SKKN Một số giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
- Mã tài liệu: MP0217 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1782 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xác định loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
2. Xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26 nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
3. Xây dựng các dạng đề kiểm tra và tiêu chí kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
4. Tiêu chí kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Tổng quan và tính mới của đề tài
PHẦN HAI: NỘI DUNG
- Cơ sở khoa học của đề tài
- Cơ sở lí luận của đề tài
- 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
- Giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
2.1. Xác định loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sin
2.2. Xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26 nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
2.3. Xây dựng các dạng đề kiểm tra và tiêu chí kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
2.3. Tiêu chí kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Tổ chức thực nghiệm
3.3. Phương pháp thực hiện
3.4. Thiết kế giáo án kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
3.4.1. Đề bài kiểm tra giữa kì I
3.4.2. Đề bài kiểm tra cuối kì I
3.4.3. Đề bài kiểm tra giữa kì II
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm
PHẦN III. KẾT LUẬN
- Quá trình nghiên cứu
- Ý nghĩa của đề tài
- Phạm vi ứng dụng của đề tài
- Hướng phát triển của đề tài
- Đề xuất, kiến nghị
5.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
5.2. Đối với nhà trường
5.3. Đối với giáo viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDPT : Giáo dục phổ thông
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NLVH : Nghị luận văn học
NLXH : Nghị luận xã hội
Nxb : Nhà xuất bản
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận tri thức sang định hướng tiếp cận năng lực, phát triển phẩm chất người học. Nghị quyết 29 của Đảng đã xác định rõ “đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Trong xu thế đổi mới của giáo dục phổ thông, Ngữ văn là môn học có tính đặc thù và có ưu thế trong việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, hoạt động kiểm tra đánh giá có vị trí, vai trò rất quan trọng. Thông qua kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể nắm bắt khả năng học sinh lĩnh hội kiến thức chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với mục tiêu mình đặt ra trong giảng dạy, từ đó tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của học sinh. Kiểm tra đánh giá còn giúp người dạy nắm bắt thông tin phản hồi từ phía người học để có thể điều chỉnh quá trình dạy kịp thời và hợp lí. Qua kiểm tra đánh giá, mới có thể biết được những năng lực Ngữ văn của học sinh đã được phát triển như thế nào. Để có được sự kiểm tra, đánh giá chính xác, nhất thiết phải có hệ thống câu hỏi, đề bài phù hợp, đảm bảo mục tiêu dạy học.
Ngày 26 tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số nội dung điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học. Đây là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời giúp giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Theo đó, quy chế xếp loại, hình thức, nội dung, loại hình kiểm tra đánh giá cũng có những điều chỉnh, thay đổi, bổ sung. Tiếp thu tinh thần đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới kiểm tra đánh giá nói riêng, các giáo viên Ngữ văn hiện nay đã có ý thức cải tiến cách thức dạy học bộ môn, từ khâu chuẩn bị bài, lên lớp đến khâu kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, ở việc ra đề, đặc biệt là đề kiểm tra, đánh giá định kì giáo viên vẫn còn lúng túng, chưa thoát khỏi tâm lí lệ thuộc vào các tài liệu tham khảo. Chủ động đổi mới trong việc ra đề kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản đối với môn Ngữ văn còn là yêu cầu khá cao đối với không ít giáo viên.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, hướng đến mục tiêu đào tạo những công dân năng động, sáng tạo, tự tin, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập, chúng tôi chọn vấn đề “ Một số giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh” (áp dụng cho học sinh khối 10) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm là giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm việc làm rõ bản chất của kiểm tra đánh giá định kì, khảo sát thực tế kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT.
Đề xuất những giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT.
- Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn:
– Dùng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết để đánh giá, thẩm định những công trình nghiên cứu đã bàn bạc các vấn đề có liên quan đến đề tài.
– Dùng các phương pháp quan sát và điều tra để thu thập những dữ liệu cần thiết về kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT
– Dùng phương pháp thực nghiệm để nắm bắt và đánh giá tính khoa học, tính khả thi của kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh
- Tổng quan và tính mới của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá đã được quan tâm chú ý ở các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Vấn đề kiểm tra đánh giá định kì đã được nhiều trường THPT và các giáo viên thực hiện bằng hình thức thi chung toàn khối hoặc xây dựng đề kiểm tra cho từng lớp học dựa theo năng lực chung của lớp học. Tuy nhiên, việc vận dụng các văn bản chỉ đạo mà cụ thể là thông tư 26/2020/TT- Bộ GD&ĐT đâu đó còn mang tính chiếu lệ, riêng lẻ, hình thức và thiếu sự vận dụng linh hoạt sáng tạo. Thậm chí có nơi còn lấy luôn đề minh họa Của Bộ GD&ĐT trong tài liệu tập huấn để làm…. đề thi chung cho … an toàn. Điều đó đã dẫn đến sự máy móc, rập khuôn, thiếu mạnh dạn của giáo viên trong định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn nêu ý tưởng và triển khai đề tài, thử nghiệm triển khai một cách cụ thể, hệ thống trong các đợt kiểm tra đánh giá giữa kì, cuối kì theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Thông qua việc làm bài nghiêm túc, cầu tiến, học sinh vừa rèn luyện phẩm chất trung thực, yêu thương, chuyên cần và trách nhiệm, vừa bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và sáng tạo, năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ…
Đề tài chú trọng xây dựng hệ thống đề kiểm tra đánh giá dựa trên bảng đặc tả và ma trận đề với sự hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản tương ứng với chương trình và SGK lớp 10 hiện hành. Chúng tôi tập trung nghiên cứu các giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]