SKKN Giáo dục pháp luật An ninh mạng và kĩ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh trường PTDTNT THPT Miền Tây

Giá:
100.000 đ
Môn: Tin học
Lớp: 10,11,12
Bộ sách:
Lượt xem: 891
Lượt tải: 15
Số trang: 25
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Lan
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: PT DTNT miền Tây
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 25
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Lan
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: PT DTNT miền Tây
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Giáo dục pháp luật An ninh mạng và kĩ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh trường PTDTNT THPT Miền Tây triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.2.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú Miền Tây
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú Miền Tây
2.2.3. Giải pháp giáo dục pháp luật về an ninh mạng và kĩ năng sử dụng MXH cho học sinh dân tộc nội trú Miền Tây * Giải pháp chung:
– Giải pháp 1: Đề xuất lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng sử dụng MXH trong xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục nhà trường
– Giải pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng sử dụng MXH trong hoạt động giảng dạy chương trình chính khóa
– Giải pháp 3: Xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật trong thư viện nhà trường
– Giải pháp 4: Giáo dục thông qua các hình thức trải nghiệm cho học sinh

Mô tả sản phẩm

I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…
Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – VNEN viết tắt của từ Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Mô hình trường học mới Việt Nam được triển khai từ tháng 01/2013 đến 31/5/2016 tại 1447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thực hiện đổi mới phương thức hoạt động của nhà trường và lớp học đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện.
Tháng 5 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổng kết Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam, kết quả của Dự án đã được khẳng định với các nội dung đổi mới cơ bản như: Giáo viên biết cách hướng dẫn học sinh hoạt động: học cá nhân, học theo nhóm, theo dơi, giám sát, đánh giá, hỗ trợ đến từng học sinh. Bên cạnh đó học sinh biết tự học cá nhân; làm việc trong nhóm theo tài liệu Hướng dẫn học và của thầy cô. Học sinh chủ động trong các hoạt động học, có nhiều ý kiến đề xuất với thầy cô giáo trong việc tìm tòi lĩnh hội kiến thức. Học sinh hứng thú với cách học mới và có kết quả học tập vững chắc. Học sinh yếu được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn để tiến kịp các bạn. Mỗi lớp thành lập hội đồng tự quản của học sinh, cho học sinh và vì học sinh. Chủ động tự xây dựng và tổ chức thưc hiện kế hoạch của hội đồng tự quản như: kế hoạch hoạt động học tập, kế hoach của ban văn nghệ; kế hoạch của ban đời sống. Bên cạnh đó còn có sự phối hợp của cộng đồng, cha mẹ học sinh  trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ con em thực hiện hoạt động học. Việc nhà trường, cha mẹ học sinh cùng tham gia các hoạt động giáo dục trực tiếp, thường xuyên, toàn diện là một trong những đổi mới của mô hình Trường học mới.  Về sinh hoạt chuyên môn, các nhà trường đã đưa sinh hoạt chuyên môn trở thành hoạt động thường xuyên, bước đầu có chất lượng. Về các hoạt động quản lí nhà trường đã phân cấp, giao quyền tự chủ cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong dạy học và thực hiện kế hoạch; giảm bớt quản lí hành chính, chú trọng quản lý theo chất lượng công việc.
Các thành công, kinh nghiệm của mô hình cũng đã từng bước được nhân ra trong cả hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Ví dụ: đổi mới đánh giá học sinh hướng vào việc động viên giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời vì sự tiến bộ của học sinh đã được thể chế bằng Thông tư 30; ở nhiều nơi, các trường tiểu học, trường trung học đã đổi mới không gian lớp học, xây dựng tủ sách lớp học, tăng cường hoạt động tự chủ, rèn luyện kĩ năng sống của học sinh, mời cha mẹ học sinh đến trường tìm hiểu và cùng hoạt động giúp con em học tập… Những đổi mới đó đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét chuyển thành các quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học nhằm đáp ứng đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Bộ tài liệu Hướng dẫn học của mô hình sẽ được chỉnh lí, hoàn thiện để trở thành một trong những bộ sách giáo khoa phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng chính thức từ năm học 2018 – 2019, phù hợp chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13  ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội.
