Kỹ năng viết đoạn văn hay, bài văn hay, độc đáo | 16 | |
3.3 Kỹ năng nhận diện đề thi | 17 | |
3.4 Kỹ năng phân bố thời gian hợp lí | 18 | |
3.5 Hướng dẫn học sinh làm bài, sửa bài, rút ra bài học KN | 18 | |
4. Kết quả đạt được | 19 | |
4.1 Đối với học sinh | 19 | |
4.2 Đối với giáo viên bồi dưỡng | 19 | |
3 | Phần III. Kết luận | 25 |
|
25 | |
|
25 |
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Chất lượng học sinh giỏi và chất lượng mũi nhọn của một trường góp phần không nhỏ tạo nên thương hiệu của ngôi trường đó nói riêng và thương hiệu của ngành GD địa phương đó nói chung. Nó góp phần tạo động lực học tập cho các thế hệ học sinh và đặc biệt là tạo nên sự tin tưởng, niềm tin yêu của phụ huynh và xã hội vào ngôi trường đó và nền GD của địa phương để từ đó họ yên tâm gửi gắm con em mình cho nhà trường.
Đối với các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương việc thu hút được học sinh, đặc biệt là những học sinh có tố chất vào học cấp THPT gặp vô vàn những khó khăn, thách thức. Vấn đề cấp thiết đặt ra đó là, những người làm GD, các thầy cô giáo vùng cao ngoài nhiệm vụ vận động thu hút học sinh đến trường thì còn cần phải chứng minh được rằng học sinh khi đến trường sẽ được học tập tốt nhất, hiệu quả cao và đạt được chất lượng thật sự. Và còn phải chứng minh được lợi ích bền vững và lâu dài của việc học tập từ đó dần dần tạo được niềm tin để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình ở lại học tập góp phần giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, góp phần nâng cao dân trí và nâng cao vị thế, uy tín của các nhà giáo nói riêng và ngành GD nói chung.
Bồi dưỡng HSG là vấn đề không mới, đặc biệt là đối với các trường trọng điểm CLC ở miền xuôi, nhưng đó lại là vấn đề không hề dễ và là bài toán khó mà nhiều thế hệ quản lí và giáo viên các trường có điểm đầu vào thấp như Tương Dương, Kỳ Sơn loay hoay mãi mà chưa tìm ra đáp án hiệu quả nhất. Ở đây không thể bê nguyên xi và áp dụng máy móc các phương pháp, kinh nghiệm của các trường miền xuôi được. Mà đòi hỏi các giáo viên phải vận dụng kết hợp và có những phương pháp, cách làm phù hợp, phải có lộ trình lâu dài, sự mạnh dạn, kiên trì thực hiện. Đồng thời còn cần có sự thấu hiểu, sẻ chia của các cấp quản lí để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường như đã nói đạt kết quả cao. Bởi vì người giáo viên ở đây nhiều lúc phải vừa dạy vừa dỗ, phải biết kích thích, khai mở, giải thích, vận động, phát hiện, động viên, hướng dẫn, bồi dưỡng, quan tâm sát cánh, đồng sức đồng lòng với học trò.
Với những lý do trên bản thân tôi mạnh dạn đề xuất “Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp”.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng cũng như của địa phương miền núi cao nói chung thì các thầy cô giáo ngoài nhiệt tâm với nghề thì cần phải không ngừng tìm tòi, phát hiện và chia sẻ những kinh nghiệm, bài học mà chính bản thân mình trải nghiệm, chiêm nghiệm từ thực tế dạy học mà rút ra được. Dạy học ở miền núi cao xưa nay đã là một công việc khó khăn đòi hỏi “ những người gieo chữ” phải có một niềm yêu trẻ và sự hy sinh cống hiến thì việc phát hiện và bồi dưỡng những em có tiềm năng, thấu hiểu và làm chỗ dựa chắc chắn để các em phát huy hết năng lực, phẩm chất của mình lại càng là một việc khó khăn bội phần nhưng rất cần thiết phải làm.
