SKKN Định hướng đọc hiểu truyện dân gian: Truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (Ngữ văn 10) theo hệ thống câu hỏi thang bậc tư duy của Bloom nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học
- Mã tài liệu: MP0276 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 856 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Văn Thụ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Văn Thụ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Định hướng đọc hiểu truyện dân gian: Truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (Ngữ văn 10) theo hệ thống câu hỏi thang bậc tư duy của Bloom nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1: Tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm các câu hỏi trong SGK đề cập đến những cấp độ đọc hiểu, về chất lượng đào tạo, giáo dục và khắc phục những nhược điểm câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, trực tiếp về nội dung, hình thức của câu hỏi truyền thống về dạy học truyện dân gian Việt Nam trong SGK Ngữ văn 10 hiện hành.
2: Phối hợp các dạng câu hỏi mở, câu hỏi khám phá, câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề sáng tạo với câu hỏi phát triển năng lực tư duy như câu hỏi tư duy phê phán và câu hỏi tư duy sáng tạo.
Mô tả sản phẩm
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt | Viết đầy đủ | |
GD & ĐT | Giáo dục và đào tạo | |
SGK | Sách giáo khoa | |
TN | Tốt nghiệp | |
THPT | Trung học phổ thông | |
SK | Sáng kiến | |
GV | Giáo viên | |
HS | Học sinh | |
CH | Câu hỏi | |
VD | Ví dụ | |
VHDG | Văn học dân gian | |
ADV, MC, TT | An Dương Vương , Mị Châu , Trọng Thủy | |
- Tên sáng kiến : “ Định hướng đọc hiểu truyện dân gian: Truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ” ( Ngữ văn 10) theo hệ thống câu hỏi thang bậc tư duy của Bloom nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của người học.”
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN
- Tình trạng các giải pháp đã biết
1.1.Trong thực tế giảng dạy, trước khi có sáng kiến, việc xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyện dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10) đã được giáo viên áp dụng qua một số giải pháp sau:
a. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
- Ưu điểm của giải pháp: Trong những năm trước khi có sáng kiến, chúng tôi đã thực hiện giải pháp này và đạt được kết quả nhất định. Các câu hỏi trong sách giáo khoa phần nào cũng đã đề cập đến những cấp độ đọc hiểu. Đọc hiểu nội dung của văn bản, đọc hiểu giá trị nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa thẩm mĩ của văn bản. Với giải pháp này học sinh phát triển khả năng huy động kiến thức nền trong cấu trúc năng lực đọc hiểu văn bản.
- Hạn chế của giải pháp ở chỗ: Các câu hỏi trong sách giáo khoa chưa khai thác được những đặc trưng thể loại của từng văn bản (Ví dụ: trong bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy chưa khai thác được đặc trưng của thể loại truyền thuyết). Hệ thống câu hỏi chưa sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, những câu hỏi liên hệ đời sống thực tế, câu hỏi vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống mới chưa được chú ý đến. Do đó cần xây dựng thêm hệ thống câu hỏi vận dụng ở mức độ cao, những câu hỏi trải nghiệm, những câu hỏi liên hệ vào trong giờ học đọc hiểu để tác động đến học sinh, rèn luyện năng lực đọc hiểu cho học sinh, chưa phát huy được phẩm chất, năng lực của người học.
- Nguyên nhân của hạn chế trên là từ hai phía:
+ Về phía giáo viên: Giáo viên phát phiếu học tập, câu hỏi nêu lên trong phiếu học sinh chỉ cần dựa vào sách giáo khoa chép lại nguyên xi là đạt yêu cầu…Câu hỏi đưa ra mà nội dung trả lời có sẵn trong SGK, học sinh không cần phải động não, không cần ghi nhớ chỉ cần đọc đúng là trả lời được vấn đề mà thầy, cô giáo nêu lên. Việc sử dụng SGK theo cung cách nêu trên sẽ dần dần hình thành một tật xấu cho học sinh đó là cứ mỗi khi giáo viên đưa ra câu hỏi học sinh không động não, không tư duy mà nhanh chóng nhìn vào SGK để tìm câu trả lời. Cách làm này giờ dạy diễn ra có vẻ trôi chảy nhẹ nhàng tuy nhiên hiệu quả giờ dạy rất thấp, dấu ấn các kiến thức được khắc họa trong trí não học sinh rất mờ nhạt, không đạt được các yêu cầu và mục tiêu của việc dạy học. Các câu hỏi mà giáo viên đưa ra không những không phát huy tính tích cực mà trái lại làm cho học sinh có thói quen trông chờ ỷ lại, ít cố gắng.