Song song với những đổi mới trong cách quản lí, giảng dạy và giáo dục đa số học sinh đã thích ứng tốt yêu cầu đặt ra như  tự khám phá và lựa chọn các tình huống thực tế, ứng dụng văn hóa – kỹ năng đã học trong bài; Học xây dựng thêm theo sở thích, sở trường của bản thân.
Để đáp ứng với yêu cầu thực tế hiện nay, đa số học sinh đã được trang bị các thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho quá trình học tập như: điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng… Ngoài việc sử dụng các thiết bị trên để đáp ứng như cầu học thì đa số học sinh còn sử dụng với mục đích giải trí trong đó tham gia vào MXH đang là vấn đề nổi cộm trong mỗi cá nhân học sinh.
MXH ra đời giúp mọi người liên kết với nhau thuận tiện hơn, trở thành một phần tất yếu của mỗi người cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Theo Bộ Thông tin và truyền thông, đối tượng sử dụng các trang MXH chủ yếu là giới trẻ, trong đó có học sinh THPT. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh sử dụng trang mạng cá nhân và MXH để tạo ra hiệu ứng tốt cho quá trình học tập của bản thân như: giao lưu, trò chuyện, kết bạn với bạn bè cùng trang lứa, trao đổi kinh nghiệm học tập, chia sẻ kĩ năng sống, tăng khả năng giao tiếp… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng MXH gây ra không ít những tác động xấu. Một số học sinh do sử dụng quá nhiều nên ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tình cảm, hình thành lối sống ảo. Có những trường hợp vì thiếu văn hóa ứng xử trên MXH dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, bạo lực học đường… Do dành nhiều thời gian để đăng nhập MXH, thị lực sẽ bị suy giảm; trí não làm việc liên tục không được nghỉ ngơi; không ít trường hợp các bạn  bị “nghiện” MXH mà không hay biết, tần suất sử dụng trong ngày quá nhiều, lượng đăng ảnh và dòng trạng thái liên tục…
Học sinh THPT đang ở độ tuổi mới lớn thường muốn tách mình khỏi sự bảo bọc của cha mẹ, muốn khẳng định bản thân. Các em dễ bị nhiễm độc trước thông tin tiêu cực, dễ bị hùa theo đám đông, làm những việc được nhiều người “like” bởi cho rằng nó đúng, hợp thời. Những mâu thuẫn, xung đột trên MXH giữa các cá nhân, nhóm bạn cũng diễn ra từ đó. Hàng loạt vụ học sinh đánh nhau từ mâu thuẫn trên MXH cho thấy các em đang sử dụng MXH theo chiều hướng tiêu cực, đáng báo động.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về MXH, đặc biệt là các nghiên cứu về việc sử dụng MXH của học sinh, sinh viên. Các chuyên đề, đề tài nghiên cứu về vấn đề học sinh, sinh viên sử dụng MXH thường tập trung vào các khía cạnh như: Hành vi sử dụng MXH, một số tác hại của MXH, hội chứng nghiện facebook, tình trạng bắt nạt mạng, nguy cơ trầm cảm ở giới trẻ do MXH, tình trạng thiếu kĩ năng sử dụng MXH… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu và đề ra giải pháp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, phòng tránh VPPL khi sử dụng MXH cho học sinh THPT, trong đó có học sinh trường nội trú Miền Tây. Đối tượng HS chuyên biệt (là trường dân tộc nội trú), các em đều là người dân tộc thiểu số nên có những hạn chế về kĩ năng giao tiếp do đặc điểm tâm lí cùng với những ảnh hưởng nhất định của môi trường sống. Tổ chức dạy học bằng HĐTN sẽ giúp các em rất nhiều trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp – một trong những kĩ năng sống đặc biệt quan trọng đối với HS. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà trường PTDTNT THPT Miền Tây luôn hướng tới.