Mặc dù với kiến thức hạn hẹp nhưng bản thân tôi muốn đề xuất, chia sẻ, trao đổi một số kinh nghiệm, để mong được học tập lẫn nhau, hy vọng bản sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp ích được ít nhiều cho các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ khi được giao nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp
- Đối tượng nghiên cứu đề tài
Học sinh đầu cấp THPT đặc biệt là học sinh ở các lớp CLC của trường, những học sinh có tố chất và yêu thích môn Ngữ Văn; những em được tuyển chọn vào đội tuyển HSG của trường những năm gần đây.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung làm rõ vấn đề cách phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi văn để đạt kết quả. Đồng thời đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp.
- Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở thực tế công việc phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm qua, đề tài vận dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh trên số liệu đạt được từ thực tế của cá nhân tác giả và nhóm Ngữ Văn THPT Tương Dương1.
- Tính mới của đề tài
Trước khi áp dụng các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp, tình hình chung ở trường THPT Tương Dương1. Đó là, gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm, phát hiện và thành lập đội tuyển học sinh giỏi. Trong rất nhiều năm trước đây đẫ có nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Ngữ văn nói riêng đã có rất nhiều cố gắng tìm tòi và đưa ra nhiều biện pháp để nhằm tìm kiếm, xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển HSG cho trường và cho bộ môn của mình. Nhưng do tình hình thực tế và đặc thù của địa phương và của đối tượng học sinh nơi đây nên cơ bản các biện pháp đưa ra là chưa thành công. Mặc dù nhà trường và các giáo viên đã rất nỗ lực cố gắng và nhiệt tình trong công việc này nhưng việc tìm kiếm những học sinh có tố chất để bồi dưỡng thành học sinh giỏi vẫn như “ Mò kim đáy biển” “ bóng câu, tăm cá”. Có khi phát hiện được một vài em có thể khả dĩ thì lại gặp nhữ khó khăn khác như đa số các em nhút nhát và thiếu tự tin và thường tìm mọi cách để thoái thác để không tham gia ôn luyện và đi thi. Thực tế có nhiều năm học sinh đã ôn luyện được một thời gian nhưng rồi lại bỏ cuộc giữa chừng hoặc đến ngày đi thi thì xin rút không tham gia. Bên cạnh đó nhiều bậc cha meh học sinh cũng chưa tin tưởng và ủng hộ và tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên và nhà trường trong việc thực hiện công việc gian khó nhưng đầy ý nghĩa này. Vì vậy, ở đề tài này ngoài việc đưa ra một số phương pháp giúp học sinh ôn luyện kiến thức, kỹ năng bản thân tôi thấy đối với đối tượng học sinh ở các trường có chất lượng đầu vào thấp nhữ THPT Tương Dương1 cần chia sẻ thêm với các đồng nghiệp về công tác nắm bắt tư tưởng, thấu hiểu tâm lí, suy nghĩ của học sinh, cha mẹ học sinh và tâm lí chung của xã hội để đưa ra được những cách làm, những bước đi phù hợp, hiệu quả để trước hết đả thông tư tưởng, nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh và của nhân dân địa phương để từ đó tạo được niềm tin, sự thấu hiểu, đồng cảm và sự ủng hộ của họ để tạo nên điểm tựa giúp người giáo viên vùng cao yên tâm, tin tưởng và có thêm nhiệt huyết và động lực để tiến hành công việc vô cùng vẻ vang nhưng cũng rất nhiều khó khăn thách thức này. Như Bác Hồ kính yêu từng nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng khó. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Sau khi áp dụng đề tài tôi thấy phần nào đã giải quyết hiệu quả của thực trạng nói trên. Việc tìm kiếm, phát hiện học sinh để tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn nói riêng và một số môn khác đã trở nên dễ giàng hơn và kết quả bồi dưỡng cũng khả quan hơn rất nhiều.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]