SKKN Sử dụng một số trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh khối 7 – bộ sách Kết nối tri thức
- Mã tài liệu: MT7041 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 1322 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Kim |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Kim |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng một số trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh khối 7 – bộ sách Kết nối tri thức “ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tổ chức các trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn
2 . Một số trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn
2.1. Trò chơi thi điền nhanh
2.2. Trò chơi: Đường lên đỉnh Phan-Xi – Păng
2.3. Trò chơi: Thi ghép nhanh
2.4. Trò chơi: Thi sắp xếp
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ văn là môn học rất quan trọng trong nhà trường và trong đời sống xã hội. Bởi lẽ môn Ngữ văn không chỉ là môn học chính mà còn là môn học thuộc nhóm công cụ. Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn liên quan vì môn Ngữ văn không chỉ cung cấp kiến thức văn hóa, kiến thức xã hội… mà môn Ngữ văn còn giúp phát triển tư duy ngôn ngữ mà ngôn ngữ thì môn học nào cũng cần, bởi chỉ có ngôn ngữ mới giúp học sinh diễn tả được điều mình hiểu biết. Chính vì vậy, việc học tốt môn Ngữ văn là điều hết sức cần thiết. Muốn học tốt môn Ngữ văn, trước hết, học sinh phải có hứng thú để phát huy được tính tích cực trong học tập. Đây chính là lí do thứ nhất tôi lựa chọn đề tài này.
Thứ hai là, qua thực tế giảng dạy học sinh khối 7 Trường Trung học cơ sở …, tôi thấy một số học sinh còn chưa có hứng thú và chưa phát huy tính tích cực trong học tập. Chính vì vậy mà kết quả học tập của các em chưa cao. Tôi xét thấy mình cần phải đổi mới về cách thức truyền thụ để học sinh tiếp cận được kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Thứ ba, do nhu cầu xã hội và định hướng nghề nghiệp của gia đình đối với các em học sinh ngay từ nhỏ nên hiện nay phần lớn các em học sinh chú trọng học các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lí, Hóa…mà ít quan tâm đến các môn khoa học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Vì vậy, khi học các môn này, học sinh thường không mấy hứng thú và chưa tích cực học tập. Chính vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên cần tìm ra những phương pháp nhằm kích thích hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh.
Thứ tư, môn Ngữ văn là môn học chính, số tiết trong tuần nhiều (lớp 7: 4 tiết trên tuần), đây cũng là môn thi bắt buộc vào lớp 10. Đồng thời, môn Ngữ văn không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn là môn học bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, hình thành nhân cách cho các em học sinh. Chính vì vậy việc khơi gợi hứng thú và kích thích tính tích cực học tập cho học sinh là điều hết sức cần thiết.
Tất cả những lí do trên cũng là những trăn trở của một giáo viên bộ môn Ngữ văn như tôi. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng một số trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh khối 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh trường THCS … chưa tích cực trong giờ học Ngữ Văn dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao. Chính vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm ra giải pháp giúp học sinh tích cực học tập để nâng cao kết quả bộ môn Ngữ Văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trò chơi thi đua và việc sử dụng một số trò chơi thi đua trong môn Ngữ văn như thế nào để phát huy được hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh khối lớp 7 Trường THCS … nói riêng và học sinh nói chung nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm việc sử dụng một số trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn để đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó rút kinh nghiệm.
Phương pháp so sánh, đối chiếu trong giảng dạy giữa những tiết sử dụng một số trò chơi thi đua và những tiết không sử dụng trò chơi thi đua để thấy những tiết sử dụng trò chơi thi đua, học sinh tích cực học tập hơn, hiệu quả giờ học cao hơn.
Phương pháp khảo sát, lấy phiếu thăm dò hứng thú của học sinh từ đó tìm ra phương pháp giải quyết.
Phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Việc nghiên cứu đề tài “Sử dụng một số trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh khối 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống” xuất phát từ vai trò của môn Ngữ văn trong đời sống xã hội và tầm quan trọng của môn Văn đối với các môn học liên quan. Nếu các em học sinh có hứng thú và tích cực trong việc học môn Ngữ văn sẽ là điều kiện tốt để các em học tốt các môn học khác và thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong giao tiếp ngoài xã hội.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, hiện nay do nhu cầu xã hội và do định hướng nghề nghiệp của gia đình đối với các em học sinh ngay từ khi còn học trung học cơ sở nên một bộ phận lớn các em học sinh chỉ chú trọng học các môn tự nhiên mà không mấy hứng thú và không tích cực học các môn khoa học xã hội. Bằng chứng là số lượng học sinh làm hồ sơ thi khối C vào các trường đại học ngày càng giảm trong các năm gần đây, còn đối với các em được lựa chọn đi thi học sinh giỏi nếu các em không được thi các môn tự nhiên thì các em mới thi môn xã hội. Đây là do nhu cầu xã hội về vấn đề giải quyết việc làm. Từ những cơ sở trên, bằng kinh nghiệm giảng dạy, sự tìm tòi học hỏi và khám phá mà tôi đã thực hiện đề tài này.
Trên đây là cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đang nghiên cứu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi.
- Đối với giáo viên
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi được trực tiếp giảng dạy học sinh khối 7 Trường THCS … nên tôi đã nhận ra ưu, khuyết điểm trong học tập của học sinh. Bên cạnh một số em hứng thú và tích cực học tập thì còn một bộ phận không nhỏ các em học sinh còn sao nhãng và chưa tích cực trong học tập. Do đó tôi từng bước tìm ra biện pháp nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực trong học tập của học sinh.
Tôi được trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 7 nên tôi có điều kiện nắm bắt tâm sinh lý từng em học sinh. Đó chính là điều kiện để tìm ra giải pháp thực hiện có hiệu quả đối với hứng thú học tập của các em học sinh.
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tiếp cận và học tập những phương pháp đổi mới để khơi gợi hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Hơn thế nữa tôi luôn ý thức rằng: Để đạt được kết quả tốt trong học tập trước hết học sinh cần có hứng thú và tích cực trong học tập.
Được nhà trường phân công đúng chuyên môn, chuyên ngành nên tôi đã phát huy được những kiến thức và phương pháp học tập sẵn có. Đồng thời tôi còn được phân công giảng dạy cả phần phụ đạo và ôn thi học sinh giỏi cho học sinh khối 7 nên có điều kiện tìm hiểu thêm hứng thú của các em học sinh và tìm ra giải pháp giảng dạy có hiệu quả.
2.2.1.2. Đối với học sinh
Học sinh Trường THCS … phần lớn các em đều có ý thức và tinh thần học tập tốt, có lòng ham học hỏi và tiếp cận tri thức mới.
Một số học sinh có năng khiếu và yêu thích môn Ngữ văn nên rất hứng thú và tích cực trong học tập đặc biệt là trong việc khám phá những tri thức mới.
Một số gia đình đã quan tâm đến việc học của con em mình, tạo điều kiện để các em được tham gia học tập đầy đủ.
2.2.2. Khó khăn
2.2.2.1. Đối với giáo viên
Do là trường vùng khó nên cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, đặc biệt là chưa có phòng học chức năng, đang còn thiếu các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu đa năng, băng đĩa, đài…Nên mỗi lần dạy học muốn đổi mới phương pháp đều gặp không ít những khó khăn.
Do điều kiện của nhà trường còn hạn chế nên giáo viên trong trường ít được giao lưu học hỏi với các giáo viên trường khác trong huyện để nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm.
2.2.2.2. Đối với học sinh.
Là học sinh vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nên việc tiếp cận tri thức còn thụ động, chưa chịu suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong học tập, phương pháp học tập chưa phù hợp nên hiệu quả học tập chưa cao.
Sự khó khăn về điều kinh tế gia đình – phần lớn các em học sinh đều là con em hộ nghèo nên sự thiếu thốn về tài liệu học tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của các em. Ngoài sách giáo khoa được nhà trường cho mượn nhiều học sinh không có tài liệu gì thêm.
Số lượng học sinh chưa tích cực và chưa có hứng thú học tập vẫn còn nhiều. Phần lớn các em học sinh này là những học sinh học lực yếu kém, rỗng kiến thức từ những lớp dưới. Một bộ phận gia đình phụ huynh làm ăn xa không quan tâm đến con cái dẫn đến các em ngại học, lười học và không mấy hứng thú học tập.
