SKKN Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trường THPT trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề – CÁNH DIỀU
- Mã tài liệu: MP1203 Copy
Môn: | HĐTN - HN |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 400 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 108 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp 3 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 108 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp 3 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trường THPT trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề – CÁNH DIỀU”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức thông qua phương thức khám phá
2.2. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức thông qua phương thức thể nghiệm, tương tác
2.3. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức thông qua hoạt động cộng đồng
2.4. Giáo dục kĩ năng tự nhận thức thông qua phương thức nghiên cứu
2.5. Xây dựng hệ thống phiếu khảo sát về kĩ năng tự nhận thức của học sinh để thực hiện và đánh giá hiệu quả của giải pháp.
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2022 – 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức áp dụng chương trình giáo dục tổng thể 2018 ở bậc THPT với lớp 10 . Theo đó, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một bộ phận của chương trình giáo dục tổng thể , là hoạt động giáo dục bắt buộc do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, có tính thống nhất về mục tiêu, phương pháp và cách thức đánh giá với chương trình tổng thể. Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐ ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) đã quy định mục tiêu của chương trình như sau: “học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích“.
Như thế, nhiệm vụ cơ bản nhất của chương trình ở bậc THPT là giúp học sinh lựa chọn được nghề nghiệp trong tương lai. Xuyên suốt cả chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, học sinh sẽ được tạo cơ hội tiếp cận các vấn đề, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống.
Để định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, một trong những yếu tố mang tính quyết định là kĩ năng tự nhận thức về bản thân. Đây là kĩ năng cơ bản để hình thành năng lực đặc thù mà hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hướng tới: khả năng thích ứng với cuộc sống bao gồm: Hiểu biết về bản thân và môi trường sống; điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi.
Kĩ năng tự nhận thức là một kĩ năng sống cơ bản, là khả năng con người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị động cơ, hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người. Kĩ năng tự nhận thức giúp học sinh hiểu rõ về bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Việc hình thành kĩ năng sống nói chung và Kĩ năng tự nhận thức nói riêng là mục tiêu giáo dục của cả thế giới: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp” và “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng sống của người học”. Như vậy, học kĩ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục được đánh giá cả trong kĩ năng sống của người học. Hơn lúc nào hết, kĩ năng sống là một đòi hỏi thiết yếu để con người có thể tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại. Phát triển Kĩ năng tự nhận thức cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng của các nhà trường hiện nay.
Khi thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc truyền tải nội dung của các chủ đề, nặng về lí thuyết mà chưa chú trọng tới việc hình thành các năng lực và kĩ năng sống cho học sinh thông qua các trải nghiệm trong thực tiễn. Với nhiều giáo viên và học sinh, Kĩ năng tự nhận thức còn là một khái niệm mới. Học sinh THPT đã có nhận thức tương đối về bản thân nhưng chưa có kĩ năng thành thạo nên còn thiếu tự tin vào bản thân, xử lí tình huống thiếu chính xác, hành động còn sai lầm. Điều quan trọng là các em chưa biết phát huy thế mạnh của bản thân, chưa tận dụng thế mạnh để định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nghiệm được tiến hành theo 3 hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và hoạt động giáo dục theo chủ đề. Lợi thế của hình thức hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề là trong thời gian nhất định có thể thực hiện được mục tiêu của các chủ đề tới số đông học sinh (cả khối 10), có thể phát huy được sức mạnh của tập thể khi thực hiện các hoạt động. Đồng thời học sinh có thể hoạt động trong môi trường tập thể để phát huy nhiều kĩ năng, năng lực.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi lựa chọn giải pháp “ Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề ” (bộ Cánh diều) để nghiên cứu và thực hiện.
- ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG
– Là HS lớp 10 trường THPT Quỳ Hợp 3
III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN
– Học kì I năm học 2022-2023 đến nay chúng tôi bắt đầu nghiên cứu và áp dụng giải pháp.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp phân tích kết quả khảo sát
- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP
- Giáo dục kĩ năng tự nhận thức giúp học sinh nhận biết được cái gì thúc đẩy mình và mình say mê cái gì. Điều này hướng học sinh đến việc lựa chọn công việc mình yêu thích và phát huy được hết khả năng của mình trong công việc. Từ đó, học sinh sẽ đạt được thành công trong tương lai. Nó hướng học sinh tới những mối quan hệ, cả trong học tập, trong công việc lẫn quan hệ cá nhân, ở đó học sinh sẽ có những đóng góp mang tính xây dựng và tích cực hơn.
- Giáo dục kĩ năng tự nhận thức thông qua các hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn giúp học sinh cảm nhận rõ ràng về nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu, tư duy, niềm tin, động lực và cảm xúc. Càng hiểu rõ bản thân, học sinh càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện. Sự tự nhận thức là cơ sở – nền tảng – nền móng – hỗ trợ tất cả các năng lực tư duy cảm xúc.
- Mặt khác, giáo dục kĩ năng tự nhận thức trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp còn góp phần hình thành nhân cách và lối sống cho học sinh: tự tin, đồng cảm, khoan dung, không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội
- Giải pháp mang đến phương pháp mới, học sinh có thể tiếp thu một cách dễ dàng, tác động mạnh mẽ vào nhận thức của các em học sinh để từ đó các em biết mình nên làm gì và cần làm những gì.
- Thông qua giải pháp các em sẽ nhận thấy được thành công trong cuộc sống đến từ việc hiểu rõ bản thân và có những kĩ năng cần thiết.Từ đó hình thành cho các em thói quen rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
- Giải pháp còn giúp giáo viên vận dụng vào việc giáo dục học sinh theo hướng phát huy năng lực và phẩm chất đúng như yêu cầu của chương trình mới
- Giải pháp còn giúp giáo viên đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc hình thành các hình thức tổ chức sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Xem thêm:
- SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT dân tộc nội trú THPT – CÁNH DIỀU
- SKKN Chuyển đổi số trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10, chủ đề: sáng tác thông điệp bảo vệ môi trường tự nhiên – CÁNH DIỀU
- SKKN Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục chủ đề 6: Hành động vì một môi trường đẹp, môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 – CÁNH DIỀU
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 5
- 589
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 498
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 463
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 458
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 511
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 440
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 566
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 533
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 409
- 10
- [product_views]