SKKN Hướng dẫn học sinh cách tìm ý và lập dàn ý chính xác nhằm nâng cao chất lượng bài văn miêu tả môn Ngữ văn 6 (KNTT) (W+PPT)

Giá:
200.000 đ
Môn: NGỮ VĂN
Lớp: 6
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Lượt xem: 572
Lượt tải: 3
Số trang: 15
Tác giả: Lê Thị Thu Ngọc
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Thiệu Khánh
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 15
Tác giả: Lê Thị Thu Ngọc
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Thiệu Khánh
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh cách tìm ý và lập dàn ý chính xác nhằm nâng cao chất lượng bài văn miêu tả môn Ngữ văn 6 (KNTT) (W+PPT)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.

1.1. Hướng dẫn học sinh tìm ý:

1.2. Rèn kỹ năng lập dàn ý cho bài văn.

a. Tả cảnh sinh hoạt:

b. Tả về trải nghiệm:

c. Tả cảm xúc về một bài thơ:

Mô tả sản phẩm

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

 

1. Tên báo cáo biện pháp:

Hướng dẫn học sinh cách tìm ý và lập dàn ý chính xác nhằm nâng cao chất lượng bài văn miêu tả môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

2. Tác giả:

– Họ và tên: ……..Nam (nữ):

– Trình độ chuyên môn:

– Chức vụ, đơn vị công tác:

– Điện thoại: ……Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn biện pháp.

Trong chương trình Ngữ văn THCS, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức về kiểu văn bản, là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp. Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập hai môn Văn học và Tiếng việt. Bên cạnh cung cấp kiến thức, Bộ GD&ĐT còn yêu cầu chương trình GDPT 2018 đổi mới nhiệm vụ tập trung vào rèn luyện kỹ năng, phẩm chất cho học sinh nên giáo viên cần chú trọng vào phát triển khả năng làm văn cho học sinh.

Văn miêu tả là một trong những kiểu bài Tập làm văn quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp học sinh tạo lập các đoạn, các bài văn miêu tả sinh động, tinh tế, qua đó giúp học sinh bộc lộ tình cảm đối với những vật gần gũi, bình dị như dòng sông quê, cánh đồng lúa, mái trường…, nói rộng hơn là tình yêu đối với quê hương đất nước, con người. Vì vậy, việc rèn kỹ năng tìm ý và lập dàn ý cho văn miêu tả ở học sinh lớp 6 là rất thiết thực. Trong thực tế, một bộ phận học sinh lớp 6 chưa biết cách triển khai ý và dàn ý hoàn chỉnh khi học phân môn Tập làm văn, ngại viết văn. Bài văn các em có bố cục chưa cân đối , diễn đạt lủng củng, lan man, bài văn khô khan, không có hồn, lệ thuộc vào văn mẫu…Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học. Chính vì những lí do đó, là một giáo viên nhiều năm dạy Ngữ văn 6, tôi thật sự trăn trở, đã đúc rút và mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp đề tài “Hướng dẫn học sinh cách tìm ý và lập dàn ý chính xác nhằm nâng cao chất lượng bài văn miêu tả môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)”.

2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

– Đối tượng nghiên cứu: tập trung vào nghiên cứu những phương pháp, rèn luyện kỹ năng tìm ý và lập dàn ý văn miêu tả cho học sinh lớp 6, góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn.

– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS…

3. Mục đích nghiên cứu.

Đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh nhận thức đúng đắn về môn Ngữ văn, yêu thích, chăm chỉ, tích cực học môn học. Bên cạnh đó, nâng cao kỹ năng tìm ý, lập dàn bài cho bài văn miêu tả cho học sinh, rèn kỹ năng diễn đạt trong văn miêu tả, kỹ năng dựng đoạn cho bài văn.

PHẦN NỘI DUNG

1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.

1.1. Hướng dẫn học sinh tìm ý:

Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng học sinh vẫn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học sinh thực hiện điều này, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn miêu tả như sau:

Cần phải tả theo trình tự: tả bao quát, sau đó tả cụ thể đối tượng.

Tả bao quát đối tượng được coi là một thao tác sơ khoáng rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho người đọc bằng ngôn từ. Vì vậy, học sinh cần nắm được cách tả phần bao quát như thế nào?

Với văn tả cảnh, tả bao quát cảnh trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn. Với văn tả người, tả bao quát là tả tầm vóc, dáng điệu, tuổi tác, cách ăn mặc … của đối tượng miêu tả.

Sau khi tả bao quát, giáo viên hướng dẫn học sinh tả cụ thể từng chi tiết đối tượng miêu tả. Kết hợp với quá trình miêu tả chi tiết đối tượng là những lời nhận xét đánh giá khái quát đầy nghệ thuật. Đó là những câu văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, sao cho đối tượng miêu tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng…sát hợp với yêu cầu của đề mà phần trên đã xác định và mang tính biểu cảm của người quan sát.

