SKKN Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
- Mã tài liệu: MP0280 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1747 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2. Nội dung: “Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực”
2.2.1. Một số phương pháp dạy học tích cực khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám
a. Phương pháp vấn đáp
b. Phương pháp thảo luận nhóm
c. Phương pháp đóng vai
2.2.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám
a. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
b. Kĩ thuật “Lược đồ tư duy”
c. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
I.Thông tin chung về sáng kiến…………………………………………………………….. | 3 |
II. Mô tả sáng kiến ……………………………………………………………….. | 3 |
1.Tình trạng các giải pháp đã biết…………………………………………………………. | 3 |
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến……………………………. | 7 |
2.1. Mục đích của giải pháp…………………………………………………. | 7 |
2.2. Nội dung: “Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực” | 7 |
2.2.1. Một số phương pháp dạy học tích cực khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám | 8 |
a. Phương pháp vấn đáp | 8 |
b. Phương pháp thảo luận nhóm | 10 |
c. Phương pháp đóng vai | 13 |
2.2.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực khi đọc hiểu văn bản Tấm Cám | 15 |
a. Kĩ thuật “Các mảnh ghép” | 15 |
b. Kĩ thuật “Lược đồ tư duy” | 16 |
c. Kĩ thuật “Khăn trải bàn” | 18 |
2.3. Tính mới của giải pháp…………………………….……………………. | 20 |
2.4. Giáo án thực nghiệm (Minh chứng cụ thể)……………………………… | 21 |
3. Khả năng áp dụng của giải pháp………………………………………….. | 39 |
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp………………………………………………………………………… | 39 |
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không……… | 40 |
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không…………………………………. | 40 |
7. Các điều liện cần thiết để áp dụng sáng kiến……………………………… | 40 |
8. Tài liệu gửi kèm; ảnh/video……………………………………………….. | 41 |
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền………………….. | |
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… |
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein đã từng phát biểu: “Tôi không dạy học trò, tôi chỉ cung cấp điều kiện học tập để họ có thể tự học”
Rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần được chú ý đến trong ngành giáo dục hiện nay. Trong thời đại “thế giới phẳng” ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì đồng thời với đó mở ra nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những thách thức đối với đội ngũ giáo viên. Trong bộ môn Ngữ văn nói chung và trong dạy học phần Văn học dân gian Việt Nam nói riêng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là vô cùng quan trọng. Muốn tạo được điều đó thì các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học là điều không thể thiếu. Kĩ thuật dạy học tích cực sẽ giúp học sinh tìm hiểu, khám phá tác phẩm đạt hiệu quả cao. Do vậy việc vận dụng linh hoạt phương pháp và kĩ thuật dạy học trong giờ Ngữ văn là một vấn đề thiết thực cần được chú ý đến, là một nhiệm vụ quan trọng đối với người giáo viên.
Văn bản Tấm Cám nói riêng và các truyện cổ tích nói chung không còn là mới lạ đối với học sinh. Bởi đó là những câu chuyện gắn bó với mỗi người từ thời thơ bé qua lời kể của bà, của mẹ. Nhưng cũng vì như thế nên cái khó của người dạy là phải làm sao tạo được hứng thú cho học sinh trong những tiết học này, để các em thấy được cái mới lạ của truyện so với những điều mà các em đã biết. Để làm được điều đó đòi hỏi người thầy phải có được những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo hứng thú, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh để từ đó các em cảm nhận hết được các tầng ý nghĩa của văn bản. William A.Warrd nhận định : “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Giáo viên muốn học sinh của mình học tập đạt hiệu quả thì trước hết phải tạo được hứng thú học tập qua từng tiết dạy, học sinh phải thích thú khám phá thì mới thể hiện những năng lực của bản thân.
Và chúng ta cũng đã từng rất sửng sốt, rồi tỉnh thức với cách người Mỹ dạy câu chuyện “Cô bé lọ lem” cho học sinh.
Ta thấy rằng cũng cần phải thay đổi, cũng phải dạy học sinh của mình theo những cách tuyệt vời như thế bằng việc tích cực thay đổi tư duy, phương pháp, kĩ thuật trong dạy học.
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người học, từ đó rèn luyện thói quen và kĩ năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau như thế nào, đồng thời tạo niềm vui và hứng thú cho học sinh trong học tập, chứ không phải phát huy tính tích cực của người dạy. Vì thế, nhiều kĩ thuật giảng dạy tích cực được đưa vào ứng dụng trong hoạt động dạy học nói chung, trong giờ giảng văn nói riêng. Để dạy học theo phương pháp tích cực thì người thầy phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy học theo phương pháp thụ động. Hơn nữa, do đặc thù của phân môn: tác phẩm văn chương là một bức tranh phản ánh đầy đủ và sinh động hiện thực cuộc sống. Do đó, khi tiếp xúc với tác phẩm mỗi cá nhận sẽ có một cảm nhận riêng. Trong giờ giảng văn, muốn phát huy hết năng lực tư duy, khả năng tìm tòi phát hiện, nhận thức xã hội hay sự sáng tạo của học sinh, người dạy phải linh hoạt vận dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với từng giờ dạy, từng đối tượng học sinh.
Trong quá trình dạy học văn bản Tấm Cám nói riêng và các tiết phần Văn học dân gian Việt Nam nói chung trong môn Ngữ Văn trường THPT, tôi và các đồng nghiệp trong tổ bộ môn vẫn sử dụng phổ biến các hình thức, phương pháp dạy học như sau:
Giáo viên tiến hành triển khai nội dung các tiết văn học dân gian Việt Nam theo thứ tự các phần : dạy phần Tiểu dẫn, phần đọc hiểu văn bản, cho học sinh luyện tập, củng cố bài học…Giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài theo các gợi ý trong sách giáo khoa.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]