SKKN Dạy học văn bản “Đọc Tiểu Thanh kí ” (Nguyễn Du, NV 10, tập 1) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
- Mã tài liệu: MP0272 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1524 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT Tỉnh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT Tỉnh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học văn bản “Đọc Tiểu Thanh kí ” (Nguyễn Du, NV 10, tập 1) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
2. Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động 1
3. Luyện tập
4. Vận dụng
Mô tả sản phẩm
- Tên sáng kiến: Dạy học văn bản “Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 1, CTC) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tình trạng giải pháp đã biết
Sáng kiến của tôi áp dụng để dạy học văn bản chữ Hán “Độc Tiểu Thanh kí” của tác giả Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1, chương chình cơ bản.
Qua nhiều năm dạy học chương trình Ngữ văn THPT theo định hướng tiếp cận nội dung, tham khảo cách dạy của các thầy cô cùng chuyên môn, tôi nhận thấy có một số vấn đề sau:
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đã được Bộ Giáo dục và đào tạo phát động và triển khai từ nhiều năm qua. Đặc biệt, ngày 18/12/2020 Bộ giáo dục đã ban hành Công văn số 5512 về tổ chức kế hoạch giáo dục của nhà trường. Theo đó ban hành kèm theo Công văn 5512 là các phụ lục về mẫu giáo án theo Công văn 5512, khung kế hoạch giáo dục của giáo viên, khung kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, khung kế hoạch dạy môn học, mẫu phiếu đánh giá bài dạy… đã chính thức ban hành những hướng dẫn cụ thể cho giáo viên trước thềm CT GDPT 2018 được triển khai ở cấp THPT năm học 2022-2023.Vì vậy, với tư cách là một giáo viên trực tiếp dạy học, ngoài tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, tôi xác định nhiệm vụ trong tâm của mình phải xây dựng, thiết kế kế hoạch bài dạy (KHBD – hay còn gọi là giáo án) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua các tiết dạy để hình thành tâm lí vững vàng khi chương trình GDPT 2018 được triển khai đại trà ở lớp 10 vào năm học sau.
Nguyễn Du không chỉ là tác giả lớn của văn học trung đại Việt Nam, mà còn là Đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Các tác phẩm và tên tuổi của ông đã làm vinh dự nền văn học nước nhà, nâng cao vị thế Văn học Việt Nam trong nền Văn học nhân loại. Vì thế, ngoài Truyện Kiều là tác phẩm bắt buộc thì trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo TT 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) còn quy định một số văn bản bắt buộc lựa chọn trong đó có thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Như vậy, với sự xuất hiện ở cả chương trình cũ và chương trình mới, văn bản chữ Hán “Độc Tiểu Thanh kí” đã khẳng định được vị trí không thể thiếu của mình. Bởi tài năng và tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du không chỉ được thể hiện qua truyện thơ Nôm nổi tiếng là Truyện Kiều mà còn được thể hiện trong một tập thơ bằng chữ Hán “Thanh Hiên thi tập”, trong đó có bài thơ đã trở thành ngữ liệu bắt buộc lựa chọn vào Chương trình SGK mới là “Đọc Tiểu Thanh kí”, phiên âm tiếng Hán “Độc Tiểu Thanh kí”.
Qua phỏng vấn nhanh của tôi về tâm lí khi dạy học các văn bản văn học trung đại Việt Nam của cả giáo viên và học sinh, tất cả đều tựu chung ở ý kiến thấy ngại dạy và thấy khó học các tác phẩm này. Lí do đưa ra khá nhiều do khoảng cách về thời gian trung đại – hiện đại; do vướng mắc về văn tự – đa số không biết chữ Hán, chữ Nôm; do khác nhau về quan niệm nghệ thuật, tư duy thẩm mĩ, phương pháp miêu tả, thể loại,…Tuy nhiên, với gần mười thế kỉ tồn tại và phát triển, Văn học trung đại (VHTĐ) Việt Nam đóng một vai trò vô cùng quan trọng – gạch nối giữa văn học dân gian và văn học hiện đại, tạo nên dòng chảy bất tận cho nền văn học nước nhà. Chính vì vậy việc dạy và học VHTĐ Việt Nạm vẫn là một lựa chọn bắt buộc nhằm góp phần giáo dục học sinh những phẩm chất và năng lực thiết yếu để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước, xã hội.
Ngữ văn là một môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ – nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc, phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha. Chức năng này của văn học được thể hiện rõ nét qua các văn bản Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du mà tôi lựa chọn để xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Ứng dụng STEAM trong dạy học Ngữ văn đang là xu hướng khá phù hợp với các yêu cầu của một kế hoạch bài dạy theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Nó trở thành một phương pháp giáo dục nhấn mạnh việc học dựa trên thực hành thay vì theo cách truyền thống truyền đạt kiến thức. Do đó, trong thiết kế bài dạy Độc Tiểu Thanh kí tôi cũng đã ứng dụng phương pháp giáo dục này nhằm phát huy tối đa việc thực hành, năng lực, phẩm chất, tính tích cực, chủ động của học sinh.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Dạy học văn bản “Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 1, CTC) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm giúp các em có hứng thú học tập môn văn hơn, khơi gợi niềm đam mê tìm hiểu các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đồng thời góp phần nâng cao các năng lực, phẩm chất học sinh.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Một trong hai vấn đề cốt lõi của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCHTW khóa XI là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học”. Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nêu rõ mục tiêu “chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” và yêu cầu “đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống”.