Từ những yêu cầu của ngành giáo dục nói chung, của bộ môn nói riêng và nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường – là trường chuyên biệt, điều kiện về kinh phí và nhân lực còn hạn chế, đối tượng HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số… nên trong năm học 2021 – 2022 tôi đã bước đầu tìm hiểu và thực hiện sáng kiến:“Giáo dục pháp luật An ninh mạng và kĩ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh trường PTDTNT THPT Miền Tây”.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp:
Sáng kiến khoa học được tôi thực hiện dựa trên các mục đích cơ bản sau:
– Tìm hiểu sâu về thực trạng sử dụng MXH và tác động của mạng xã hội đến nhận thức, thái độ và hành vi của HS trường PTDTNT THPT Miền Tây, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực, phòng tránh VPPL khi sử dụng MXH cho học sinh trong nhà trường.
– Thiết kế một kế hoạch dạy học có lồng ghép Giáo dục pháp luật An ninh mạng và kĩ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh nhằm tạo hứng thú học tập, liên hệ thực tiễn, giúp HS có kiến thức và kĩ năng cần thiết trong sử dụng mạng xã hội, góp phần giáo dục HS trở thành những người công dân tốt, có ích cho XH.
– Tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, biết tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng đã có để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và xã hội phù hợp với lứa tuổi một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề.
– Giúp HS phát triển các năng lực: nhận thức pháp luật; truyền đạt thông tin pháp luật; tự chủ; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn…
– Góp phần đổi mới phương pháp và đa dạng hóa hình thức giáo dục, nhất là trong môn Tin học, nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV. Tạo điều kiện cho GV tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát triển thêm một số kĩ năng như khai thác và xử lí thông tin, tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục, xử lý tình huống sư phạm,…
2.2. Nội dung giải pháp:
2.2.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú  Miền Tây
Sáng kiến tiến hành nghiên cứu 410 học sinh của 3 khối 10, 11, 12 truờng dân tộc nội trú Miền Tây, trong đó: khối 10 – 140 học sinh, khối 11 – 137 học sinh, khối 12 – 132 HS.
Về giới tính: 212 học sinh nữ (51,7%), 198 học sinh nam (48,3%);  Về dân tộc: có 398 học sinh dân tộc thiểu số (97,1%).
Về độ tuổi: 15 tuổi có 135 học sinh (32,9%), 16 tuổi có 128 học sinh (31,2%), 17 tuổi có 133 học sinh (32,4%), 18 tuổi có 6 học sinh (1,5%), 19 tuổi có 5 học sinh (1,2%); 20 tuổi có 2 học sinh (0,5%); 21 tuổi có 1 học sinh (0,2%).
Với đặc thù là học sinh trường dân tộc nội trú, 100% học sinh ở trong trường do đó đa số học sinh có nhiều thời gian cho các hoạt động thể thao và giải trí. Trong đó vấn đề sử dụng mạng xã hội không thể thiếu đối với học sinh trong trường. Tuy nhiên những vấn đề học sinh hay gặp phải về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội là:
– Không biết cách thể hiện văn hóa trên mạng xã hội, nhiều học sinh hiện nay có cách ứng xử rất kém, tự đề cao bản thân, thậm chí có phần thô lỗ, thiếu lễ độ.
– Thiếu hiểu biết nên đã chia sẻ các thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, đăng tải nhiều hình ảnh không phù hợp với chuẩn mực xã hội.
– Nhiều HS sử dụng mạng xã hội đã gây xích mích, mất đoàn kết dẫn đến đánh nhau, bình luận thiếu văn hóa hoặc thiếu sự tôn trọng cả đối với những đối tượng mình không biết, không liên quan.
– Dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào những hoạt động không phù hợp với lứa tuổi, vi phạm pháp luật….
Bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, học sinh dân tộc nội trú Miền Tây đã và đang tham gia, sử dụng MXH, đồng thời đang chịu những tác động ngày càng rõ rệt từ MXH đến mọi mặt của đời sống.
