SKKN Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10
- Mã tài liệu: MP0225 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 463 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Yên Thành |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Yên Thành |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Tạo hứng thú và phát huy năng lực phẩm chất học sinh thông qua hoạt động khởi động
2.Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy văn học dân gian nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh
3.Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp
4.Sân khấu hóa tác phẩm dân gian- tăng cường hoạt động trải nghiệm
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
MỤC TRANG
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 1
- Tình hình nghiên cứu………………………………………………… 2
- Mục đích nghiên cứu………………………………………………… 2
IV.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………… 2
- Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….. 2
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận của đề tài………………………………….………..… 3
- Cơ sở lý luận về dạy học sáng tạo ………………………….…….. 3
-
-
- Khái niệm dạy học sáng tạo………………………………………… 3
- Vai trò của dạy học sáng tạo………………………………………… 3
- Các hình thức của dạy học sáng tạo………………………………… 5
-
- Cơ sở lý luận về chủ đề văn học dân gian trong chương trình Ngữ 6
văn cơ bản 10……………………………………………………………
- Hướng tiếp cận các văn bản dân gian trong chương trình…………. 6
- Sơ lược về văn bản dân gian và nội dung các văn bản dân gian trong …. 7
- Cơ sở thực tiễn…………………………..……………….………… 8
- Thực trạng dạy và học, nguyên nhân tồn tại…….………………… 8
- Thuận lợi và khó khăn……………………………………………… 10
III. Đa dạng hóa một số hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy 11
chủ đề văn học dân gian Ngữ văn cơ bản 10 …………………………
- Tạo hứng thú và phát huy năng lực phẩm chất học sinh thông qua 11
hoạt động khởi động ………………………………………………………….
- Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy văn học dân gian nhằm 15
phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh……………………..…
- Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp………………………….. 16
- Sân khấu hóa tác phẩm dân gian- tăng cường hoạt động trải nghiệm 18
- Hiệu quả đạt được……………………………………………….… 25
PHẦN C: KẾT LUẬN: ……………………………………………….. 28
GIÁO ÁN MINH HỌA: ………………………………………………. 28
MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Như chúng ta đã biết chương trình Giáo dục phổ thông mới đặc biệt đề cao đến tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học, học sinh được đặt vào trung tâm của hoạt động học. Bài toán đặt ra cho người dạy là cần thay đổi phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy học sáng tạo là việc lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên là người nêu và gợi mở lên vấn đề bằng nhiều cách khác nhau nhằm mang lại sự hào hứng, sự tự giác cho học sinh. Như vậy, học sinh sẽ tự học, tự nghiên cứu, tự trình bày và giải quyết các vấn đề để đưa ra kết luận cụ thể. Phương pháp này tăng cường sự kết nối, thực hành giữa các học sinh trong môn học, tiết học. Học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức, thông qua việc tự mình tư duy và tìm tòi khám phá. Giáo viên áp dụng nhiều hình thức khác nhau để gợi mở vấn đề, vấn đáp, tương tác, thảo luận nhóm hay chơi các trò chơi… đánh thức sự tự suy luận, tự tìm tòi và ý thức tự học của học sinh. Để thực hiện được một tiết học sáng tạo, cả giáo viên và học sinh phải vượt qua được những giới hạn của bản thân. Hơn nữa, sáng tạo trong dạy học hiện nay còn có vai trò như một sự chuẩn bị để giáo viên, nhà trường bước vào chương trình giáo dục phổ thông mới một cách chủ động.
Văn học không chỉ là môn học mà nó còn là cuộc sống. Sáng tạo trong dạy học ở các môn học khác đã khó, sáng tạo trong dạy học Ngữ văn lại càng khó hơn. Người thầy sáng tạo phải là người truyền lửa sáng tạo cho học sinh. Trong vai trò là người chỉ huy, hướng dẫn người dạy phải truyền tải được kiến thức bài học giúp học sinh phát triển những năng lực đặc thù của môn học, đó không chỉ là nghe- nói- đọc- viết mà còn nắm vững giá trị thẩm mĩ nằm trong bề sâu của câu từ, hiểu rõ thông điệp của nhà văn. Đồng thời qua bài học, học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống, rèn luyện kỹ năng sống qua đó phát triển một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ và rèn luyện trở thành một con người năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những yêu cầu của thời đại mới. Điều đó cho thấy, một tiết học nhàm chán thì không mang lại kết quả, không đạt được mục tiêu một cách tròn trịa. Cách dạy truyền thống như: thầy đọc trò chép, dạy nhồi nhét, thầy thuyết giảng như một nhà nghiên cứu khoa học cần phải thay đổi. Sáng tạo trong dạy học Ngữ văn sẽ xóa bỏ được những điều xưa cũ, đó là sự nặng nề, khô khan, nhàm chán và buồn ngủ thay vào đó là sự hào hứng, sôi nổi, tích cực và đạt hiệu quả cao.