2.2.3. Kết quả của thực trạng
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng cho thấy kết quả về sự chênh lệch giữa học sinh chưa hứng thú và chưa tích cực trong học tập với số học sinh hứng thú và tích cực trong học tập như sau:
Bảng khảo sát: Kết quả ban đầu.
Đối tượng học sinh | Học sinh chưa hứng thú và chưa tích cực trong học tập | Học sinh hứng thú và tích cực trong học tập | ||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | |
7A( 32) | 23 | 71,9 | 9 | 28,1 |
7B( 32) | 25 | 78,1 | 7 | 21,9 |
Khối 7 (64) | 48 | 75,0 | 16 | 25,0 |
Qua khảo sát thực trạng cho thấy số lượng học sinh chưa có hứng thú và chưa tích cực trong học tập chiếm tỉ lệ cao gấp ba lần số lượng học sinh có hứng thú và tích cực học tập. Chính vì vậy việc tìm ra giải pháp phát huy hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh là hết sức cần thiết. Có như vậy học sinh mới đạt được kết quả cao trong học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để phát huy hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh, từ thực tế và kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
2.3.1. Tổ chức các trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn
2.3.1.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi thi đua
Trò chơi thi đua là một trò chơi học tập được diễn ra theo một trình tự hoạt động phải tuân theo những nguyên tắc sau:
Nội dung của trò chơi gắn liền với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học hoặc một bài học cụ thể. Thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của một giờ học.
Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong trò chơi phù hợp với trình độ và khả năng của mình. Khác với trò chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe, trò chơi thi đua là một trò chơi trong học tập nhằm hướng tới sự thông hiểu kiến thức gắn với nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp học.
2.3.1.2. Tác dụng của trò chơi thi đua
Việc tổ chức các trò chơi thi đua trong dạy học Ngữ văn nhằm tạo ra không khí sôi nổi trong giờ học nhằm kích thích hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực và tự giác. Điều đó có tác dụng làm cho những học sinh chưa mấy hứng thú trong học tập cũng bị lôi cuốn vào những trò chơi thi đua đó. Từ đó các em sẽ hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động học tập của lớp, của nhóm, có trách nhiệm cao với đồng đội, tôn trọng kỉ luật của nhóm, đội và luật chơi, giúp đỡ đồng đội.
Việc tổ chức các trò chơi thi đua còn tạo ra tính thi đua trong học tập giữa các học sinh trong lớp, giữa các tổ, các nhóm học sinh với nhau. Từ đó mà kích thích hứng thú và tính tích cực học tập của các em học sinh.
Trò chơi thi đua trong học tập còn tạo ra sự hấp dẫn, không khí vui vẻ. Khi chơi học sinh sẽ được bộc lộ, được thể hiện mình một cách tự nhiên. Giúp giáo viên và học sinh thay đổi hình thức hoạt động và trạng thái tình cảm với việc học. Trò chơi thi đua trong học tập còn tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng và củng cố kiến thức.
Sau khi tiến hành trò chơi thi đua cần có sự nhận xét, đánh giá của giáo viên giảng dạy nhằm chỉ ra những ưu, nhược điểm của các em học sinh nhằm giúp các em phát huy những ưu điểm đạt được và khắc phục những nhược điểm. Đồng thời đánh giá (cho điểm) nhằm khích lệ những học sinh có tính sáng tạo và tích cực tham gia học tập. Từ đó sẽ động viên các em lần sau tham gia tích cực và hăng hái hơn.
Xem thêm:
- SKKN Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 phần Lịch sử môn Lịch sử và Địa Lí (KNTT)
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 6 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn Lịch sử cho học sinh lớp 6 (Sách Kết nối tri thức)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 124
- 1
- [product_views]
- 5
- 101
- 2
- [product_views]
- 7
- 148
- 4
- [product_views]
300.000 ₫
- 2
- 116
- 5
- [product_views]
300.000 ₫
- 0
- 154
- 6
- [product_views]
300.000 ₫
- 2
- 133
- 7
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 189
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 145
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 8
- 181
- 10
- [product_views]