* Mức độ sử dụng các loại MXH: Tình hình sử dụng MXH của học sinh dân tộc nội trú  Miền Tây thể hiện trước hết ở mức độ sử dụng các loại MXH. Các loại mạng được học sinh sử dụng phổ biến là: Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Mocha. Ngoài ra, các bạn học sinh còn sử dụng mạng MXH khác như: Instagram, Wechat, Twitter, WhatApp…
* Mục đích sử dụng MXH:
TT Mục đích Số luợng Tỷ lệ (%)
1 Kết nối và giữ liên lạc với bạn bè, gia đình, người thân, cộng đồng 410 100.00
2 Tiếp cận thông tin, xu thế  310 75,6
3 Học hỏi kiến thức, kĩ năng 390 95,1
4 Bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân, chia sẻ những sở thích của mình 289 70,5
5 Tham gia các nhóm trên MXH 267 65,1
6 Quảng cáo, kinh doanh 20 4,9
7 Giải trí 400 97,6
8 Khác 15 3,7
Bảng 1.1. Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT  Miền Tây

Biểu đồ: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT  Miền Tây  * Thời gian sử dụng MXH:
TT Ngày bình thường Ngày nghỉ cuối tuần hoặc khi rảnh rỗi
Khoảng thời gian SL TL (%) Khoảng thời gian SL TL(%)

Biểu đồ: Thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú Miền Tây

Tiến hành phỏng vấn nhiều học sinh trong nhóm được khảo sát và được biết: Hiện nay có nhiều loại MXH (xuất xứ nước ngoài và nội địa Việt Nam) và ngày càng có nhiều những tính năng mới thu hút người dùng trải nghiệm; khi đã đăng nhập sử dụng thì thường sẽ bị cuốn hút bởi nhiều thông tin, tính năng, thậm chí quên cả thời gian. Đặc biệt, có trường hợp dành hoàn toàn thời gian cho MXH vào ngày nghỉ, nhất là đối với những học sinh ở nội trú.
Mức độ sử dụng các loại MXH và thời gian sử dụng MXH càng nhiều càng dễ dẫn tới những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực của MXH tới học sinh.

* Mức độ ảnh hưởng của MXH tới học sinh dân tộc nội trú Miền Tây
Những ảnh hưởng tích cực của MXH tới học sinh như: giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân với mọi người, kết nối bạn bè, giúp bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân, giúp tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng, giới thiệu bản thân mình với mọi người,… Bên cạnh đó, MXH có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh trường dân tộc nội trú Miền Tây: lãng phí thời gian và xao nhãng mục tiêu thực của cá nhân, thường xuyên so sánh bản thân với người khác; giảm tương tác giữa người với người trong cuộc sống thực, nguy cơ VPPL từ các trào lưu như đăng ảnh “dìm hàng” trong những sự kiện, ngày quan trọng của bạn bè lên MXH mà không lường trước được những hậu quả xấu có thể xảy ra…. Nhận thức của nhiều học sinh cho rằng MXH là môi trường ảo nên nên có thể tự do phát ngôn, đăng tải thông tin mà không phải chịu trách nhiệm, không VPPL. Đây đều là những hành vi vi phạm được quy định trong Luật an ninh mạng.
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú  Miền Tây
* Nguyên nhân chủ quan:
– Đặc điểm tâm lí lứa tuổi: Học sinh THPT còn gọi là tuổi đầu thanh niên (15 – 18 tuổi). Ngày nay, học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận lợi, nhưng ở các em cũng có những vấn đề đáng lưu ý: Đây là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi; thích cái mới lạ, thích hướng đến tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ…
– Nhận thức của HS khi sử dụng MXH: Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu tại trường PTDTNT THPT Miền Tây cho thấy có khá nhiều học sinh chỉ sử dụng mà không tìm hiểu về thông tin, phân loại các trang MXH, thậm chí còn không phân biệt được giữa các loại MXH nước ngoài và Việt Nam, đặc biệt số học sinh không tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng tiêu cực của MXH đến bản thân.
