SKKN Giáo dục học sinh phân biệt tin giả và một số vấn đề về luật an ninh mạng khi sử dụng internet

Giá:
100.000 đ
Môn: Tin học
Lớp: 10
Bộ sách:
Lượt xem: 642
Lượt tải: 9
Số trang: 48
Tác giả: Bùi Thị Oanh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn 2
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 48
Tác giả: Bùi Thị Oanh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn 2
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Giáo dục học sinh phân biệt tin giả và một số vấn đề về luật an ninh mạng khi sử dụng internet triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

5.1. Thực hiện công tác tuyên truyền
5.2. Giải pháp trang bị kiến thức thông tin cho học sinh THPT
5.3. Trang bị kiến thức về Luật An ninh mạng cho học sinh
5.4. Tích hợp giáo dục Tin giả và Luật An ninh mạng trong bộ môn Tin học
5.5. Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin nội bộ
5.6. Xây dựng phần mềm và hướng dẫn học sinh tạo ra phần mềm phân biệt tin giả đơn giản
5.7. Tổ chức tuyên truyền pháp luật
5.8. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật An ninh mạng và năng lực phát hiện tin giả

Mô tả sản phẩm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu
Hiện nay, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0, nguồn thông tin trên Internet phong phú đa dạng, luôn cập nhật liên tục. Trong nguồn thông tin khổng lồ đó, có rất nhiều thông tin hữu ích cho cuộc sống, nhưng cũng có nhiều thông tin lệch lạc, có hại, gây hiểu nhầm hoặc kết luận nhầm mà người xem khó phân biệt.
Theo khảo sát sơ bộ tại đơn vị và 2 trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn, số lượng học sinh sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, học tập, giải trí đạt tỉ lệ 100%. Tuy nhiên, kỹ năng phân biệt tin giả và các hiểu biết liên quan Luật An ninh mạng của các em chưa cao, một số em khi được hỏi thì mới biết có tồn tại Luật An ninh mạng. Việc các em tiếp cận các tin giả nhưng không có kỹ năng phân biệt làm cho các em hiểu sai, hình thành nhận thức về thế giới quan, về xã hội về các vấn đề tâm sinh lý một cách lệch lạc, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển tâm sinh lý và hình thành nhân cách con người.
Đội ngũ giáo viên tin học được xem là những người có hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực khoa học, đời sống. Hơn nữa với đặc thù môn học, với thế mạnh chủ lực giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ khả năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin trong đời sống, học tập và lao động cho các em học sinh. Hơn ai hết, chúng ta – những giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học là những người đi tiên phong, có vai trò quyết định và chịu trách nhiệm trong vấn đề trang bị cho học sinh các kiến thức thông tin cần thiết, kỹ năng nhận biết, ngăn chặn tin giả.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc trang bị cho các em học sinh kỹ năng phân biệt tin giả cũng như nắm vững một số nội dung của Luật An ninh mạng giúp các em tự tin hơn khi tham gia mạng xã hội, an toàn hơn khi truy cập Internet, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện đề tài: “Giáo dục học sinh phân biệt tin giả và một số vấn đề về Luật An ninh mạng khi sử dụng Internet.”
2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và một số đối tượng liên quan.
Nghiên cứu nhu cầu, thói quen, cách thức,… sử dụng Internet của học sinh.
Nghiên cứu một số nền tảng thông tin Internet và các trang mạng xã hội.
Nghiên cứu các nguồn thông tin chính thống, hạn chế sản xuất và phát tán tin giả.
Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục học sinh phân biệt tin giả.
Nghiên cứu Luật An ninh mạng và hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng và các vấn đề liên quan.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu và xử lí thông tin:
Phương pháp trực quan
Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp khảo sát điều tra
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp sử dụng toán thống kê

PHẦN II. NỘI DUNG

1. Một số vấn đề về tin tức
1.1. Tin tức là gì?
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm liên quan đến tin tức. Có nhiều khái niệm về tin tức, ở đề tài này nhóm tác giả lựa chọn khái niệm dễ tiếp cận, phổ thông nhất. Tin tức được hiểu là thông điệp về một sự kiện, hiện tượng thời sự có ý nghĩa trong xã hội. Tin tức cũng được hiểu là những thông tin mà trước đó không biết.
1.2. Khái niệm Tin giả
Tin giả (tiếng Anh gọi là Fake news hay Fake informations) là một thuật ngữ được hiểu đơn giản là những tin tức, những câu chuyện không đúng sự thật đã và đang diễn ra.
