SKKN Biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 (KNTT) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT6053 Copy
Môn: | NGỮ VĂN |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức với cuộc sống |
Lượt xem: | 517 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thiệu Vân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thiệu Vân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 (KNTT) (W+PPT)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1.Tạo hứng thú trong khâu giới thiệu bài
1.2. Tạo hứng thú trong khâu phân tích ngữ liệu
1.3. Tạo hứng thú trong khâu làm bài tập nhanh
Mô tả sản phẩm
1. Tên báo cáo biện pháp:
Biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
2. Tác giả:
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Trong bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là phân môn Tiếng Việt có tầm quan trọng đặc biệt. Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, Tiếng Việt là một công cụ giao tiếp và tư duy, nên môn Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp: tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Đây cũng là định hướng cơ bản thiết thực trong chương trình đổi mới GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT. Chỉ khi các em hào hứng, sôi nổi và chủ động muốn tìm tòi, nghiên cứu thông tin thì mới dễ dàng tiếp nhận và nhớ lâu hơn về kiến thức. Chính vì yếu tố này mà bộ sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống đề cập đến những ví dụ, minh họa gần gũi, bám sát thực tế để tăng cường sự say mê, yêu thích môn học cho các em.
Từ đó tôi đã không ngừng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề. Một phần giúp học sinh có hứng thú học tập và học tập tốt hơn môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập chung trong toàn trường. Trong phạm vi của một biện pháp nhỏ, tôi xin mạnh dạn đề cập đến “Biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 6 của trường THCS …
Một phân môn vốn được xem là khó học, là khô khan.
3. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu “Một vài biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh lớp 6 của trường THCS … trong giờ học Tiếng Việt”, nhằm các mục đích sau:
– Trước hết để bản thân có cơ hội và điều kiện hiểu thêm về đối tượng học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy. Từ đó có những biện pháp phù hợp giúp các em yêu thích môn học Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng, vốn là những môn học mà các em vẫn xem là khó và chưa dành tình cảm nhiều cho nó. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
– Đồng thời tài liệu này có thể giúp cho giáo viên dạy môn Ngữ văn áp dụng cho các lớp, các bài cụ thể.
-Tôi cũng hy vọng, với bài nghiên cứu của mình sẽ mở ra cho nhiều hướng nghiên cứu mới về vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh ở tất cả các phân môn, các bộ môn khác trong nhà trường để các em say mê học tập, vui thích đến trường đúng với câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1.Tạo hứng thú trong khâu giới thiệu bài
Đây là khâu nhiều giáo viên dễ bỏ qua vì xem nhẹ vai trò của nó. Khâu này thực hiện tốt sẽ giúp học sinh chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho bài học đồng thời có được hứng thú học tập ngay từ đầu. Giới thiệu bài phải giới thiệu được nội dung bài sắp học đồng thời phải hay, mới lạ. Có những cách giới thiệu vào bài sau đây:
– Từ việc kiểm tra bài cũ, giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
– Giới thiệu bằng cách tạo vấn đề mâu thuẫn với kiến thức và vấn đề sắp tới.
– Giới thiệu trực tiếp vào vấn đề, vào bài.
Ví dụ Khi dạy biện pháp tu từ “So sánh” (trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Từ câu hỏi bài cũ: Hãy cho biết so sánh là gì? So sánh có những đặc điểm gì? Với câu hỏi bài cũ này, sau khi học sinh trả lời, giáo viên dẫn dắt vào bài như sau: Ở tiết trước chúng ta đã được củng cố khái niệm so sánh là gì, điều kiện để ta so sánh được và các đặc điểm khác của so sánh. Vậy so sánh có mấy kiểu, đó là những kiểu nào? Và tác dụng của so sánh trong sáng tác nghệ thuật là gì, tiết thứ hai của bài so sánh sẽ cho chúng ta rõ về điều này.
1.2. Tạo hứng thú trong khâu phân tích ngữ liệu
Ở khâu này nếu học sinh không chú ý hoặc sự tập trung không tốt thì sẽ không biết khái niệm sẽ được rút ra như thế nào, sẽ khó cho học sinh nếu phải lấy ví dụ tương tự hoặc vận dụng vào làm bài tập.