– Kĩ năng sử dụng MXH: Học sinh có kĩ năng khá tốt trong việc tạo một tài khoản MXH. Tuy nhiên, các kĩ năng quan trong khác lại chưa có hoặc ít quan tâm: kĩ năng bảo mật tài khoản; kĩ năng phát hiện thông tin không phù hợp, gây hại; kĩ năng phân biệt các loại MXH; nhất là kĩ năng phát hiện, phân biệt hành vi VPPL… trên MXH đây là các kĩ năng còn thiếu hụt, cần trang bị kịp thời để học sinh tránh không thực hiện những hành vi VPPL.
* Nguyên nhân khách quan:
– Môi trường xã hội: Đại đa số học sinh trường dân tộc nội trú  Miền Tây đến từ những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn nhưng đa số đều có nhu cầu được học hỏi, giao lưu và tiếp nhận, khám phá, trải nghiệm những xu hướng mới. 100% học sinh sống xa gia đình không có sự quản lí chặt chẽ của gia đình, không biết tự quản lí thời gian ngoài giờ học nên thời gian rảnh rỗi thường xuyên truy cập mạng.
– Phương tiện vật chất: Học sinh đa phần đều có điện thoại thông minh, có kết nối Internet, cùng với đó là sự phủ sóng của các dịch vụ mạng viễn thông là môi trường thuận lợi để học sinh vào MXH một cách nhanh chóng và dễ dàng.
– Công tác giáo dục kĩ năng, tuyên truyền pháp luật: Vấn đề sử dụng MXH của
học sinh THPT là vấn đề mới nên sự quan tâm tuyên truyền, giáo dục và các hoạt động hỗ trợ học sinh tham gia MXH an toàn, lành mạnh đã được thực hiện tuy nhiên chưa có chiều sâu.
Qua phỏng vấn, đa số các bạn học sinh cho biết đã được tuyên truyền pháp luật nhưng chưa hiểu rơ về các nội dung cụ thể liên quan tới lứa tuổi học sinh, chưa có kĩ năng phân biệt hành vi VPPL trên MXH. Các kĩ năng và kiến thức cần thiết khi tham gia MXH của học sinh chủ yếu là do tự tìm hiểu. Chính vì vậy, cần có giải pháp kịp thời, phù hợp để giáo dục pháp pháp luật ANM và kĩ năng sử dụng, văn hóa ứng xử cho học sinh khi tham gia MXH.
Như vậy, có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực của MXH đến học sinh dân tộc nội trú Miền Tây, trong có nguy cơ VPPL. Để giảm thiểu những ảnh hưởng đó cần có giải pháp phù hợp để tác động đến nhận thức giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng tốt thì sẽ biểu hiện thành hành vi hợp chuẩn khi tham gia MXH.
2.2.3. Giải pháp giáo dục pháp luật về an ninh mạng và kĩ năng sử dụng MXH cho học sinh dân tộc nội trú  Miền Tây * Giải pháp chung:
– Một là: Tuyên truyền, giáo dục một số nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng về những hành vi bị nghiêm cấm và những hình thức xử lí vi phạm pháp luật về an ninh mạng được ban hành trong Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm mục đích hýớng tới một không gian mạng ít nguy cơ, hạn chế tối đa các hành vi VPPL trên không gian mạng…
– Hai là: Tích hợp giảng dạy một số kĩ năng khi sử dụng MXH trong quá trình giảng dạy môn Tin học như:
+ Kĩ năng bảo mật thông tin cá nhân: Cần biết rõ về MXH đang sử dụng, cần chủ động phổ cập kiến thức cũng như những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng mạng xã hội; Cần có cách đặt mật khẩu mạnh; cách mã hóa dữ liệu; Cài đặt phần mềm diệt virus; Sử dụng phần mềm có nguồn gốc rõ ràng; thường xuyên cập nhật phần mềm; luôn giữ quyền kiểm soát trên thiết bị…
+ Kĩ năng tiếp cận thông tin: gồm các hoạt động kiểm tra nguồn thông tin để tìm hiểu về người/đơn vị/tổ chức sản xuất nội dung cũng như tính tin cậy của thông tin; Nắm bắt những trang cung cấp thông tin; Tránh xa các luồng thông tin nhảm nhí; Nhận biết dữ liệu độc hại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cảnh báo của cộng đồng mạng…
+ Kĩ năng khi chia sẻ hay bình luận thông tin: Trước khi quyết định chia sẻ thông tin nào đó, nhất là những thông tin không trực tiếp liên quan đến bản thân, tôi luôn nhắc nhở HS đọc kĩ nội dung, xác định độ tin cậy, xác định nguồn thông tin, đánh giá thông tin đó có cần thiết cho nhiều người hay không, có ảnh hưởng xấu đến người khác không,…