+ Về phía học sinh: hiếm khi hoặc không bao giờ chủ động phản biện, đặt câu hỏi với giáo viên, bạn bè về nội dung bài học hoặc thể hiện ý kiến cá nhân trước tập thể lớp khi tranh luận, thuyết trình trước lớp. Điều này cũng dễ thấy bởi trong giáo án của giáo viên không thiết kế các câu hỏi để học sinh được tranh luận thuyết trình về một nội dung học tập nào đó trước lớp. Bên cạnh đó, việc đọc hiểu của học sinh hiện nay mới dừng lại ở nội dung hiểu mục đích, nội dung câu chuyện chưa thể hiện ở việc cảm thụ nét đẹp, ý nghĩa và vận dụng vào thực tiễn.
Vì vậy, việc cần đổi mới ở các bước như: Xác định mục tiêu bài học; Câu hỏi cần đảm bảo khai thác những đặc trưng chung của thể loại tự sự dân gian; Câu hỏi cần hấp dẫn, gợi mở kích thích sự khám phá của học sinh và đặc biệt cần chú trọng vào các câu hỏi hình dung, tưởng tượng, đánh giá… theo thang bậc tư duy thì hiệu quả sáng kiến sẽ cao hơn.
- Giải pháp 2: Dạy lý thuyết kết hợp với minh họa và tái hiện trên lớp
-
- Ưu điểm của giải pháp là: Người thầy vừa tổ chức, hướng dẫn các em tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện dân gian, vừa giới thiệu, minh họa trực tiếp những hình ảnh, những tài liệu ngoài văn bản có liên quan đến bài học. Ví dụ: Khi định hướng văn bản “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” – để giúp các em hiểu rõ hơn những đặc điểm của truyền thuyết, giáo viên có thể giới thiệu những hình ảnh, tài liệu liên quan đến
tác phẩm như tranh vẽ về tác phẩm “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy” hoặc trình chiếu một đoạn phim về khu di tích thành Cổ Loa ở Sóc Sơn, Vĩnh Phúc và trong phần đọc văn bản, nên phân vai để các em thể hiện. Hướng dẫn các em đọc diễn cảm, đọc theo vai nhân vật. Với giải pháp dạy lý thuyết kết hợp với minh họa và tái hiện trên lớp học sinh không chỉ nắm chắc nội dung của tác phẩm mà còn hứng thú và say mê với môn học hơn.
- Hạn chế của giải pháp ở chỗ: Việc sử dụng đồ dùng dạy học để minh họa cho bài dạy đối với môn văn cũng không thuận lợi như các môn học khác. Với môn văn, đồ dùng dạy học có khi không phải là những đồ vật cụ thể mà nó là những phi vật thể, có khi chỉ là một lời ca, một lời ru, một giọng kể xúc động, một đoạn phim… Nếu sử dụng không linh hoạt, không tái hiện được đúng tinh thần của văn bản sẽ gây tri giác tản mạn ở học sinh và làm cho học sinh khó hiểu.
- Nguyên nhân của hạn chế trên là ở chỗ: Trong thực tế quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên chỉ đưa ra tranh ảnh minh họa, đưa những tài liệu ngoài văn bản có liên quan đến bài học mà chưa kết hợp chặt chẽ và tiến hành song song nhiều hoạt động, nhiều phương pháp, đặc biệt chưa chú ý tới hệ thống câu hỏi gợi mở, những lời bình, lời phân tích…
Vì vậy, cần đổi mới ở khâu: Kết hợp linh hoạt giữa tranh ảnh minh họa với hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu.
- Đánh giá chung về ưu điểm và hạn chế của những giải pháp trước khi có sáng kiến:
Về ưu điểm của giải pháp là: Các giải pháp bước đầu đã giúp học sinh phát triển khả năng huy động kiến
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]