Tin giả được viết và xuất bản thường là với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan, thực thể hoặc người, đạt được về mặt tài chính hoặc chính trị, thường sử dụng lối viết giật gân, không trung thực hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng độc giả. Tương tự, các câu chuyện và tiêu đề bẫy để nhấn chuột vào kiếm doanh thu quảng cáo từ hoạt động này.
Tờ New York Times khẳng định, tin giả trên Internet là những bài báo giả tạo nhằm mục đích đánh lừa người đọc, thường với mục đích kiếm lợi thông qua “lickbait”. “Clickbait” là thuật ngữ được dùng trên Internet mang nghĩa “có mục đích chính là thu hút sự chú ý và khuyến khích khách truy cập nhấp vào liên kết tới một trang web cụ thể”.
“Tin giả là một hình thức lừa dối hoặc cố tình truyền tin sai lệch với mục đích gây hiểu lầm về mặt tài chính hoặc chính trị, khác hẳn với các bài viết mang tính chất châm biếm thông thường” là một quan niệm khác về khái niệm này. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, tin giả là bất kỳ bài viết, hình ảnh hay video nào chứa thông tin sai sự thật được nguỵ trang dưới dạng nguồn tin đáng tin cậy.
Như vậy, tin giả là thuật ngữ dùng để chỉ những thông tin bịa đặt, không có thật, cố tình đăng tải lên các phương tiện truyền thông vì mục đích kinh tế, chính trị và có tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Tin giả là những thông tin được tạo ra giống tin thật, có chứng cứ bằng hình ảnh, thậm chí là video để tạo niềm tin tuyệt đối cho người xem.

1.3. Lịch sử tin giả
Trong những năm gần đây, khi sự tự do ngôn luận cùng với khoa học công nghệ hỗ trợ trở thành virus lan truyền đến cộng đồng nhanh chóng và khó kiểm soát, gây nhiều tác động tiêu cực. Tuy nhiên tin giả đã có nguồn gốc từ xưa. Chẳng hạn, ở thế kỷ thứ XV, trong Lễ Phục sinh năm 1975 ở Trent (Italy), một đứa bé hơn 2 tuổi tên Simonino đã bị mất tích và một thầy thuyết giáo dòng Franciscan, Bernardino da Feltre đã tuyên bố cộng đồng người Do Thái địa phương đã sát hại đứa trẻ, rút và uống máu của nó để mừng lễ “Vượt qua”. Tin giả nhanh chóng được lan đi. Nhưng từ lâu trước đó, ông Da Feltre đã nói thi thể cậu bé được tìm thấy trong tầng hầm nhà một người Do Thái.
Ngày 01/04/1957, tại Thuỵ Sĩ, xuất hiện tin ảnh nông dân thu hoạch sợi mỳ spaghetti từ cây và đem ra ngoài phơi khô. Tin giả này do đài BBC của Thuỵ Sĩ phát tán. Ngay sau bản tin, họ nhận được hàng nghìn cuộc điện thoại hỏi về cách trồng spaghetti như thế. Nhưng thực tế, đây chỉ là một trò đùa của nhà đài nhân ngày Cá tháng Tư. Đáng tiếc là hậu quả của nó để lại khá nghiêm trọng bởi với tư cách là một cơ quan báo chí chính thống của Mĩ, BBC hay bất cứ kênh truyền thông nào khác không được phép đưa tin giả đến với công chúng bởi dù chỉ là vô tình hay cố ý. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và khiến họ có phản ứng nghi ngờ khi tiếp nhận thông tin của các cơ quan báo chí.
Như vậy, có thể thấy, tin giả không phải mới xuất hiện trong những năm gần đây mà đó đã xuất hiện từ thời cổ đại, trung cổ. Nhưng có lẽ tin giả trở nên bùng nổ khi mạng Internet xuất hiện. Hàng ngày, có rất nhiều tin giả được tung lên mạng xã hội và nhiều tin giả đã trở thành chủ đề hot được nhiều người quan tâm. Việc xuất hiện các công cụ xuất bản tin tức một cách dễ dàng đã khiến tin giả được tạo ra dễ hơn bao giờ hết. Các kênh truyền thông, mạng xã hội chính là những phương tiện đưa tin giả đến với công chúng một cách nhanh nhất, nhiều nhất. Nội dung tin giả thường đề cập đến vấn đề chính trị, tin tức giật gân, những chuyện lạ, câu chuyện về nhân vật nổi tiếng,… Tin giả thường đề cập đến các vấn đề nóng trong xã hội nên tin giả rất dễ lan truyền, có ảnh hưởng lớn và nó càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều người tin rằng tin giả là tin thật. Các nghiên cứu cho thấy, những câu chuyện bịa đặt, tin giả khi lan truyền đã thu hút lượng tương tác nhiều hơn tin của các cơ quan báo chí chính thống nổi tiếng.