+ Kĩ năng nhận diện các trang tin MXH phản động: Trong quá trình sử dụng mạng xã hội cho các mục đích khác nhau (giải trí, học trực tuyến, trao đổi thông tin…). HS cần tránh chia sẻ hay bình luận những trang đề xuất, đường link, website phản động. Khi đăng nhập, truy cập vào một website nào đó mà không phải do đề xuất của GV để phục vụ cho môn học, HS luôn được nhắc nhở xem xét kĩ tên miền đăng nhập. Ví dụ:
Việt Nam, các website được cấp cho các cơ quan, tổ chức có tên miền có dạng “.vn”, “gov.vn”, “.edu”…
+ Kĩ năng phân loại, chọn lọc các loại MXH: HS nên sử dụng các mạng XH được sử dụng phổ biến trong cộng đồng và được phản hồi, đánh giá có tính an toàn cao như zalo…
* Các giải pháp cụ thể:
– Giải pháp 1: Đề xuất lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng sử dụng MXH trong xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục nhà trường:
Để việc phổ biến, giáo dục pháp luật về ANM có hiệu quả, thực hiện thường xuyên, đồng bộ thì nội dung giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng sử dụng MXH cần được xác định và triển khai thực hiện trong các kế hoạch của nhà trường như: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm học; Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp; Kế hoạch rèn kĩ năng sống của GV chủ nhiệm; Kế hoạch thực hiện nội dung sinh hoạt chào cờ; Kế hoạch tổ chức các Câu lạc bộ học đường: Câu lạc bộ truyền thông, Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ kịch…
Ví dụ: Kế hoạch giáo dục kĩ năng sống của GVCN vào tối thứ hàng tuần, ngoài các phần thực hiện riêng theo đặc điểm của từng lớp thì năm học 2021 – 2022, theo đề xuất của tác giả, kế hoạch giáo dục kĩ năng sống đã xây dựng chương trình ngoại khóa tối thứ 7 (tháng 10 với chủ đề: “Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống”, người xây dựng và thực hiện kế hoạch: Phan Thị Minh Hằng).
– Giải pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng sử dụng MXH trong hoạt động giảng dạy chương trình chính khóa:
Qua tìm hiểu tổng quan về chương trình giáo dục của các bộ môn trong nhà trường, tôi nhận thấy một số bộ môn có khả năng tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng sử dụng MXH trong hoạt động giảng dạy chính khóa rất phù hợp, thiết thực, nên đã trao đổi, đề xuất và thống nhất với GV bộ môn những nội dung có thể lồng ghép giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng sử dụng MXH hiệu quả. Một số bộ môn đã tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức triển khai trong hoạt động giảng dạy, đem lại hiệu quả tích cực, đạt được mục đích/yêu cầu cần đạt đã đề ra của tác giả. Trong đó môn Giáo dục công dân là một trong những bộ môn có khả năng tích hợp cao nhất và hiệu quả nhất, bởi môn Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Nội dung chủ yếu của môn GDCD là giáo dục đạo đức, giá trị sống, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế. Chính vì vậy, nội dung giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng khi sử dụng MXH đã được tôi đề xuất với GV bộ môn giáo dục công dân khi thực hiện giảng dạy Bài 1: Pháp luật và đời sống,  Bài 5 – Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (lớp 12). Ngoài ra, nội dung giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng sử dụng MXH còn được dạy học tích hợp trông môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh ở các bài như: Bài 3 – Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia (lớp 11), Bài 9 – Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc (lớp 12); Môn Địa lí: Bài 3 – Một số vấn đề mang tính toàn cầu (lớp 11), Bài 1 – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (lớp 12); Môn Tin học: Bài 9 – Tin học và xã hội (Lớp 10)…
– Giải pháp 3: Xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật trong thư viện nhà trường:
Tủ sách pháp luật là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu công tác, nghiên cứu, tìm hiểu của người đọc. Thông qua việc khai thác, sử dụng các loại sách, báo, tài liệu pháp luật được thường xuyên bổ sung và cập nhật của Tủ sách pháp luật vào các ngày thứ 4, thứ 7 và chủ nhật hang tuần, HS được tiếp cận, tìm hiểu các quy định của pháp luật và biết vận dụng vào đời sống thực tế.
