SKKN Biện pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết bài văn tả cây cối cho học sinh lớp 4 (Bộ sách Cánh diều) (W+PPT)

Giá:
200.000
Môn: Tiếng Việt
Lớp: Lớp 4
Bộ sách: Cánh diều
Lượt xem: 832
Lượt tải: 6
Số trang: 27
Tác giả: Trần Thị Thu Ngân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên
Năm viết: 2023-2024
Số trang: 27
Tác giả: Trần Thị Thu Ngân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên
Năm viết: 2023-2024

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết bài văn tả cây cối cho học sinh lớp 4 (Bộ sách Cánh diều) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Biện pháp 1: Vận dụng hiệu quả phương pháp trực quan để cải thiện hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh
Biện pháp 2: Nâng cao hứng thú học tập thông qua việc tổ chức trò chơi học tập trong tiết học Luyện từ và câu cho học sinh
Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái trong hoạt động Nói và nghe
Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động thảo luận, làm việc theo nhóm để nâng cao hứng thú và tinh thần học tập cho học sinh

Mô tả sản phẩm

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong dự thảo đổi mới chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT luôn nhấn mạnh vai trò của việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh qua các môn học. Theo đó, việc dạy Tập làm văn ở bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có hệ thống hơn. Và dạng văn giúp các em phát triển ngôn ngữ và diễn đạt tốt nhất đó là văn miêu tả.  

Ở phân môn Tập làm văn lớp 4 bộ sách Cánh diều, miêu tả cây cối chiếm thời lượng lớn nhất về số tiết so với các loại văn bản khác. Nhưng thực tế cho thấy, việc dạy văn miêu tả cây cối ở lớp 4 bên cạnh những điểm tốt và một số kết quả nhất định đã đạt được còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Dễ phát hiện nhất là bệnh công thức, khuôn sáo, máy móc và thiếu tính chân thực. Các bài viết của học sinh vì rất nhiều lí do khác nhau còn chưa đạt hiệu quả. Cụ thể ta thấy, hầu hết bài viết của các em thường chỉ diễn đạt nội dung, câu văn chỉ mang tính chất thông báo, liệt kê, mô tả chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Vậy làm thế nào để giúp học sinh miêu tả được sống động người bạn thiên nhiên gần gũi và đáng yêu này ? Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày: “Biện pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết bài văn tả cây cối cho học sinh lớp  4 (Bộ sách Cánh diều)”.

2. Mục đích nghiên cứu

Biện pháp nhằm học học sinh rèn kĩ năng quan sát cây cối tốt, phát triển kĩ năng dùng từ, đặt câu viết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc trong bài văn miêu tả cây cối. Đồng thời, bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng các đối tượng xung quanh mình.

3. Đối tượng nghiên cứu

– Nghiên cứu về một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.

4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

– Phương pháp quan sát sư phạm 

– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn nói chung và dạng văn miêu tả cây cối nói riêng một cách say mê, hứng thú từ đó có cảm xúc viết văn. 

Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau:

– Cung cấp cho học sinh các phương pháp quan sát đối tượng miêu tả. 

– Hướng dẫn học sinh cách viết câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật.

– Rèn cho học sinh cách viết mở bài ấn tượng và kết bài để lại dư âm lắng đọng sâu sắc trong lòng người đọc.

– Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ giàu hình ảnh cảm xúc để viết các câu văn tả một số bộ phận của cây.

– Thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp và giáo dục bảo vệ môi trường

Các vấn đề được nêu ở trên nếu được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau một cách nhịp nhàng và linh động thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận

“Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy”. Quả thật, nếu ta ví thế giới văn học là một kho báu thì những trang văn miêu tả hay giống như những viên ngọc quý trong kho báu ấy. Những câu văn hay, không chỉ chắp cánh cho trí tưởng tượng của học sinh bay xa mà còn làm sáng lên vẻ đẹp và sự hấp dẫn của ngôn ngữ, khiến các em thấy thế giới hiện lên thật đẹp đẽ, lung linh. Đồng thời cũng tiết lộ cho các em bí quyết viết hay, chạm tới trái tim người đọc.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, bận rộn và gấp gáp khiến cho kho báu ấy dường như bị lãng quên hoàn toàn. Thay vì dạy viết và phát triển ngôn ngữ cho học sinh qua những ngữ liệu hay từ những tác phẩm văn học nổi tiếng thì học sinh lại được dạy những bài văn khuôn mẫu, rập khuôn như một bộ đồng phục với các kiểu viết “Mì ăn liền” kinh điển: “Nhà em trồng rất nhiều … nhưng em thích nhất là …”… 

Chính vì vậy, khi dạy văn miêu tả cây cối giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy: không nên đưa ra những nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng về sự vật mà phải tả sự vật một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có. Miêu tả không chỉ đơn thuần ở việc giúp người đọc thấy rõ những nét đặc trưng, những đặc điểm, tính chất, … của sự vật mà nó còn giúp người nghe, người đọc thấy rõ chúng, tưởng tượng ra chúng như đang được nhìn tận mắt, sờ tận tay.

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

  1. a) Thực trạng

Năm học ……., tôi tiếp tục được phân công phụ trách lớp 4C với 25 học sinh. Hầu hết học sinh của lớp tôi chủ nhiệm còn rất nhiều hạn chế khi làm các bài văn miêu tả. Trong chương trình lớp 2 và lớp 3 học sinh đã được tập quan sát và trả lời câu hỏi để làm quen với văn miêu tả. Lên lớp 4 do yêu cầu cao hơn các em phải học cách lập dàn ý, dựng đoạn, viết thành bài văn hoàn chỉnh. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay hoặc xếp ý còn lộn xộn, hình ảnh chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép bài văn mẫu. Đó cũng là điều trăn trở của tôi. Bên cạnh những khó khăn đó thì trường tôi công tác có thuận lợi là trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 nên học sinh được học 2 buổi/ ngày rất thuận tiện cho việc rèn thêm về kiến thức, kĩ năng các môn học. Và với mong muốn nâng cao được chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 đã nung nấu trong tôi từ năm học trước nên cuối năm học …….tôi tiến hành cho 25 học sinh lớp 4C làm bài khảo sát thông qua đề tài: “Em hãy tả một cây bóng mát mà em yêu thích” để phân tích nguyên nhân, từ đó tìm ra được biện pháp khắc phục ở năm học sau.

Sau khi chấm bài tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 1: Kết quả khảo sát giữa kì II năm học …….:

 

Tổng số học sinh Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm dưới 5
SL TL SL TL SL TL SL TL
25 1 4% 4 16% 18 72% 2 8%

Qua kết quả khảo sát và quá trình dạy học cho thấy: Đa số học sinh trong lớp đều viết những bài văn rất ngắn, câu chưa đầy đủ thành phần, kể lể, ít hình ảnh, … Đặc biệt, các em chưa dành nhiều sự tập trung, hứng thú trong môn học dẫn đến việc tiếp thu bài chậm, các em hoàn thành bài tập cho có lệ, không thật sự dành tình cảm vào từng câu văn, bài viết tả cây cối. 

Ví dụ: Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành, tán rộng. Lá màu xanh. Quả có vị chát.

Đoạn văn như trên được coi là tạm được vì đúng ý, câu văn rõ nghĩa. Nhưng miêu tả như vậy chỉ cần vài câu là xong một cây. Và miêu tả rất chung chung, không làm nổi bật được những nét riêng của cây đó để phân biệt với cây khác.

– Mở bài còn khô khan: “Trường em có trồng một cây bàng từ lâu rồi.” hay “ Trong trường em có nhiều cây nhưng em thích nhất là cây bàng”. 

– Có kết bài mở rộng nhưng nội dung nhạt nhẽo: “Em rất yêu quý cây 
bàng”, “ Cây bàng này thật có ích”. 

