SKKN Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục chủ đề 6: Hành động vì một môi trường đẹp, môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 – CÁNH DIỀU

Giá:
100.000 đ
Môn: HĐTN - HN
Lớp: 10
Bộ sách: Cánh diều
Lượt xem: 465
Lượt tải: 9
Số trang: 52
Tác giả: Lê Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 4
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 52
Tác giả: Lê Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 4
Năm viết: 2019-2020

Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động tự tìm hiểu về thực trạng rác thải ở môi trường sống của địa phương và nhận thức của con người về rác thải.
Giải pháp 2: Lập page tuyên truyền về bảo vệ môi trường
Giải pháp 3: Kêu gọi gom sách cũ và quần áo cũ để tái sử dụng
Giải pháp 4: Tổ chức làm IMO – men vi sinh xử lí rác thải hữu cơ
Giải pháp 5: Tổ chức chương trình” Chủ nhậtxanh” cho học sinh ra quân làm sạch môi trường sống xung quanh
Giải pháp 6: Tổ chức chương trình đổi rác lấy cây
Giải pháp 7. Nhân rộng mô hình trồng cây xanh thông qua các hoạt động trồng cây chuộc tội, trồng cây tri ân, Trồng hoa đường làng
Giải pháp 8: Phát động phong trào hạn chế sửdụng đồ dùng 1 lần, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường

Mô tả sản phẩm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 

  1. Lý do chọn đề tài. 

“Chúng ta phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường”, đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tại lễ phát động quốc gia hưởng ứng ngày đa dạng sinh học (22/5) và ngày môi trường thế giới (5/6) năm 2022 diễn ra sáng 28/5 tại Quảng Ninh. Nhưng trên thực tế, rác tràn ngập từ đường phố, công viên cho đến bệnh viện hay cả những nơi linh thiêng như đền chùa, và rác được vứt ngay bên cạnh những chiếc thùng rác công cộng. Những khẩu hiệu “Cấm xả rác, vứt rác bừa bãi”, “Hãy bỏ rác vào thùng rác” nơi đâu cũng thấy nhan nhản, những biển báo cấm đỏ rác mọc lên như nấm, nhưng có mấy ai thèm để tâm?  

Hiện tượng vứt rác ra đường đã trở nên quá phổ biến đặc biệt là đối với lớp trẻ hiện nay. Thói “tiện đâu vứt đấy” đã trở thành thói quen của hầu hết người dân Việt Nam. Cũng không khó để tìm được hình ảnh học sinh đi học sớm, cầm theo gói xôi, gói bánh ăn xong quẳng luôn vào gốc cây, không một chút áy náy, có khi còn mang lên lớp ăn và tiện tay nhét luôn vào hộc bàn.  Bên cạnh đó, rất nhiều chai nhựa bị vứt một cách bừa bãi nhiều làm xấu cảnh quan trường học mặc dù đã có thùng rác tái chế. Sau các kì thi, giấy loại xuất hiện khắp các phòng học, sân trường…“Rác ý thức” là từ chính xác nhất để nói về nguyên nhân của hiện tượng này. Là do tư tưởng sai lệch. Các em nghĩ “Có phải nhà mình đâu mà mình giữ, mình không vứt người khác cũng vứt’ đã khiến chúng dễ dàng vứt rác một cách không suy nghĩ, thậm chí vứt rác ngay cạnh thùng rác, vì các em lại cho rằng “đằng nào cũng có tổ trực nhật dọn rồi”. 

Nếu muốn dọn sạch rác ở trường học, những nơi công cộng, đầu tiên, phải dọn sạch “rác” trong tư tưởng mọi người, phải dọn sạch “rác ý thức’. Muốn người dân Việt Nam trở nên văn minh, lịch sự, điều quan trọng nhất là phải ngay từ bây giờ, giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường. Để làm được điều đó, nhà trường sẽ phải thật cố gắng tổ chức những tiết học về môi trường cho các em, giúp các em hiểu được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.  

