SKKN Chuyển đổi số cho học sinh thông qua dạy học Tin học tăng cường
- Mã tài liệu: MP1175 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 10.11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 543 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Chuyển đổi số cho học sinh thông qua dạy học Tin học tăng cường”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng nền tảng số trên ứng dụng google
2. Xây dựng nội dung bài học
3. Xây dựng bài học trên ứng dụng trên google meet.
4. Xây dựng bài học trên ứng dụng trên google sheet
5. Xây dựng bài học trên ứng dụng trên google form
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài:
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng
Chính phủ như sau:
Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá.
Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành.
Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới và nâng cao chất lương chuyển đổi số cho học sinh trong nhà trường, chúng tôi quyết định làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Chuyển đổi số cho học sinh thông qua dạy học Tin học tăng cường” để nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng trong quá trình dạy học và phát triển kỹ năng số cho học sinh.
- Tính mới, đóng góp của đề tài:
- Đề tài phân tích, hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn để xây dựng và hướng dẫn sử dụng kỹ năng số trong chương trình Tin học tăng cường.
- Xác định được những nguyên tắc xây dựng và sử dụng các nền tảng số cho học sinh
- Xây dựng nội dung kỹ năng số nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học Tin học tăng cường.
- Đề xuất phương pháp hướng dẫn sử dụng các kỹ năng cho học sinh trên các nền tảng số.
- Trình bày được phương pháp thực nghiệm, kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm.
- Đối tượng nghiên cứu: Chủ thể: xây dựng và hướng dẫn sử dụng kỹ năng số, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tao nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trên các nền tảng số Khách thể: Học sinh khối 10, 11
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ đề ra, đề tài đã sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển đổi số thông qua dạy học Tin học tăng cường.
- Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm chuyển đổi số.
Chuyển đổi số (Digital transformation) được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),… vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu.
1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc xây dựng và hướng dẫn sử dụng chuyển đổi số cho học sinh trong trường THPT 1.2.1. Đối với giáo viên.
Chuyển đổi số là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học sinh học tập thuận tiện nhất 1.2.2. Đối với học sinh.
Chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu mở khổng lồ cho người học. Điều đó có nghĩa là học sinh có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Thay vì phải tốn chi phí để mua sách hay đến thư viện để mượn.
- . Thuận lợi và khó khăn 2.1 Đặc điểm tình hình lớp:
- Năm học 2022-2023, Nhóm tôi được BGH phân công dạy Tin học tăng cường 2 khối 10,11 với :
+ Tổng số học sinh: 237 học sinh
+ Tổng số học sinh khối 10 : 151 học sinh
+ Tổng số học sinh khối 11 : 86 học sinh
- Số học sinh bắt đầu làm quen với môn Tin học tăng cường chiếm tỉ lệ cao, do là môn học mới nên luôn tạo hứng thú đối với các em.
- Thuận lợi: – Được sự quan tâm chỉ bảo tận tình của BGH nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ cho việc dạy và học.
- Môn Tin học tăng cường là môn tự chọn và mới được áp dụng trong trường nhưng nhà trường tạo điều kiện trang bị máy tính, các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng chuyển đổi số trong nhà trường.
- Giáo viên Tin học được đào tạo kiến thức cơ bản về nền tảng số của trung tâm công nghệ AI (education) và có hệ thống giáo dục sư phạm chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học môn Tin học tăng cường.
(Minh chứng phu lục 1) – Môn tin học tăng cường là môn học trực quan sinh động, môn học giúp học sinh khám phá lĩnh vực mới nên tạo cho học sinh tính tò mò và sự hứng thú trong quá trình học, nhất là những tiết thực hành về kỹ năng số.
- Ở trường học sinh được học tập trong môi trường học tập thoáng mát, sạch sẽ, phòng học khang trang, bàn ghế đúng quy cách.
(Minh chứng phu lục 2) – Phong trào thi KHKT, giải tiếng Anh qua mạng hàng năm được tổ chức các giải huyện, tỉnh, quốc gia, học sinh trường tham gia rất tích cực và cũng đạt được nhiều thành tích cao nên đã góp phần thúc đẩy cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Ngoài ra đó là sự hỗ trợ, giúp đỡ của tập thể GV trong trường với tinh thần đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ nên đã tạo điều kiện trong việc dạy học.
