SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua hình thức khai thác tranh, ảnh, video trong dạy học môn Ngữ văn THPT
- Mã tài liệu: MP0282 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10, 11, 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 726 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Yên Bái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Yên Bái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua hình thức khai thác tranh, ảnh, video trong dạy học môn Ngữ văn THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Sử dụng tranh ảnh, video trong hoạt động khởi động bài học
2. Sử dụng tranh ảnh, video để minh họa, tìm hiểu một chi tiết, một nội dung bài học.
3. Sử dụng tranh ảnh, video để giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức bài học
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | Nội dung | Trang |
I. | THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN | 1 |
II. | MÔ TẢ SÁNG KIẾN | 1 |
1. | Tình trạng các giải pháp đã biết | 1 |
2. | Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến | 3 |
3. | Khả năng áp dụng của giải pháp | 17 |
4. | Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp | 17 |
5. | Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu | 22 |
6. | Các thông tin cần được bảo mật | 22 |
7. | Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến | 22 |
8. | Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến | 22 |
III. | CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN | 23 |
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
- Tình trạng các giải pháp đã biết
Những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện thành công bước đầu việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động tiếp cận và phát triển các năng lực của học sinh còn nhiều chuyện tiếp tục phải suy nghĩ, trăn trở…Vì thế để có giờ dạy Ngữ văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, người GV phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và tổ chức giờ dạy. Mỗi GV chúng ta không ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà ai cũng muốn rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành công và đó là một sự cố gắng rất lớn. Chính GV phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể khơi dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi HS trong lớp. Bởi vì mỗi bài học được lựa chọn đưa vào chương trình học đều thể hiện mục tiêu chung của bộ môn, thể hiện được ý đồ người biên soạn. Mỗi cá nhân HS lại là một chủ thể tiếp nhận cá biệt, nên sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của GV với HS là chưa đúng với bản chất dạy và học theo tinh thần phát triển năng lực và phẩm chất người học mà phải hướng đến sự phát triển toàn diện của HS. Hoạt động dạy-học Ngữ văn không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động; phát triển 3 năng lực chung và 2 năng lực đặc thù của bộ môn. Những năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới theo 5 bước: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng. Trong đó hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho
học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Nó như phần nhạc dạo của một ca khúc góp phần định hướng thái độ hát như: nhiệt tình sôi nổi hay sâu lắng thiết tha vì thế giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. …Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, năng về kiến thức… Bởi thế tôi đã rất trăn trở để tìm ra những hình thức tổ chức hoạt động này có hiệu quả nhất, thiết thực, gần gũi nhất với nội dung bài học tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập học tập môn văn bằng việc sử dụng một số biện pháp “ Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua hình thức khai thác tranh ảnh, video trong dạy học môn Ngữ văn cấp THPT” .Có thể nói việc dạy văn cho học sinh hiện nay gắn liền với những vấn đề sau đây:
Về phía người dạy: Dạy văn theo kiểu đọc chép: Giáo viên đọc, học sinh chép hoặc giáo viên giảng và ghi trên bảng, học sinh chép theo. Kiểu dạy này làm cho học sinh tiếp thu kiến thức ngữ văn một cách thụ động, không tạo được sự hứng thú trong mỗi tiết học.Dạy nhồi nhét: Giáo viên dạy toàn bộ nội dung, không có chọn lọc về vấn đề trung tâm, không nêu ra vấn đề cho học sinh trao đổi vì sợ không kịp chương trình, sợ không giảng dạy hết nội dung cho học sinh, ảnh hưởng đến việc thi cử.Dạy ngữ văn như một nhà nghiên cứu văn học: Giáo viên dạy ngữ văn theo cách của một nhà nghiên cứu văn học, chú trọng vào việc phân tích tâm lý, kỹ thuật sử dụng ngôn từ hay phương pháp sáng tác… Trong khi đó, học sinh chỉ cần đọc hiểu tác phẩm dưới vai trò của một độc giả bình thường, hiểu rõ được ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm.
