SKKN Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
- Mã tài liệu: MP0179 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 671 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
3. Hướng dẫn HS tổng kết
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục Việt Nam đang đổi mới theo hướng dạy học phát huy năng lực người học. Người giáo viên không còn giữ địa vị “độc tôn” mà trở thành người đồng hành, tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tìm kiếm tri thức. Trong môn Ngữ văn, dạy học phát huy năng lực chú trọng phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác và giao tiếp, học tập suốt đời… Người giáo viên dạy văn bên cạnh vai trò là người “kĩ sư tâm hồn” còn phải thay đổi vị trí, không còn là người cung cấp kiến thức mà chuyển sang người hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học. Vậy làm thế nào để có thể tích cực hóa hoạt động của học sinh? Bằng cách nào để tạo ra môi trường học tập tương tác, phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ ở người học? Đó cũng là băn khoăn, trăn trở của tác giả khi tìm đến đề tài này.
Thơ trung đại ra đời cách chúng ta khoảng thời gian hàng trăm năm, với những dấu ấn thi pháp “mã văn hóa” riêng. Nguyễn Trãi là nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, kết tinh tinh hoa của văn học Lí Trần và mở ra bước ngoặt cho sự phát triển của thơ ca dân tộc. Thơ Nôm Nguyễn Trãi mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Tiếng Việt, mộc mạc, giản dị nhưng không phải là dễ tiếp thu, nhất là với học sinh của thế kỉ
XXI hiện nay. Hiểu và đồng điệu với trăn trở, ưu tư rất đời, rất người của ông là cách hậu thế tri âm với người anh hùng dân tộc mà cuộc đời “tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”. Trong quá trình giảng dạy, nhiều em học sinh vẫn hay hỏi tôi: đối với thơ trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi, làm thế nào để viết và cảm nhận tốt? Hơn nữa, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày nay, việc tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, xử lí thông tin, tổng hợp kiến thức áp dụng sáng tạo vào cuộc sống…thông qua dự án học tập cần được chú ý hơn bao giờ hết. Để góp phần giải quyết khó khăn học sinh gặp phải cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, tiệm cận chương trình Giáo dục tổng thể 2018, tôi đã tìm đến đề tài: Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
- GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Giới hạn nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học dự án và cách thức vận dụng phương pháp dạy học dự án trong phân môn Ngữ văn, vận dụng qua dạy học chủ đề thơ Nôm Nguyễn Trãi- bài thơ “Cảnh ngày hè”.
Giới hạn địa bàn:
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, Nghệ An.
- BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được triển khai qua bốn phần:
Phần một: Phương pháp dạy học dự án
Phần hai: Cách thiết kế dạy học môn Ngữ văn theo phương pháp Dạy học dự án.
- Quyết định tên dự án: Tên của dự án phải thể hiện tính có vấn đề, kích thích động cơ và hứng thú cho học sinh tìm hiểu, gắn với thực tiễn
- Xác định mục tiêu của dự án:
- Xác định bộ câu hỏi định hướng: giáo viên đặt vấn đề và định hướng cho học sinh các nhiệm vụ cần giải quyết qua bộ câu hỏi định hướng gồm câu hỏi tổng quát và bộ câu hỏi nội dung.
- Xác định hệ thống phương tiện và phương pháp thực hiện dự án
- Xác định đối tượng, thời gian và môi trường thực hiện dự án
- Xây dựng các hoạt động của dự án:
Phần ba: Vận dụng phương pháp dạy học dự án dạy học bài thơ “Cảnh ngày hè” nhằm tích cực hóa hoạt động học sinh, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, xử lý thông tin.