 – Tả sai thực tế như: “Cây bàng cao chừng 14 – 15 mét”, “ Thân cây bàng bốn bạn ôm không xuể” 

– Dùng từ ngữ còn vụng về, thiếu hình ảnh: “Cây bàng mùa xuân đẹp không chê vào đâu được”, “Lá bàng to và có hình bầu dục”, … 

– Việc so sánh khập khiễng, thiếu chính xác: “Lá bàng to bằng quyển vở”, “Quả bàng to như quả cam”, “Cành bàng bé như que tăm”, …

  1. b) Nguyên nhân của những lỗi trên là do: 

* Đối với học sinh: 

– Bản thân các em chưa có kĩ năng viết một bài văn miêu tả, vốn từ nghèo nàn, lời văn sơ lược, đơn giản không có cảm xúc chân thực.

– Học sinh thiếu sáng tạo, hay vay mượn tình ý của người khác thường là của một bài văn mẫu. Nói cách khác, học sinh thường dựa vào bài văn mẫu để viết thành bài của mình không kể đề bài có quy định như thế nào. Với cách làm như vậy, các em không cần biết đến đối tượng được miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về chúng. Khi giáo viên chấm bài rất có thể khen nhầm bài văn của người khác mà cứ tưởng là bài văn của học sinh mình. Và hầu như bài văn của nhiều em đều na ná giống nhau.

– Miêu tả hời hợt, chung chung, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được miêu tả. Vì thế, bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng loại nào cũng được. 

– Học sinh không được quan sát hoặc không biết cách quan sát nên không có được nhận xét gì cụ thể về đối tượng miêu tả. Bên cạnh đó cũng có thể khẳng định rằng khả năng tư duy và diễn đạt của các em còn nhiều hạn chế. 

* Đối với giáo viên: 

– Điều đầu tiên tôi nhận thấy là: Chủ yếu kiến thức về phân môn Tập làm văn của mình còn nhiều hạn chế.

– Bản thân tôi các năm học trước dạy văn miêu tả đối phó với học sinh làm bài kém nhằm đảm bảo chất lượng bài kiểm tra bằng cách cho học sinh đọc văn mẫu để gặp đề tương tự thì chép ra.

– Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân về quan sát, tìm ý chưa nhiều.

– Chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng ham thích học Tiếng Việt. 

Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.

3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.

Biện pháp 1: Rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh

Khi hướng dẫn học sinh cách tạo lập văn bản miêu tả cây cối một trong những nhiệm vụ mà giáo viên không thể không thực hiện là rèn kĩ năng quan sát cho học sinh. 

Nhà văn Vũ Tú Nam khi bàn về giá trị của văn bản miêu tả đã nhấn mạnh: muốn tạo ra những văn bản có giá trị, người viết cần phải biết quan sát. Bởi lẽ có quan sát con người mới có thể “phát hiện thêm những vẻ đẹp mới lạ của thế giới tự nhiên” và đó là điều kiện giúp cho người viết văn “có cái gì đó để nói”. Quan sát chính là hoạt động giúp cho con người hiểu biết sâu hơn, rộng hơn. Vì vậy, em nào quan sát tinh vi, thấu đáo thì em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của loài cây mình định tả để thể hiện trong bài viết. Nhằm thực hiện tốt những yêu cầu trên, tôi sử dụng các thao tác rèn kỹ năng như sau:

  1. a) Quan sát tỉ mỉ các bộ phận của cây theo 1 trình tự hợp lý:

Các em có thể quan sát theo các trình tự sau:

* Quan sát theo trình tự không gian (quan sát cây từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao, từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa, …)

Ví dụ: Quan sát cây si. (trang 35, tiếng Việt 4, tập 1, bộ sách Cánh diều)

Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:

+ Quan sát từ xa: Hình dáng của cây khi nhìn từ xa.

+ Quan sát khi đến gần:

– Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả.

– Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc, ong bướm, con người,…)

* Quan sát theo trình tự thời gian: là quan sát cây từ khi bé đến lúc trưởng thành, từ mùa này sang mùa khác hoặc quan sát từ sáng đến tối,… Trong khoảng thời gian ấy, cây có sự thay đổi rõ nét ở một hay một số bộ phận về độ lớn, màu sắc, đặc điểm, trạng thái do tác động của thời gian, thời tiết. Cây phát triển theo từng thời kì, lại cũng biến đổi theo mùa, theo mưa, nắng; có khi biến đổi theo ngày, giờ. Vì vậy, đối với hình thức quan sát này, tôi lưu ý học sinh về cách ghi chép những điều quan sát được theo đúng trật tự thời gian, làm nổi bật sự thay đổi của đối tượng và biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân với đối tượng miêu tả theo từng thời điểm nhất định.  

Ví dụ: Hướng dẫn quan sát cây bàng (trang 36 tiếng Việt 4 tập 1 bộ sách Cánh diều) theo trình tự thời gian: 

– Mùa hè cây bàng thế nào? (Hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng nhỏ rọi được xuống đất … )

– Sang cuối thu cây ra sao ? (Lá của nó ngả màu vàng tía,…đúng cái màu tía của lá bàng cuối thu).

– Khi mùa đông đến ? (Cây bàng trụi không còn một lá, cành như khô lại, …)

Sau khi quan sát tôi hướng dẫn các em tự tổng hợp những điều quan sát được bằng cách ghi lại những đặc điểm cơ bản về màu sắc, hình dáng, … của cây, của hoa. (Tôi lưu ý học sinh chỉ chọn những cái mới, cái riêng, cái độc đáo nhất để ghi).

Song dù quan sát theo trình tự nào thì các em cũng phải dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để quan sát kỹ hơn.

  1. b) Phối hợp các giác quan để quan sát:

Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt. Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Song tôi đã hướng dẫn các em biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát.

Ví dụ: Quan sát cây bàng (trang 36, tiếng Việt 4, tập 1, bộ sách Cánh diều): Tôi hướng dẫn như sau:

Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trông nó giống cái gì?…(cái ô khổng lồ, lâu đài nấm)

Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây bàng như thế nào (sần sùi, hơi nham nháp)

Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những loài vật nào? Chúng làm gì? …

Với mỗi bộ phận của cây tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên  làm tốt thao tác này là đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh.

  1. c) Quan sát theo cách kết hợp nhiều hình thức khác nhau: 

Một bức tranh miêu tả sẽ trở nên cụ thể, thuyết phục người tiếp nhận khi người viết khắc họa bức tranh đó một cách chi tiết, sinh động, giống với thực tế khách quan. Để làm được điều đó, tôi hướng dẫn học sinh kết hợp nhiều hình thức quan sát khác nhau (không gian, thời gian, giác quan, … và bày tỏ tình cảm của mình với đối tượng được miêu tả).

Ví dụ: Khi miêu tả cây bàng, tả các bộ phận của cây thì quan sát và tả theo trình tự không gian, riêng lá bàng tôi định hướng cho các em quan sát để tả theo trình tự thời gian: xuân, hạ, thu, đông,… giúp bài văn thêm sinh động. Bên cạnh đó tôi luôn lưu ý học sinh kết hợp nhiều giác quan để quan sát và lựa chọn được những nét riêng biệt, độc đáo của cây để miêu tả. 

Với cách làm như trên học sinh lớp tôi đã biết quan sát kĩ đối tượng và ghi chép được những cái mới, cái riêng cái độc đáo thể hiện trên bài làm của mình.

Biện pháp 2: Rèn cách viết câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật

Đoạn văn và bài văn miêu tả hay phải là đoạn văn, bài văn có nhiều câu văn liên tưởng độc đáo, thú vị. Vì thế, ngoài những câu văn có kết cấu đơn giản đã học trong môn luyện từ và câu như: Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? Giáo viên cần hướng dẫn các em liên tưởng các bộ phận của cây với những hình ảnh ấn tượng tạo được câu văn có tính nghệ thuật. Học sinh lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn hiểu lơ mơ. Nếu giáo viên không dạy thì các em khó mà nắm bắt được. Để đưa nghệ thuật vào trong văn có rất nhiều biện pháp nhưng theo tôi, đối với học sinh ở lứa tuổi này, hai biện pháp nghệ thuật phù hợp nhất là so sánh và nhân hóa.