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay, đã có thêm môn học trải nghiệm hướng nghiệp. Đây là môn học hoàn toàn mới ở bậc THPT, cụ thể hóa mục tiêu chương trình GDPT 2018 của bộ GD&ĐT, với chủ đề 6: Hành động vì môi trường” sẽ giúp giáo viên và nhà trường làm được những điều này dễ dàng hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường,   cùng với sự sáng tạo, tâm huyết trong quá trình giảng dạy, nhóm chúng tôi đã lên kế hoạch giáo dục cho chủ đề này với mục tiêu Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục chủ đề 6: Hành động vì một môi trường đẹp, môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10, bộ sách cánh diều   

2. Mục đích nghiên cứu 

– Nghiên cứu thực trạng về hiểu biết và ý thức của học sinh THPT Quỳnh Lưu 

4 đối với môi trường, rác thải, hiểu biết về phân loại rác, để tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp để nâng cao ý thức về môi trường cho học sinh, qua đó tuyên truyền đến người dân. Từ đó sẽ góp phần giảm thiểu rác thải, phân loại rác thải phù hợp, tìm hướng xử lý rác thải để có được môi trường sống xanh – sạch – đẹp hơn nữa. 

–  Nhằm tạo hứng thú và tăng hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 của bộ giáo dục và đào tạo ban hành. 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

3.1. Đối tượng 

  • Môi trường tự nhiên tại địa phương, tác động của con người tới môi trường tự nhiên 
  • Các giải pháp bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên tại địa phương 
  • Các hoạt động giáo dục phát huy tối đa phẩm chất, năng lực học sinh 

3.2. Phạm vi 

Học sinh khối 10 trường THPT Quỳnh Lưu 4 

-Chuyên đề giáo dục số 6 sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 bộ sách cánh diều: HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG 

  • Chuyên đề giáo dục số 6 sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 bộ sách cánh diều: HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG  
  • Môi trường tại các địa phương nơi học sinh sinh sống: Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Ngọc Sơn, Quỳnh Châu, Nghĩa Thuận 

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 

  • Làm rõ một số vấn đề về khoa học môi trường tự nhiên, rác thải,… 
  • Tìm ra các phương thức để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục chủ đề Môi trường cho học sinh trong trường THPT thông qua các tiết học .  
  • Các giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.  
  • Các hoạt động bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên 

5. Phương pháp nghiên cứu 

5.1. Nghiên cứu lí luận 

Nghiên cứu các tài liệu về môi trường và các tác động của con người đến môi trường, phân loại rác và các giải pháp hạn chế rác thải. Các tài liệu về lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn kĩ năng sống .Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. 

 

5.2. Quan sát trao đổi  

Quan sát các biểu hiện của học sinh, người dân về nhận thức và cách xử lí rác thải. Trao đổi với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

5.3. Thực nghiệm sư phạm 

Tiến hành thực nghiệm trên những đối tượng học sinh cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài, Khảo sát mức độ phù hợp và nhận thức của học sinh đối vấn đề rác thải, đối với các hoạt động giáo dục  đưa ra thông qua phiếu khảo sát.  

  1. Tính mới của đề tài. 

Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đã có rất nhiều, tuy nhiên, để được đưa vào môn học với các tiết học cụ thể, với nhiều hoạt động giáo dục thiết thực tại trường học thì đây là lần đầu tiên. Đây là đề tài mới, chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến trước đó. Giáo viên được phân công đảm trách bộ môn hầu hết chưa được đào tạo một cách bài bản, nên rất lúng túng trong việc thiết kế tiến trình dạy học. Đề tài này mong mỏi được đóng góp một số ý tưởng mới cho đồng nghiệp. 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh thpt trong giai đoạn hiện nay
10.11,12
Kỹ năng sống
4.5/5

100.000 

10.11,12
Kỹ năng sống
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)