1.Quyết định tên dự án: Có thể lựa chọn các dự án: Sức sống của thơ Nôm
Nguyễn Trãi”, “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi- hành trình tiếp lửa”
- Xác định mục tiêu của dự án:
- Xác định bộ câu hỏi định hướng: giáo viên đặt vấn đề và định hướng cho học sinh các nhiệm vụ cần giải quyết qua bộ câu hỏi định hướng gồm câu hỏi tổng quát và bộ câu hỏi nội dung. Ví dụ với dự án “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi- hành trình tiếp lửa” chúng tôi xây dựng câu hỏi tổng quát “ Sự cách tân của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm”? và xác định bộ câu hỏi nội dung, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm học sinh
- Xác định hệ thống phương tiện và phương pháp thực hiện dự án
- Xác định đối tượng, thời gian và môi trường thực hiện dự án
- Xây dựng các hoạt động của dự án:
Giai đoạn 1- chuẩn bị: chia nhóm, phân công nhiệm vụ, thiết kế chương trình…
Giai đoạn 2- học kĩ năng: GV giới thiệu cho HS các kĩ năng cần thiết để thực hiện dự án: kĩ năng công nghệ thông tin, làm video…
Giai đoạn 3- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. thực hiện nhiệm vụ học tập: các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên: thu thập, xử lý thông tin,tìm nguồn thông tin…lập báo cáo và hoàn thiện sản phẩm.
Giai đoạn 4- dạy học chuyên đề: Sự cách tân của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm gắn với dạy học bài thơ “Cảnh ngày hè”, học sinh trình bày, giới thiệu sản phẩm nhóm. Các nhóm còn lại theo dõi, quan sát, lắng nghe để nhận xét sản phẩm nhóm bạn. Đặt câu hỏi, trao đổi nhiệm vụ, sản phẩm với các nhóm.
Giai đoạn 5- hoàn thành sản phẩm và tổng kết dự án. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và quá trình thực hiện, căn cứ tiêu chí để chấm điểm.
Phần bốn: Hiệu quả của đề tài
IV: PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
ĐỀ TÀI KẾT HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thống kê phân loại, phương pháp so sánh, đối chiếu, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- NỘI DUNG
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC DỰ ÁN
- Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở trong điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu của việc dạy học. Có ba bình diện cần xem xét trong phương pháp dạy học: quan điểm, phương pháp dạy học cụ thể và kĩ thuật dạy học.
- Quan điểm về phương pháp dạy học
Được hiểu là tổng thể các định hướng về hành động phương pháp, mà ở đó có sự kết hợp của nhiều yếu tố như: nguyên tắc dạy học; cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học; môi trường và điều kiện dạy học; định hướng cụ thể về vai trò của giáo viên, học sinh khi tham gia vào quá trình dạy học.
Quan điểm dạy học bao gồm các định hướng có tính chiến lược và nó chính là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy học cụ thể
Có rất nhiều phương pháp dạy học như phương pháp thảo luận, nghiên cứu, trò chơi hay xử lý tình huống, đóng vai, học nhóm,… Ở đây, phương pháp dạy học sẽ được hiểu là những hành động, cách thức của giáo viên và học sinh nhằm đạt được 1mục tiêu của việc dạy học, ở trong những điều kiện dạy học nhất định. Phương pháp dạy học là cách thức của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu của việc học tập
- Kỹ thuật dạy học
Kỹ thuật dạy học bao gồm các phương pháp, cách thức hành động của giáo viên ở từng tình huống cụ thể, nhằm thực hiện và điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Một số kỹ thuật dạy học cho giáo viên gồm: kỹ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, kỹ thuật hỏi chuyên gia, phòng tranh, kỹ thuật các mảnh ghép hay hoàn thành một nhiệm vụ,…
- Khái niệm phương pháp dạy học dự án
Phương pháp dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng. Nhiệm vụ của phương pháp này đòi hỏi người học cần có tính tự học trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của phương pháp dự án.
- Những đặc điểm chính của phương pháp dạy học dự án
- Mục đích trọng tâm là giáo dục tri thức;
2.Thời lượng trung bình hoặc dài (tối thiểu vài tuần cho tới một học kỳ)
- Đa ngành, đa lĩnh vực (nghĩa là nội dung giảng dạy đòi hỏi phải kết hợp kiến thức của nhiều ngành học, liên môn, tích hợp
4.Vấn đề/ chủ đề đặt ra phải có tính thách thức và gây hứng thú với người học
- Người học làm trung tâm của hoạt động
- Hoạt động nhóm là hình thức làm việc chủ yếu
- Chủ đề phải liên hệ với những vấn đề mang tính thực tiễn
- Có thành phẩm cụ thể, có giá trị thực tiễn
9.Mang lại cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng sống tích cực như kỹ năng quản lý thời gian, quản trị dự án, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng tranh luận xây dựng,…
- Sử dụng các công cụ có tính trực quan và công nghệ thông tin cao.
- Mục đích của dạy học dự án
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]