  1. a)  Hướng dẫn học sinh viết câu văn có hình ảnh so sánh:

Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm các câu có các hình ảnh so sánh: 

Ví dụ: Khi dạy bài “Luyện tập tả cây cối” (trang 52, tiếng Việt 4, tập 1, bộ sách Cánh diều)

– Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng vàng rực rỡ.

– Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nến trong xanh.

Với những câu văn này tôi hướng dẫn để các em nắm chắc được biện pháp so sánh bằng cách sau:

Ví dụ: Câu “Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng vàng rực rỡ”. 

Tôi phân tích cách sử dụng biện pháp so sánh: Tác giả lấy hình ảnh mặt trời để tả bông hướng dương. 

Để thấy được tính ưu việt của biện pháp nghệ thuật này tôi lấy một câu khác để mô tả bông hướng dương: “Bông hướng dương rất to, màu vàng, có rất nhiều cánh nhỏ”. Và yêu cầu học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn. Dĩ nhiên là câu thứ nhất, 100% học sinh được hỏi đều trả lời như vậy. “Hay hơn vì sao ?” Các em trả lời: “Vì sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh”. 

Muốn các em vững vàng hơn về cách so sánh tôi lại đưa ra một câu văn nữa: “Bông hướng dương như chiếc đĩa màu vàng.”

Yêu cầu học sinh nhận xét, so sánh với câu thứ nhất. Khi các em khẳng định câu thứ ba không hay bằng câu đầu, tôi đặt câu hỏi: 

“Tại sao cả hai câu đều sử dụng biện pháp so sánh mà câu đầu lại hay hơn ?” và giải thích “Ở câu thứ nhất, tác giả dùng hình ảnh mặt trời đang toả nắng” – một hình ảnh đẹp, sinh động và rất độc đáo để so sánh vì vậy đã làm cho bông hướng dương tươi đẹp hẳn lên. Còn câu thứ ba so sánh với cái đĩa có đặc điểm giống bông hướng dương song đơn điệu và giảm đi giá trị vẻ đẹp của bông hoa. Từ đó, giúp học sinh hình thành sự hiểu biết: Khi so sánh muốn làm cho một sự vật đẹp hơn phải so sánh với sự vật khác giống nó nhưng đẹp hơn, có những nét độc đáo, nổi bật hơn nó.

  1. b) Hướng dẫn học sinh viết câu có hình ảnh nhân hóa:

Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc từ khi còn trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái vạc,… Rồi những câu chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thế giới phong phú của nghệ thuật nhân hoá. Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho các em so sánh các cặp câu: 

 

A B
– Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió. – Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió.
–  Gốc hồng màu đen xám. – Gốc hồng như một người mẹ già đi trong bộ áo xám đen nhường sắc non xanh cho hoa, cho lá.
– Bông hồng nhung vươn cao. – Cô hồng nhung kiêu hãnh vươn cao, hình như nó rất tự hào với sắc đẹp của mình.

Không khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn, tất cả đều có chung một câu trả lời: Những câu văn ở cột B hay hơn những câu văn ở cột A.

– Nó hay hơn vì sao ? Nhiều học sinh lúng túng trước câu hỏi này. Tôi nghĩ giáo viên cần lí giải: Câu ở cột B hay hơn vì đã sử dụng biện pháp nhân hóa: chị chuối, cô hồng nhung… trở nên sinh động, đáng yêu vì đã có những suy nghĩ, tính cách của con người.

Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tôi giới thiệu cho các em cách nhân hoá sự vật.

+ Gọi cây cối  như gọi người.

Chúng ta có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên người: Cô hồng nhung, bác phượng già, chị chuối tiêu,…

+ Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào cây cối.

– Hoa quỳnh trầm tư.

– Đào bích cười tươi roi rói.

– Phong lan yểu điệu.     …

+ Tâm sự, trò chuyện với cây như tâm sự với người.