1.2. Rèn kỹ năng lập dàn ý cho bài văn.

Để viết bất kì một bài văn nào, người viết cũng không thể bỏ qua khâu hết sức quan trọng là lập dàn ý. Sau khi tìm ý cho bài văn, việc sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí chính là bước lập dàn ý. Nếu nắm kỹ năng lập dàn ý các em sẽ tạo lập được các bài văn có tính chất hệ thống và lôgic cao. Một thực tế, có nhiều em trước khi viết bài, không lập dàn ý, một phần là do các em chưa hiểu được tầm quan trọng của việc lập dàn ý. Nhưng nguyên nhân chính là ở đây là do các em chưa có kỹ năng lập dàn ý. Hậu quả là bài văn có bố cục chưa hợp lí, chưa cân đối giữa các phần, các ý sắp xếp lộn xộn…Chính vì thế, giáo viên cần phải rèn luyện kỹ năng lập dàn bài cho học sinh trước khi diễn đạt thành đoạn, thành bài, tạo thói quen cho các em lập dàn ý trước khi viết bài.

Dàn ý của bài văn miêu tả cũng như các bài văn khác có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Gồm dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết.

Các đề mục trong dàn ý cần thể hiện được ý lớn, ý nhỏ. Mỗi dàn ý thường bao gồm hệ thống các đề mục. Các đề mục phải sắp xếp theo từng hệ thống tương ứng nhau và theo một trình tự chặt chẽ. Các đề mục đánh số La mã (I, II, III…), chữ cái (A, B, C…), chữ số thường (1, 2, 3…). Khi đánh đề mục phải ghi bằng hệ thống số thứ tự liên tiếp nhau không cách quãng. Có vậy khi làm bài mới hình thành văn bản bao gồm những đoạn văn mạch lạc, rõ ràng theo một trình tự hợp lí.

Ngôn ngữ trong dàn ý không đòi hỏi viết thành câu hoàn chỉnh mà chủ yếu là viết theo lối thông báo văn tắt, có thể dùng các câu rút gọn.

a. Tả cảnh sinh hoạt:

* Bố cục chung:

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả (cảnh ở đâu? thời gian nào?)

II. Thân bài:

1. Tả bao quát: Cần chú ý phạm vi rộng, hẹp của một nhóm hay nhiều người đang hoạt động, không khí sinh hoạt sôi nổi hay trầm lặng.

2. Tả chi tiết: Theo trình tự đã chọn (không gian hay thời gian)…

3. Tả khung cảnh thiên nhiên gắn với cảnh sinh hoạt.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của người tả về cảnh.

Ví dụ: Đề bài: Em hãy miêu tả một cảnh sinh hoạt mà mình đã chứng kiến hoặc tham gia và chia sẻ với người đọc. (trang 122 ngữ Văn 6 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

 

* Dàn ý đại cương mẫu cho miêu tả cảnh làng quê vào ngày giáp tết:

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh làng em vào một ngày giáp tết.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát: Làng xóm trở nên nhộn nhịp, tấp nập.

2. Tả chi tiết:

– Cảnh chợ tết đông vui .

– Cảnh mọi người sắm tết

– Cảnh những người xa quê về ăn tết.

3. Tả cảnh thiên nhiên trong những ngày tết: hoa đào nở, trời se lạnh, mưa xuân lất phất bay…

III. Kết bài: Cảm nghĩ của người viết về cảnh.

* Dàn bài chi tiết:

I. Mở bài:

– Hôm nay là ngày 27 tết.

– Mọi người tấp nập chuẩn bị cho ngày tết.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

– Làng xóm trở nên nhộn nhịp hẳn lên.

– Mọi người tất bật mua sắm tết.

– Cờ tổ quốc bay phấp phới trước cửa mọi nhà.

2. Tả chi tiết:

– Người đi chợ tết đông như trẩy hội

– Chợ đủ hàng hóa, đủ mọi âm thanh.

– Người mua hoa, người mua các loại quả bày bàn thờ, người mua thực

phẩm, quần áo tết cho trẻ em…

– Các bạn học sinh tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

– Những người xa quê về ăn tết mang theo cành đào, quà bánh…

3. Tả cảnh thiên nhiên trong những ngày tết:

– Hoa đua nhau khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc.

– Trời se lạnh, mưa xuân lất phất.

– Vài con én chao liệng trên bầu trời.

III. Kết bài:

– Cảm thấy vui khi tết đến

– Cảm nhận được hương sắc mùa xuân.

b. Tả về trải nghiệm:

* Dàn bài chung:

I. Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm mà em muốn kể lại

II) Thân bài:

1. Tả khái quát về trải nghiệm:

– Trải nghiệm đó xảy ra vào lúc nào? Có bất ngờ không?

– Có những ai đã cùng em trải qua trải nghiệm đó?

– Thời tiết của ngày hôm đó như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến trải nghiệm của – em không?

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Nâng cao hứng thú và khả năng sáng tạo khi viết văn cho học sinh lớp 8(CTST)
8
Ngữ Văn
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)