Đồng thời, tại mỗi lớp học trong trường PTDTNT THPT Miền Tây đều đã được trang bị 01 tủ sách để các em đọc trong thời gian rảnh rỗi, trong đó có các loại sách, báo, tài liệu về pháp luật ANM… Tuy nhiên với điều kiện thực tế của nhà trường, việc cập nhật, bổ sung nguồn sách, báo, tài liệu còn hạn chế nên tác giả đã đề xuất học sinh có thể tham khảo các nguồn thông tin trên mạng (trang web khai thác thông tin trên mạng XH: thuvienphapluat…).
– Giải pháp 4: Giáo dục thông qua các hình thức trải nghiệm cho học sinh
+ Trải nghiệm xây dựng tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật ANM và kĩ năng sử dụng MXH: được thực hiện thông qua các hoạt động tuyên truyền bằng tranh ảnh minh họa trên giấy, trên bảng thông tin ở khu kí túc xá trong nhà trường, trên các phần mềm/công cụ hỗ trợ học tập cho HS trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các buổi sinh hoạt lớp, rèn kĩ năng sống hàng tuần… Bên cạnh đó, có thể lựa chọn nội dung giáo dục pháp luật ANM và kĩ năng sử dụng MXH là một chủ đề phát thanh của Đoàn trường. + Trải nghiệm thông qua hoạt động của “Câu lạc bộ Pháp luật với học đường trường PTDTNT THPT Miền Tây”. Đây là câu lạc bộ được thành lập từ năm học 2021 – 2022 theo đề xuất của tác giả. Câu lạc bộ có thành phần nòng cốt là các thành viên Ban chấp hành Đoàn trường; bí thư, lớp trưởng ở các chi đoàn và các đoàn viên, thanh niên trong toàn trường có nguyện vọng tham gia. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trực tiếp là Bí thư đoàn trường, giáo viên các bộ môn Tin học, GDCD và các giáo viên chủ nhiệm, những đoàn viên, thanh niên là thành viên Câu lạc bộ sẽ trực tiếp tổ chức tuyên truyền kiến thức về Luật an ninh mạng, văn hóa ứng xử, kĩ năng khi sử dụng MXH trong các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, qua hoạt động truyền thông, phát thanh của Đoàn trường. Cho đến nay, có thể khẳng định rằng hoạt động của Câu lạc bộ đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn an ninh trật tự nhà trường và nâng cao nhận thức của HS toàn trường về các vấn đề pháp luật, trong đó có nội dung giáo dục pháp luật ANM và kĩ năng sử dụng MXH
+ Trải nghiệm thông qua hoạt động ngoại khóa: Hoạt động ngoại khóa là một trong những hình thức tổ chức hoạt động nhằm củng cố và liên hệ kiến thức đã học với thực tế cho HS, góp phần hình thành và phát triển nhiều kĩ năng quan trọng cho HS (kĩ năng giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; kĩ năng nhận thức pháp luật; truyền đạt thông tin pháp luật…) rất hiệu quả.
Hoạt động ngoại khóa về phổ biến, giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng sử dụng MXH nhằm thực hiện mục đích: Nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên, thanh niên, từng bước hình thành nếp sống có văn hóa trên không gian mạng, góp phần giảm thiểu hành vi vi phạm Luật an ninh mạng và các VPPL khác.