- Được sự ủng hộ của các cấp ủy, BGH, Sở GD&DT nghệ an, phụ huynh toàn trường đã ủng hộ về chương trình dạy học tăng cường nhằm nang cao chuyển đổi số cho học sinh.
- Khó khăn :
- Trong giờ thực hành do mỗi máy có 2 em học sinh ngồi cùng nên thời gian thực hành của các em cũng bị giảm. Chưa kể đôi khi có những máy hỏng có khi các em phải ngồi đến 3 em một máy tính. Do máy tính còn hạn chế lại thường xuyên bị hỏng hóc, nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của các em.
- Môn Tin học tăng cường là môn học còn mới mẻ, tài liệu tham khảo còn rất ít chỉ học trên nền tảng của trung tâm AI (education) nên chưa tạo được điều kiện cho học sinh tham khảo thêm.
(Minh chứng phụ lục 2) – Bên cạnh đó do địa phương là một vùng thuần nông nên điều kiện kinh tế còn khó khăn. Vậy nên rất ít học sinh có máy tính tại nhà, các em chủ yếu tiếp xúc với máy tính ở trường. Do đó sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của các em vẫn còn mang tính chậm chạp và thụ động.
- Tuy có nhiều khó khăn nhưng nhóm chúng tôi vẫn cố gắng và mong muốn học sinh của mình tiếp thu được nội dung chương trình một cách tốt nhất, giúp các em có được vốn kiến thức cơ bản ban đầu để dần bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học công nghệ số.
Chương 2: Xây dựng bài học và hướng dẫn sử dụng các nền tảng số
2.1. Xây dựng nền tảng số trên ứng dụng google
2.3.1 Nguyên tắc xây dựng
- Xây dựng phòng học cho các lớp
- Xây dựng hệ thống quản lý và theo dõi danh sách học sinh – Xây hệ thống quản bài học
- Xây dựng hệ quản lý điểm thông các tiết đánh giá
(Minh chứng phụ lục 3)
2.3.2 Xây dựng nội dung bài học
2.2.2.1. Xây dựng bài học ứng dụng trên google search
TÌM KIẾM THEO NHÓM THÔNG TIN
Tối ưu kết quả tìm kiếm hình ảnh, video đáp ứng yêu cầu sử dụng
MỤC TIÊU |
Đến cuối bài học này, học sinh (HS) có thể ● Nhận biết được lợi ích của bộ lọc tìm kiếm.
- Có thể trình bày cách tìm kiếm hình ảnh trên Google Images và video trên YouTube.
- Có thể liệt kê một số cách quản lý nội dung và kết quả tìm kiếm trên YouTube.
- Áp dụng được phân loại nhóm thông tin trên trang tìm kiếm trong việc tìm kiếm của bản thân.
- Hình thành ý thức chèn chú thích cho hình ảnh và chỉ sử dụng những hình ảnh được cấp quyền sử dụng.
- Có thể sử dụng bộ lọc tìm kiếm cho hình ảnh và video phù hợp với nhu cầu của bản thân.
- Có khả năng phân loại nhóm thông tin trên trang tìm kiếm.
Trả lời các câu hỏi cần thiết sau
- Làm thế nào để tìm kiếm thông tin nhanh hơn? Cách lựa chọn nhóm thông tin phù hợp với từ khóa tìm kiếm?
- Cách sử dụng bộ lọc tìm kiếm để thu hẹp kết quả tìm kiếm trên Google Images và YouTube nhằm có được kết quả tìm kiếm mong muốn nhanh chóng?
Nắm vững và áp dụng lâu dài những hiểu biết sau đây
- Chọn lọc nhóm thông tin tìm kiếm tương ứng với từ khóa và kết quả tìm kiếm mong muốn.
- Sử dụng tốt các bộ lọc được cung cấp trong Google Images và YouTube. Thực hành các kỹ năng số
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 0
- 457
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 502
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 448
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 533
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 416
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 488
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 590
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 521
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 492
- 10
- [product_views]