1.4. Nguyên nhân hình thành tin giả
Trước đây, khi mạng xã hội chưa phát triển, báo chí chính thống là nơi cung cấp thông tin chủ yếu cho công chúng, nhưng đến nay, mạng xã hội đang trở thành nguồn tin chủ yếu trong giới truyền thông. Khi có Internet, thông tin từ một cơ quan báo chí cần nhanh hơn. Nhà báo tiếp nhận nguồn tin sẽ luôn muốn tin tức mình có được sẽ cập nhật nhanh chóng nhất, là tin “độc quyền”,… Điều đó dẫn đến hệ quả phóng viên, biên tập viên không dành nhiều thời gian hoặc thậm chí bỏ qua khâu kiểm chứng nội dung. Chưa kể đến việc tuân thủ các quy trình biên tập, xuất bản tin bài ở nhiều cơ quan báo chí bị buông lỏng, nhiều khâu biên tập kém hoặc bị bỏ qua. Chính những việc làm thiếu trách nhiệm đó đã góp phần phát tán tin giả lên mặt báo chính thống.
Ngoài việc buông lỏng trong khâu kiểm duyệt, biên tập của các phóng viên báo chí chính thống nêu trên, hàng ngày còn có một lượng rất lớn tin giả được tạo ra nhằm mục đích câu view, câu like kiếm tiền; thu hút tương tác để bán hàng; tạo scandal để nổi tiếng; tạo kích động, gây bất ổn xã hội phục vụ cho những mục đích xấu,…
Hiện nay, số lượng các trang web, mạng xã hội bùng nổ đã giúp đăng tải tin giả ngày càng nhiều, khó kiểm soát hết cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất hiện tin giả. Nhiều trang tin giả có hình thức giả trang tin chính thống khiến công chúng bị nhầm lẫn, thậm chí ngay cả những người có chuyên môn cũng bị đánh lừa. Trong khi đó, việc phân biệt tin giả, tin thật rất khó khăn bởi tin tức không có chuẩn mực để đối chiếu.
1.5. Đặc trưng cơ bản của tin giả
Một đặc trưng của tin giả là mang nội dung gây sốc, đánh vào tâm lý tò mò của công chúng. Trong khi đó tỉ lệ công chúng “thông hiểu truyền thông” còn thấp. Đa phần mọi người tiếp cận tin tức do thị hiếu, do nhu cầu, mang tâm lý cả tin nên thường tin vào những thông tin mà mình đọc được. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tin giả dễ lan truyền, được một bộ phần người dân đón nhận và phát tán.
Theo một số nhà nghiên cứu, xu hướng chia sẻ thông tin phụ thuộc vào tính thiên vị trong công chúng. Khi cộng đồng chia sẻ tin tức đồng nghĩa với việc họ có cùng quan điểm với nguồn tin được chia sẻ. Nó giống như một cách tuyên bố mối quan hệ của người tiếp nhận với một cộng đồng xác định. Khi một thông tin được đăng tải, chỉ cần nguồn tin đó phù hợp với quan điểm của cộng đồng thì đồng nghĩa với việc cá nhân người tiếp nhận sẽ là cầu nối gắn kết chặt chẽ hơn mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng ấy.
Nhiều thông tin mặc dù đã được cơ quan chức năng khẳng định là giả mạo nhưng vẫn gây tranh cãi trong dư luận vì vẫn có một số bộ phận công chúng bảo vệ quan điểm của mình và kết luận sự việc theo ý kiến cá nhân của bản thân họ. Theo nghiên cứu gần đây, phần lớn người được khảo sát đều tin vào khả năng phát hiện tin giả của mình. Cũng chính vì lý do này dẫn đến họ không muốn và không thực hiện việc kiểm chứng lại thông tin.
Sự dễ dãi trong việc kiểm chứng thông tin của các nhà báo và cơ quan báo chí, sự hiếu kỳ ngây thơ của một bộ phận người dân khi tiếp nhận thông tin; sự hỗn loạn của các trang web, các trang mạng xã hội đăng tin giả để câu view; sự dễ dàng trong việc phát tán tin tức,… là nguyên nhân dẫn đến tin giả tồn tại, tạo nên một hệ sinh thái tin tức mà người xem không biết đâu là tin thật đâu là tin không thật.