Từ thực tế giảng dạy nhiều năm của bản thân cũng như việc đi dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dạy học phát triển năng lực cho người học rất cần thiết, được xem như mục tiêu cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, ở phân môn Văn học, học sinh được học nhiều văn bản với dung lượng khá lớn, lượng kiến thức tương đối nhiều với nhiều thể loại khác nhau, do đó đòi hỏi thầy cô phải sử dụng những phương pháp, kỹ thuật tích cực vào dạy học, đặc biệt là khi dạy các tác phẩm văn học dân gian.
Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Văn học dân gian là bộ phận văn học phong phú về cả nội dung lẫn thể loại. Vì thế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bộ phận văn học này. Riêng trong lĩnh vực giảng dạy, hầu hết giáo viên chỉ mới đề cập đến phương diện văn bản, tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh chưa được chú trọng ở mức cao. Các năng lực đặc thù ở học sinh chưa được hình thành, chưa hướng người học đến một môi trường văn hóa dân gian sống động.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
“Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10 ”, nhằm đưa ra những hình thức dạy học hiệu quả nhằm khơi gợi sự thích thú, say mê, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh . Đồng thời, giúp học sinh hiểu rõ về cội nguồn, truyền thống tốt đẹp của cha ông thuở xưa, biết vận dụng kiến thức hữu ích vào hoạt động diễn xướng, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn ngày càng tươi đẹp.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT tại đơn vị tôi công tác trong thời gian năm học 2020- 2021 và 2021- 2022.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi hướng đến việc “Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10” ( Ban cơ bản).
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp điều tra, quan sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp xử lí thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
- Cơ sở lý luận về dạy học sáng tạo
1.1. Khái niệm dạy học sáng tạo.
Sự sáng tạo là khả năng nhìn nhận thế giới xung quanh theo một góc nhìn mới, kết nối các sự vật hiện tượng rời rạc lại với nhau để từ đó nảy sinh ra những sáng kiến độc đáo, hữu ích.
- Hay theo như PGS.TS Phan Dũng: “Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi (trong phạm vi áp dụng cụ thể)”
Sáng tạo là đi tìm cái mới, cách giải quyết mới mà trước đó chưa được nhắc tới. Đó cũng chính là tiêu chí hướng đến của nhiều lĩnh vực trong đó sự sáng tạo dạy học sẽ góp phần phát triển năng lực của học sinh, khơi dậy niềm đam mê, hứng thú của người học. Dạy học sáng tạo sẽ là bước đệm quan trọng trong việc chuyển đổi của giáo dục. Mà trong đó, người giáo viên đóng vai trò cốt lõi, đóng góp vào sự thành công của mỗi phương pháp dạy học mới.
Như vậy hiểu đơn giản dạy học sáng tạo là giáo viên đưa ra những cách thức mới mẻ vận dụng vào tiết học để truyền tải những kiến thức bài học vào trong thực tế, biến những tri thức hàn lâm trở nên gần gũi để học sinh áp dụng vào thực tiễn một cách dễ dàng nhất.
1.2. Vai trò của dạy học sáng tạo
Trong hai bài diễn thuyết trên TED talk, Sir Ken Robinson đã nêu lên tầm quan trọng của sáng tạo trong nền giáo dục ngày nay đó là “Liệu rằng trường học đã giết chết sự sáng tạo” và “Làm thế nào để có thể thoát khỏi thung lũng chết của giáo dục”. Để làm được điều đó, có lẽ chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều công việc, nhưng trong đó quan trọng nhất vẫn là hoạt động dạy học, giáo viên – người có thể tạo dựng được môi trường học tập sáng tạo – người thực hành các phương pháp giảng dạy sáng tạo – người là hình mẫu và truyền cảm hứng cho học sinh về sự sáng tạo.