Đây là khâu dễ gây nhàm chán cho học sinh. Nhàm chán có thể từ cách dẫn dắt của giáo viên, nhàm chán bởi sự quen thuộc của những ngữ liệu ấy, có khi nó được lấy lại trong một văn bản văn học vừa học xong,…Và đôi khi ngữ liệu mà sách giáo khoa cung cấp mới chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu là đúng thôi chứ chưa hay chưa hấp dẫn theo suy nghĩ của học sinh. Vậy làm sao để tạo được hứng thú của học sinh ở khâu này? Theo tôi, các giáo viên nên mạnh dạn làm mới khâu này theo hai cách sau đây:
Cách thứ nhất: Giáo viên không nên quá lệ thuộc vào các câu hỏi và ngữ liệu mà sách giáo khoa cung cấp. Bởi nhiều câu hỏi và tiến trình khai thác kiến thức mà sách giáo khoa đưa ra, nhiều khi không thật sự phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Vì vậy giáo viên nên hiểu học sinh của mình và vận dụng linh hoạt.
Chẳng hạn, ở bài Cụm Danh từ (trang 66 Ngữ văn 6 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), ngay ở yêu cầu đầu tiên của sách giáo khoa là: Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định cụm danh từ trong những câu dưới đây.
Với học sinh lớp 6 của trường THCS …, phần đa các em sẽ không có hứng thú và không tập trung được vào bài học với yêu cầu này. Vì một mặt do câu hỏi có sẵn trong sách, không có gì mới lạ; mặt khác các em còn chưa kịp định hình cụm danh từ là gì, mặc dù các em đã được học. Một số em quên do thời gian, còn một số em quên là do chưa bao giờ nhớ. Với những em chưa bao giờ nhớ, thì khái niệm cụm danh từ là gì sẽ hoàn toàn mới. Trong khi đó sách yêu cầu ngay việc xác định cụm danh từ sẽ là cái khó cho các em.
Chính vì vậy, trước khi đưa ra yêu cầu này, giáo viên nên có một yêu cầu khác để, một mặt tạo ra hứng thú, mặt khác tạo ra sự khác lạ, đồng thời cho các em biết và nhớ lại cụm danh từ là gì.
Với câu hỏi trên, giáo viên dễ dàng đưa cả lớp vào một hướng tập trung mới lạ. Học sinh sẽ tập trung vào trả lời câu hỏi mà quên mất là mình đang học. Từ câu trả lời đơn giản trên, giáo viên cũng dễ dàng dẫn dắt để cả lớp nhớ lại kiến thức mà các em đã học ở cấp I. Vì những cái mà các em vừa gọi tên nó ra đó chính là cụm danh từ.. Giáo viên nên gọi một học sinh yếu hoặc kém (nếu có) để trả lời câu hỏi này. Vì đây là câu hỏi dễ, cần để cho những em yếu, kém trong lớp có cơ hội được tham gia giờ học. Khi đã củng cố được kiến thức cũ cụm danh từ là gì, giáo viên mới nêu câu hỏi thứ nhất trong sách giáo khoa
Ví dụ ở bài Cụm Động từ (trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).
Trước khi hướng dẫn học sinh trả lời yêu cầu thứ nhất của sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: – Hằng ngày em làm những gì? Con chim làm gì? Con trâu làm gì?
Với câu hỏi này, học sinh sẽ có thể trả lời là: Ngắm hoa trong vườn, ăn sáng mẹ nấu, đi học cùng bạn; ở lớp em học các bài khó,…. Con chim thì hót líu lo,…Con trâu gặm cỏ xanh mướt,…
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dễ dàng cho học sinh nhớ lại được động từ là gì. Sau khi học sinh đã nhớ lại, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi khác để rút ra đặc điểm của cụm động từ.
Ví dụ ở bài “So sánh”(trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trước khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên nên cung cấp và yêu cầu học sinh giải quyết một tình huống khác đơn giản hơn, để học sinh hiểu được một số khái niệm sẽ xuất hiện trong mục ghi nhớ, như “đối chiếu”, “tương đồng”. Vì nhiều khi học sinh chỉ nhớ các từ này một cách máy móc chứ không hiểu nghĩa của nó. Và chỉ khi hiểu rõ nghĩa của từ thì học sinh mới nhớ được lâu.
Xem thêm:
- SKKN Biện pháp phát huy niềm tự hào học sinh qua khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong dạy học môn Lịch Sử lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Biện pháp phát huy sự tích cực của học sinh trong học tập phân môn Địa lí 4 (KNTT) (W+PPT)
- SKKN Biện pháp phát huy tinh thần tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học toán cho học sinh lớp 4 (KNTT) (W+PPT)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 116
- 1
- [product_views]
- 0
- 154
- 2
- [product_views]
- 2
- 133
- 3
- [product_views]
- 4
- 189
- 4
- [product_views]
- 5
- 145
- 5
- [product_views]
- 8
- 181
- 6
- [product_views]
- 8
- 128
- 7
- [product_views]
- 2
- 195
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 9
- [product_views]
- 1
- 144
- 10
- [product_views]