Bàng ơi hãy thư giãn cùng ta trong những giờ ra chơi nhé !

– Hồng nhung ơi hãy luôn là bạn tốt của ta nhé ! …

Cụ thể, tôi cho các em luyện tập ngay bằng một số bài tập vào buổi hai với đề bài: 

  1. Viết một vài câu văn có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa để miêu tả một số cây xung quanh ?
  2. Nêu tâm trạng của các loài hoa vào mùa xuân ?

Một số học sinh lớp tôi đã viết được những câu văn rất hay như:

– Hồng nhung lộng lẫy trong chiếc áo đỏ thắm mịn màng.

– Cúc vàng ủ rũ nhìn các bạn đi hội xuân. Nó không còn bộ quần áo nào lành lặn cả.

Bằng cách luyện tập này thì việc vận dụng biện pháp nhân hoá vào bài viết của học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt.

Biện pháp 3: Rèn cách viết mở bài văn tả cây cối ấn tượng cho học sinh

Trong các bài văn nói chung và bài văn miêu tả cây cối nói riêng thì mở bài là một phần vô cùng quan trọng. Bởi vì, phần mở bài sẽ tạo ra những ấn tượng đầu tiên cho người đọc khi bước vào trang văn của các em. Mở bài càng hay, càng tự nhiên, hấp dẫn thì càng cuốn hút người đọc, khiến người đọc muốn đến với các phần tiếp theo của bài văn. Vậy để học sinh biết cách viết mở bài sao cho thật ấn tượng, khéo léo và tự nhiên tôi không hướng dẫn các em một cách chung chung. 

Khi dạy bài “Luyện tập tả cây cối (mở bài)” (trang 56, tiếng Việt 4, tập 1, bộ sách Cánh diều) ví dụ chỉ nói: Có hai cách mở bài: Trực tiếp và gián tiếp mà tiến hành theo một số cách cụ thể như sau:

  1. a) Hướng dẫn học sinh viết mở bài bằng cách giới thiệu lí do có cây:

Tôi hướng dẫn học sinh nhận rõ: có những cây từ khi sinh ra chúng ta đã thấy nó ở đó lặng thầm và bền bỉ tỏa bóng mát cho chúng ta như cây bàng ở sân trường, cây đa, cây si cổ thụ. Nhưng cũng có những cây được ông bà, bố mẹ mua về trồng hay do chính bàn tay chúng ta ươm mầm. Sau đó tôi yêu cầu học sinh kể lại lí do có cây để làm thành mở bài cho bài văn miêu tả cây cối.

  1. b) Hướng dẫn học sinh viết mở bài tại một thời điểm miêu tả cây:

Như các em đã biết ở mỗi thời điểm khác nhau cây lại có vẻ đẹp riêng độc đáo.

Ví dụ: Trong vương quốc của mùa hè: 

– Những cây phượng bung tràn sắc đỏ.

– Những cây bằng lăng khoác trên mình chiếc áo tím nhạt dịu dàng.

– Sen trong hồ rực rỡ hồng tươi.

– Những cây hoa sữa nở rộ, mùi hương nồng nàn theo gió.

Chính vì vậy, tôi hướng dẫn học sinh có thể bắt đầu bài văn của mình từ một thời điểm tả cây.

Tôi giới thiệu thêm: ngoài bốn mùa trong năm, các em cũng có thể tả cây ở những thời điểm nhất định trong ngày như vào buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn hoặc thời điểm sau cơn mưa cây cối được gột rửa trông mới mẻ, tươi tắn hơn.

Tôi lưu ý học sinh khi dẫn dắt vào bài từ thời điểm tả cây cần chọn cho mình những hình ảnh thật đẹp, thật đặc trưng của mùa. Và từ đó, giới thiệu đến đặc trưng của cây trong mùa đó. 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

một số phương pháp dạy học môn mĩ thuật thông qua hoạt động học tập cho hs lớp 4 trường th cam thượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn học
4
Mĩ Thuật
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)