SKKN Dạy truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng di tích Loa Thành – Đền Cuông nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT
- Mã tài liệu: MP0219 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 859 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng di tích Loa Thành – Đền Cuông nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động phục dựng mô hình di tích Loa Thành – Đền Cuông nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT
2. Công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch hoạt động phục dựng mô hình di tích Loa Thành – Đền Cuông nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
3. Tổ chức thực hiện dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng di tích Loa Thành – Đền Cuông nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
4. Đánh giá hoạt động dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy bằng phương pháp phục dựng mô hình di tích Loa Thành – Đền Cuông.
Mô tả sản phẩm
PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cổ Loa Thành – nơi tìm về những giá trị xưa
Thành Cổ Loa – một di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên đất Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Thành do Vua Thục An Dương Vương xây dựng khoảng năm 257 trước công nguyên, là kinh đô nước Âu Lạc. Thành Cổ Loa ba lần là kinh đô của các triều Thục (257 – 258 TCN), Lý Nam Đế (570 – 602) và Ngô Quyền (939 – 944). Thành có ba vòng đắp bằng đất, vòng trong dài 1.640 m, vòng giữa dài 6500m và vòng ngoài 8000m. Vết tích còn lưu giữ đến ngày nay là những đoạn tường thành, đền thờ An Dương Vương, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, Am Mị Châu, vườn Thuyền, Gò Đống Bắn, Ngự Xạ đài…
Cổ Loa Thành Pho tượng Mị Châu Pho tượng tướng Cao Lỗ Gắn liền với các di tich, danh thắng và các lễ hội là cả một kho tàng huyền thoại. Trong đó có những truyền thuyết nổi tiếng như chuyện thần Kim Quy, chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy…
Thành Cổ Loa trở thành nơi ta tìm về với những giá trị cổ xưa, với những nét đẹp truyền thống quý báu của người Việt Nam. Lễ hội Cổ Loa là lễ hội truyền thống đầu xuân lớn nhất huyện Đông Anh, Hà Nội.
Khai hội Cổ Loa Nỏ thần Kim Quy Tuồng Mị Châu, Trọng Thủy Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng niệm tưởng nhớ công lao và tôn vinh Đức vua An Dương Vương – người sáng lập ra nhà nước Âu Lạc – nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam và là vị vua có công xây thành Cổ Loa.
1.2. Con người xứ Nghệ với lễ hội Đền Cuông
Đền Cuông nằm lưng chừng núi Mộ Dạ, cạnh quốc lộ 1A, gắn với truyền thuyết An Dương Vương, nỏ thần Kim Quy và chuyện tình Mị Châu – Trọng Thuỷ
Hàng năm, vào trung tuần tháng 2 âm lịch, du khách thập phương lại nô nức hướng về Lễ hội đền Cuông. Đây là lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền thống lịch sử – văn hóa của vùng quê biển, là dịp để nhân dân xứ Nghệ và du khách muôn nơi trở về với cội nguồn, thành kính dâng nén tâm hương tưởng nhớ Thục phán An Dương Vương – người có công lớn trong việc đoàn kết các bộ lạc phía Bắc nước ta đánh tan quân xâm lược nhà Tần.
Lễ hội Đền Cuông đã trở thành hoạt động tâm linh của người dân Diễn Châu, người dân Nghệ An và du khách thập phương. Phần lễ trước tiên là lễ rước kiệu Vua, tướng Cao Lỗ và Công chúa Mị Châu từ Đình Xuân Ái về Đền Cuông. Sau đó là lễ tế Thần Thục phán An Dương Vương, tưởng nhớ vị vua anh minh đã có công sáng lập nên Quốc gia Âu Lạc 250 – 208 trước Công nguyên. Lịch sử ghi nhận, nếu xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là nơi An Dương Vương dựng nghiệp lớn xây dựng đất nước thì xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An là nơi Vua Thục rẽ nuớc về với tổ tiên. Vinh dự được chăm lo hương khói thờ tự vị Vua anh minh yên nghỉ trên núi Mộ Dạ linh thiêng, bên Cửa Hiền ngày đêm sóng vỗ và bên đường giao thông xuyên Việt, người dân Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An càng nêu cao trách nhiệm tôn vinh giá trị truyền thống dân tộc đại Việt và bản sắc văn hoá xứ Nghệ, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích Lịch sử – Văn hoá của đất nước – Đền thờ An Dương Vương cho hôm nay và mai sau.
Nhiều năm qua, Đền Cuông được Bộ Văn hoá – thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm đầu tư, tôn tạo quần thể di tích này gắn với khai thác du lịch sinh thái Cửa Hiền, hồ Xuân Dương, biển Diễn Thành, Bãi Lữ nên ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
1.3. Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới
Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 và yêu cầu đổi mới sách giáo khoa nhằm phát triển toàn diện cho người học về phẩm chất, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kĩ năng, năng lực, tính năng động và sáng tạo; hình thành phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam XHCN. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Chính những quan điểm, định hướng nêu trên đã tạo điều kiện tiền đề, cơ sở, môi trường pháp lý đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất của việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học nói riêng.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng, tập trung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Phần lớn năng lực của học sinh được hình thành và phát triển thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, một trong những hoạt động đó hoạt động sáng tạo phục dựng mô hình đóng một vai trò hết sức quan trọng và đem lại hiệu quả cao trong việc hình thành và phát triển nhiều phẩm chất, nhiều năng lực cho học sinh hơn cả.
Nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực người học của chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian sắp tới, tôi đã mạnh dạn chọn văn bản truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Theo tôi đây là một tác phẩm hay, độc đáo, rất sát thực với cuộc sống, có giá trị sâu sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Và trong các giá trị ấy, tôi nghĩ, đóng góp quan trọng nhất là tác phẩm đã đem đến cho học sinh một cái nhìn đúng đắn về những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ đó giáo dục cho các em có ý thức khắc phục những hạn chế và giữ gìn, phát huy hơn nữa những thế mạnh của những nét đẹp truyền thống văn hóa nước nhà, để ngày càng làm cho văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đúng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Hơn nữa tôi thiết nghĩ, đạo đức, nhân cách cũng như bản lĩnh của một con người luôn gắn bó mật thiết với truyền thống của quê hương, đất nước. Để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta trong thời kỳ mới, việc giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa ở địa phương là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trường chúng tôi luôn coi trọng công tác giáo dục truyền thống văn hóa lịch sử, truyền thống uống nước nhớ nguồn trên mảnh đất quê hương xứ Nghệ cho các thế hệ học sinh của nhà trường.
1.4. Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy gắn với phục dựng mô hình di tích Loa Thành – Đền Cuông
Trong giảng dạy truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, Với những đặc trưng riêng của thể loại truyền thuyết – là nghệ thuật lựa chọn các sự kiện và nhân vật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật, phân tích tập trung nhất lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc… Truyền thuyết lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó. Do đó, dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Những truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà nội dung qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình. Và tinh thần nhân văn chính là cái gốc, với “nhánh cây” ý thức về độc lập, tự do đã giúp nhân dân thừa sức ước mơ và hi vọng”.
Dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy cũng góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hội họa, đồ họa thiết kế công trình xây dựng trong thực tiễn …
Sau những trăn trở, tìm tòi, khám phá, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Dạy truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]