Để thực hiện các chủ trương đó trong điều kiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa được thực hiện ở cấp THPT và tích cực chuẩn bị đầy đủ tâm thế sẵn sàng, chủ động cũng như các điều kiện cần thiết để khi chương trình, sách giáo khoa mới được triển khai, tôi tiến hành thiết kế bài dạy “Độc Tiểu Thanh kí”
(Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 1, CTC) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh với những mục đích sau:
- Để phù hợp với việc vận dụng phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh trong điều kiện thực tế; dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để học sinh tự biết đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói, nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động lập kế hoạch, thu thập và xử lí thông tin, dữ liệu… bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học, chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh.
- Thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học văn bản“Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 1, CTC) sẽ trực tiếp hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu: nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. Từ đó cũng sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) cùng với các năng lực đặc thù (biết đọc và tự đọc văn bản, rèn luyện tư duy và cách viết, có khả năng diễn đạt trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng tự tin, biết tôn trọng người nói người nghe, có thái độ phù hợp trong trao đổi thảo luận) với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản. Từ đó nâng cao chất lượng các bài kiểm tra và chất lượng môn học.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Xây dựng lý thuyết và thiết kế bài dạy bám sát mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lấy học sinh làm chủ thể, thể hiện đúng tinh thần mở và động.
2.2. Nội dung giải pháp
- Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với các giải pháp trước đó
So với các phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú tâm vào nội dung sách giáo khoa đề cập đến thì giải pháp của tôi có nhiều sự thay đổi để phù hợp với Chương trình GDPT 2018, cụ thể sáng kiến có những điểm khác biệt và có tính mới như sau:
DẠY HỌC
TRUYỀN THỐNG |
TÍNH MỚI CỦA BIỆN PHÁP |
Chưa chú trọng tích hợp và phân hóa, việc thực hành của học sinh. | Đã thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn: Đọc văn – Tiếng Việt – Làm văn về cả kiến thức và kĩ năng; tích hợp liên môn lịch sử, nghệ thuật, giáo dục công dân, ngoại ngữ, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, khoa học kĩ thuật, xã hội học… bằng đa dạng hóa các hoạt động học tập từ khởi động, hình thành kiến thức mới cho đến luyện tập, vận dụng. |
Chưa đa dạng hóa sản phẩm học tập của
HS vì thế hình |
Giải pháp đã tích cực góp phần hình thành, bồi dưỡng những phẩm chất và năng lực chủ yếu cho HS đáp ứng mục tiêu dạy học đổi mới toàn diện. Góp phần phát hiện và bồi dưỡng những tài năng ở nhiều môn học xã hội. Tạo một môi trường học tập mở và |
thức kiểm tra, đánh giá HS
còn đơn chiều |
động, ở đó các em được rèn luyện nhiều kĩ năng như nghiên cứu tài liệu, khai thác mạng, giao tiếp, thuyết trình, làm video, cảm nhận tác phẩm văn học bằng nhiều phương thức (vẽ tranh, sáng tác thơ, âm nhạc,..). Có nhiều sản phẩm chất lượng đã được tạo ra trong quá trình các em học tập như: bài cảm nhận sâu sắc, tranh vẽ, thơ, sản phẩm âm nhạc,…sau khi các em học xong văn bản.
Qua đó giúp kiểm tra, đánh giá HS toàn diện. |
- Nội dung, cách thức thực hiện các giải pháp
2.2.2.1. Cơ sở lý thuyết (Theo tài liệu modul 4 của chương trình bồi dưỡng giáo
viên đại trà và công văn 5512/BGDĐT – GDTrH ngày 18/12/2020)
* Qu n niệ v v i tr củ ế h ạch b i dạ
KHBD (hay còn gọi là giáo án) là kịch bản lên lớp của mỗi giáo viên đới với học sinh và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định; là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, thiết bị và học liệu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một bài học nhằm giúp người học đáp ứng yêu cầu cần đạt (YCCĐ) về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương trình môn học.
Xây dựng kế hoạch bài dạy là giai đoạn chuẩn bị lên lớp. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của bài dạy.Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên, thể hiện ở các khía cạnh cụ thể như sau:
+ Thiết lập môi trường dạy học phù hợp: Thông qua việc quyết định trước về mục tiêu, các chiến lược giảng dạy, phương pháp kĩ thuật dạy học và các phương tiện hỗ trợ … một cách thích hợp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]