Trước sự phát triển như vũ bão của thời đại thì các phương pháp dạy học truyền thống sẽ được thay thế. Người dạy cần phải đổi mới mình từng ngày và người học cũng phải thực hiện tốt nhiệm vụ“ đồng sáng tạo” để tạo ra những giờ học sáng tạo. Như vậy, sáng tạo trong dạy học có vai trò rất quan trọng.
Trước hết, sáng tạo trong dạy học sẽ tạo nên niềm vui và sự hào hứng cho học sinh. Các lớp học sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh học tập trong niềm vui. Các hoạt động giảng dạy như kể chuyện, diễn kịch, thiết kế mô hình… sẽ giúp học sinh học tập mà không cảm thấy bị áp lực. Học sinh sẽ có cơ hội tương tác với các bạn, nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên, được thể hiện bản thân, được lắng nghe và chia sẻ. Chính điều đó khiến cho việc học không còn cảm giác nhàm chán, nặng nề.
- Không giống như các phương pháp giảng dạy truyền thống, các lớp học sáng tạo cho học sinh cơ hội thể hiện bản thân. Cho dù đó là cuộc tranh luận hoặc thảo luận trong lớp học hoặc các chuyến đi thực địa, học sinh có cơ hội bước ra khỏi vùng an toàn và thể hiện bản thân. Việc có cơ hội được thể hiện sẽ mang lại cho học sinh cảm giác sung sướng và có động lực học tập.
- Sáng tạo có thể kích thích khả năng tư duy tưởng tượng ở học sinh. Đó là lý do tại sao giáo viên thúc đẩy các hoạt động như câu hỏi mở, hoạt động nhóm, các buổi thảo luận, tranh biện. Một số giáo viên khéo léo sử dụng các kỹ thuật này để dạy những bài học khó để khiến học sinh học một cách vui vẻ và dễ dàng. Các câu hỏi mở sẽ mở ra một thế giới tư duy giàu trí tưởng tượng và học sinh có thể đưa ra những câu trả lời sáng tạo.
- Sự sáng tạo rất quan trọng đối với sự phát triển cảm xúc của học sinh. Học sinh phải học cách tương tác và thể hiện bản thân trước các bạn xung quanh. Sáng tạo cho học sinh tự do khám phá môi trường xung quanh và học hỏi những điều mới. Học sinh sẽ luôn thích một khung cảnh lớp học giúp chúng khám phá tự do mà không có bất kỳ ranh giới nào. Khi học sinh có thể thể hiện cảm xúc thật của mình một cách sáng tạo trong lớp học, chúng sẽ cảm thấy tự tin hơn.
- Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề: Các hoạt động động não sẽ kích thích các kỹ năng giải quyết vấn đề ở học sinh. Sáng tạo thực sự có thể thay đổi cách học sinh tiếp cận một vấn đề, suy nghĩ sâu và giàu trí tưởng tượng hơn. Với cách này, học sinh có thể đưa ra được nhiều giả thuyết và giải pháp khác nhau, được thử, sai là làm lại để từ đó thực sự làm chủ quá trình học tập của bản thân.
- Cải thiện sự tập trung và sự chú ý: Khoảng chú ý hoặc tập trung trung bình của một học sinh ở bậc tiểu học chỉ khoảng vài phút, đối với các lớp trên cũng không quá 10 phút. Các phương pháp giảng dạy truyền thống thường gây nhàm chán khiến học sinh cảm thấy buồn ngủ, mất tập trung. Các chiến lược giảng dạy sáng tạo sẽ cải thiện sự tập trung và sự chú ý của học sinh, từ đó khiến thời gian dành cho việc học trở nên hiệu quả hơn.
- Việc tìm được điều là niềm đam mê và theo đuổi nó chính là yếu tố tạo nên thành công trong cuộc sống. Trong các lớp học sáng tạo, học sinh được học tập với các hoạt động học tập đa dạng dựa trên thế mạnh của người học. Học sinh có cơ hội
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]