2. Mạng xã hội
2.1. Internet và mạng xã hội
Internet là một liên mạng máy tính toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông. Internet là mạng của các mạng máy tính. Trong mạng này, các máy tính và thiết bị mạng giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất. Đó là bộ giao thức TCP/IP (Transmision Control Protocol – Internet Protocol).
Trước khi tìm hiểu định nghĩa mạng xã hội (social network), cần tìm hiểu khái niệm truyền thông xã hội (social media) bởi hiện nay ở Việt Nam, hai khái niệm này dang được sử dụng chưa có sự phân biệt rõ ràng.
Theo Ruth Page, truyền thông xã hội là các ứng dụng trên Internet nhằm thúc đẩy các mối tương tác xã hội giữa các thành viên tham gia. Theo Kaplan và Haenlein, định nghĩa truyền thông xã hội là một nhóm ứng dụng trên Internet được xây dựng trên nền tảng công nghệ và lý tưởng của web 2.o nhằm tạo điều kiện cho sự sáng tạo và trao đổi thông tin của người sử dụng. Truyền thông xã hội là công cụ truyền thông và công chúng có thể tạo ra và trao đổi thông tin trên mạng Internet.
Theo định nghĩa chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông, mạng xã hội “là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”.
2.2. Lịch sử xuất hiện mạng xã hội tại Việt Nam
Như chúng ta đã biết, Internet chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1997, sau gần mười năm thì mạng xã hội đầu tiên (Yahoo 360) mới thực sự xuất hiện ở nước ta. Trước thời điểm Yahoo 360 ra đời, ở Việt Nam đã xuất hiện một số dịch vụ kết nối qua mạng Internet (social network), điển hình là Yahoo
Messenger và Gmail, nhưng những dịch vụ đó mang tính cá nhân nhiều hơn là mạng xã hội. Năm 2005, Yahoo 360 được thí điểm ở Việt Nam. Điểm khác biệt của Yahoo 360 so với Yahoo Messenger hay Gmail là nó giúp cho người dùng tạod được một trang cá nhân riêng, từ đó có thể viết blog, chia sẻ quan điểm, trao đổi và thảo luận thông tin với những người dùng khác. Với những năm hoàng kim nhất Yahoo 360 thu hút hơn hai triệu người dùng ở Việt Nam. Năm 2006, Vietnamnet bình chọn “làn sóng blog” là một trong 10 sự kiện công nghệ thông tin tiêu biểu trong năm.
Năm 2008, Yahoo tuyên bố đóng cửa dịch vụ blog Yahoo 360. Đó cũng là thời điểm sau một năm thâm nhập thị trường Việt Nam của mạng xã hội Facebook và có những bước phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện Facebook đánh dấu một bước phát triển mới truyền thông xã hội ở Việt Nam, đặc biệt khi xét đến quy mô lan toả của thông tin. Nếu như với nền tảng blog, người dùng có thể tạo ra nội dung, nhưng bị hạn chế về khả năng chia sẻ thì Facebook đã phá vỡ rào cản này với tính năng “share” rất dễ dàng, kết nối mạng lưới “friends” nhanh và rộng cùng sự nhạy bén của các tính năng tương tác khác.
Facebook đã góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển của văn hoá Internet Việt Nam sang một giai đoạn phát triển mới. Hiện nay, với hơn 76 triệu người dùng (chiếm hơn 70% dân số), với một cộng đồng lớn mạnh như vậy, số lượng công dân mạng (netizens) của Việt Nam đủ để hình thành nên một xã hội mạng lưới (network society) thực sự, với sự trợ giúp của các công cụ truỳen thông đại chúng mới, tự tạo ra một lượng thông tin khổng lồ và cũng tự lan truyền khối lượng thông tin đó đến với nhau. Đây cũng là thời điểm mà mạng xã hội bắt đầu tạo ra những ảnh hưởng lớn đến báo chí, truyền thông ở Việt Nam và cũng là thời thế để tin giả được lan truyền chóng mặt và gây những ảnh hưởng, những hệ luỵ không tốt đối với xã hội.
2.3. Cơ chế lan truyền tin giả trên mạng xã hội
Kết quả nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts về 126 nghìn tin giả và tin đồn trong 11 năm cho thấy chúng lan nhanh hơn, xa hơn, sâu hơn và rộng hơn so với tin chính thống. Đặc biệt, tin giả thường được người dùng đăng tải lại nhiều hơn. Theo giáo sư Sinan Aral thì nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên bởi tin giả thường mới lạ hơn, và mọi người thường hay chia sẻ những thông tin mới lạ. Mặc dù nhóm nghiên cứu không kết luận rằng tính mới lạ giúp tin giả được đăng lại nhiều hơn, nhưng họ khẳng định tin giả có xu hướng tạo ra bất ngờ hơn tin thật, khiến chúng dễ được chia sẻ nhiều hơn.
Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của BKAV cho thấy, 63% người dùng thường xuyên tiếp xúc với tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó khoảng 40% là nạn nhân hàng ngày.
Việc thông tin lan truyền trên mạng theo “logic” “một đồn mười, mười đồn trăm”. Thông tin càng có giá trị hoặc có sức ảnh hưởng (tiêu cực hay tích cực) thường sẽ được lan truyền nhanh chóng. Tin giả thường được những đối tượng mà các nhà nghiên cứu báo chí gọi là “nhà báo công dân” tung ra. Sự ra đời của Internet, truyền thông xã hội và nền tảng web 2.0 đã tạo ra một thế hệ công chúng mới, độc giả không chỉ là nhưng người tiếp nhận tin tức mà còn là người chủ động cung cấp, lan truyền những thông tin cho người khác và thậm chí cho các báo chí chính thống. Chỉ cần có công cụ hỗ trợ là mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, Twitter,…) thì các “nhà báo công dân” có thể dễ dàng đăng tải thông tin và chia sẻ nó đến mọi người. Nhưng đây cũng chính là một nguồn phát tán tin giả đáng báo động. Bởi lẽ đa phần “nhà báo công dân” chỉ đơn thuần là những người sử dụng mạng xã hội, họ không được đào tạo chuyên sâu về báo chí, cũng có thể không có khả năng đọc và phân tích tin. Chính vì vậy, nhiều thông tin họ đưa ra, chia sẻ là tin giả. Chưa kể một số kẻ có tâm địa xấu đã lợi dụng mạng xã hội để cố tình tạo và lan truyền tin giả đến công chúng.
2.4. Thói quen và tâm lý cư dân mạng khi tiếp nhận thông tin
Thói quen chia sẻ thông tin của người dùng phản ánh tâm lý muốn thông báo, chia sẻ những thông tin mới nhất, nóng nhất trên trang cá nhân của mình cho bạn bè, người thân. Một tin tức giật gân về vấn đề nóng nào đó sẽ thu hút được sự quan tâm, bàn luận đặc biệt và chia sẻ nhanh chóng của người dùng.
Tuy nhiên, với thói quen tiếp nhận và chia sẻ thông tin của một bộ phận lớn người dùng hiện nay thường không cần trọng xem xét tính đúng đắn của tiêu đề, nội dung câu chuyện được chia sẻ trực tuyến; không kiểm chứng thông tin trước khi comment hay tương tác; thậm chí có nhiều người chỉ đọc lướt tiêu đề mà không cần xem nội dung bên trong đã tiếp tay cho những đối tượng muốn lan truyền tin giả.
3. Luật An ninh mạng và một số vấn đề liên quan
3.1. Luật An ninh mạng là gì?
Luật An Ninh mạng là một bộ luật đã được Quốc hội Việt Nam đã thông qua. Luật mới về An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 tại Việt Nam. Không chỉ cung cấp các biện pháp bảo vệ môi trường mạng mà ở một mức độ nào đó đã được quy định bởi Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015, Luật An Ninh Mạng cũng bao gồm nhiều điều khoản khác nhau để kiểm soát nội dung được đăng hoặc xuất bản trên mạng. Dưới đây là một số vấn đề nổi bật luật an ninh mạng.
3.2. Phạm vi áp dụng của Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, được định nghĩa rộng rãi là đảm bảo rằng các hoạt động trong không gian mạng không gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đặc biệt, Luật An ninh mạng sẽ áp dụng cho các tổ chức ở nước ngoài, có người dùng cư trú tại Việt Nam như Google hoặc Facebook.
Luật An ninh mạng bao gồm tất cả các mạng về cơ sở hạ tầng CNTT, viễn thông, Internet, hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu, xử lý thông tin, hệ thống lưu trữ và kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của mọi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong không gian mạng và người dùng Internet bao gồm thương mại điện tử, trang web, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội và blog.
Luật An ninh mạng áp đặt các nghĩa vụ khác nhau đối với người vận hành hệ thống thông tin. Theo Luật An toàn thông tin mạng theo đó, người vận hành hệ thống thông tin có nghĩa là bất kỳ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp trong dạy học lập trình cho học sinh trung học phổ thông
10.11
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
Tin học
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)