Về phía học sinh: Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu hứng thú, chỉ học theo hình thức đọc thuộc để đối phó nên không phát huy được tính sáng tạo cũng như chủ động trong việc tìm tòi, khám phá kiến thức.Học sinh không hình thành thói quen tự học: Học sinh không chủ động tìm kiếm kiến thức trong sách giáo khoa, không nắm được đâu là kiến thức trọng tâm, không phân biệt được đâu là vấn đề chính và phụ, không phát triển từ cái đã biết để tìm ra câu trả lời cho cái chưa biết.Thiếu sự tương tác giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh: Trong quá trình giảng dạy và học tập, giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy, học sinh lại quan tâm đến việc ghi chép bài nên thiếu đi sự tương tác lẫn nhau. Nếu tăng cường được sự tương tác có thể nhắc nhở, bổ sung kiến thức cho nhau, từ đó làm cho kiến thức trở nên toàn vẹn hơn.Thiếu sự hứng thú và đam mê với việc học: Học sinh không có hứng thú, niềm đam mê với tiết học ngữ văn, dẫn đến việc học tập không hiệu quả.
Nguyên nhân của thực trạng trên, có thể kể đến như: Giáo viên không xem học sinh là chủ thể của hoạt động học ngữ văn, không trao cho học sinh quyền chủ động trong học tập.Dạy học theo phương pháp cũ, chủ yếu là diễn giảng, bình và giảng.Chú trọng về dạy lý thuyết, ít tiết thực hành và không trau dồi khả năng cảm nhận văn học cho học sinh.Dạy học theo kiểu áp đặt, buộc học sinh phải học thuộc kiến thức mà giáo viên truyền dạy.Chưa xem việc dạy học tác phẩm văn học chính là dạy học đọc văn.Dạy văn nghị luận theo phương pháp làm văn theo các đề có sẵn và đề văn mẫu.Chưa có khái niệm về việc đọc nên không đưa ra được biện pháp dạy đọc văn hoàn chỉnh và hiệu quả nhất. Còn về phía HS: một bộ phận không nhỏ HS ngày càng có xu hướng không thích học văn vì cho rằng đây là môn học thuộc, dài, khó học. Một số em chưa thật sự mạnh dạn, nhận thức quá kém so với các bạn cùng trang lứa nên có tâm lí tự ti, mặc cảm, không dám trình bày ý kiến của mình vì sợ sai các bạn chê cười dẫn đến kết quả học tập không cao. Sự phát triển của công nghệ thông tin, các trò chơi điện tử khiến các em sao nhãng chuyện học hành.
Từ những thực trạng dạy học trên và kinh nghiêm dạy học nhiều năm của bản thân, tôi đã lựa chọn biện pháp “ Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua hình thức khai thác tranh ảnh, video trong dạy học môn Ngữ văn cấp THPT” để nâng cao hiệu quả của dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Mục đích của (các) giải pháp: Đánh giá được thực trạng việc học tập môn ngữ văn của học sinh ở trường Trung học phổ thông Cảm Nhân.
Thông qua hoạt động khai thác tranh ảnh, video trong dạy học tiếp thu bài có hiệu quả hơn và giảm bớt được sự khô khan của môn học, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi các nội dung liên quan đến bài học để tìm ra hướng giải quyết phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng của giờ học.
Sáng kiến có khả năng ứng dụng ở phạm vị rộng với các trường trên địa bàn các trường THPT trên địa bàn các huyện tỉnh Yên Bái. Từ ngày 10 tháng 9 năm 2021 đến ngày 20 tháng 5 năm 2022.
Nội dung , giải pháp tìm ra những cách thức tổ chức dạy học hiệu quả nhất trong việc thực hiện đề tài nhằm hình thành ý thức học tập tốt nhất cho học sinh. Cần lựa chọn và sử dụng các phương tiện, hình ảnh trực quan phù hợp với nội dung của tiết học, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực, sở trường của giáo viên, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường.
2.1. Một số giải pháp khai thác hiệu quả tranh ảnh, video trong dạy học Ngữ Văn cấp THPT
2.2 Sử dụng tranh ảnh, video trong hoạt động khởi động bài học
Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút đối với bậc Trung Học; bao gồm 5 hoạt động cơ bản:
- Hoạt động khởi động
- Hoạt động hình thành kiến thức
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]