Trong học kì I năm học 2021 – 2022, tác giả đã kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức buổi ngoại khóa với chủ đề “Tin học và đời sống” trong đó đề cập đến nội dung pháp luật ANM (thông qua các phần thi về kiến thức, giải quyết tình huống, biểu diễn tiểu phẩm và thi trắc nghiệm trên sân khấu…).
+ Trải nghiệm qua giờ sinh hoạt lớp, hoạt động dưới cờ: có thể sử dụng nhiều phương pháp: thảo luận nhóm, đóng vai; giải quyết vấn đề; tình huống; tổ chức hoạt động giao lưu… đặc biệt là sử dụng các trò chơi (trò chơi động não, các trò chơi vận động…) phù hợp tạo nên được không khí sôi nổi, hứng thú cho HS mà vẫn truyền đạt được nội dung đề ra ban đầu.

3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Thông qua quá trình trao đổi thông tin, dự giờ và đánh giá giờ dạy, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thực hiện các giải pháp trong sáng kiến đề xuất, tôi được đồng nghiệp đánh giá đã có sự kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục phù hợp với đối tượng HS, với điều kiện thực tế của nhà trường và với đặc thù bộ môn. Sự tham mưu với lãnh đạo trong xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp là rất thiết thực và hiệu quả.
Các giải pháp tôi đưa ra trong sáng kiến được nhận định có khả năng áp dụng và thực hiện không chỉ trong bộ môn Tin học mà còn có khả năng mở rộng ở các bộ môn, tổ chức khác như môn GDCD, Giáo dục An ninh quốc phòng, hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường PTDTNT THPT Miền Tây cũng như có khả năng nhân rộng đối với các trường THPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
Qua quá trình nghiên cứu, tự học, học hỏi đồng nghiệp và áp dụng, tôi thấy bước đầu sáng kiến “Giáo dục pháp luật An ninh mạng và kĩ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh trường PTDTNT THPT Miền Tây” đã đem lại một số hiệu quả như sau:
* Đối với nhà trường:
+ Sáng kiến góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, không chỉ dừng lại ở giáo dục kiến thức pháp luật mà còn chú trọng rèn luyện kĩ năng sống và hướng tới phát triển năng lực cho HS; phát huy được mọi nguồn lực trong nhà trường để nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và định hướng học sinh tham gia MXH an toàn, lành mạnh.
+ Sáng kiến được thực hiện góp phần làm phong phú các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đẩy mạnh các hoạt động đoàn thể, đặc biệt là phát huy được vai trò tích cực của Đoàn thanh niên. * Đối với GV:
+ Thông qua việc:“Giáo dục pháp luật An ninh mạng và kĩ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh trường PTDTNT THPT Miền Tây”, GV có thêm nhiều hình thức tổ chức các hoạt động lồng ghép/tích hợp luận ANM và kĩ năng sử dụng MXH phù hợp với đối tượng HS và phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường.
+ Thúc đẩy GV tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục pháp luật về ANM không chỉ thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường mà qua đó giáo viên còn tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho bản thân.
* Đối với HS:
+ Thông qua việc thực hiện các hình thức giáo dục pháp luật về ANM và kĩ năng khi sử dụng MXH phong phú và đa dạng, những kiến thức pháp luật được phổ biến tới học sinh một cách thường xuyên, giúp học sinh hình thành ý thức, thói quen tuân thủ pháp luật và tránh được các hành vi VPPL.

 

+ Giúp HS phát triển các năng lực: nhận thức pháp luật; truyền đạt thông tin pháp luật; tự chủ; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn…
Tiến hành đánh giá sau thực nghiệm đối với 207 học sinh của 6 lớp: 10A, 10B, 11B, 11C, 12B, 12C. Kết quả như sau:
• Về nhận thức pháp luật:

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

ứng dụng ai trong biên soạn câu hỏi trắc nghiệm chủ đề giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính chương trình tin học 10 nhằm hỗ trợ giáo viên nâng cao chất lượng dạy học m
10
Tin học
4.5/5

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

10
TIN HỌC
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)