SKKN Một số biện pháp dạy luyện nói cho học sinh lớp 1 theo bộ sách chân trời sáng tạo (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT1003 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 872 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Lê Thị Cẩm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Võ Thị Sáu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Lê Thị Cẩm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Võ Thị Sáu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy luyện nói cho học sinh lớp 1 theo bộ sách chân trời sáng tạo (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Rèn cho học sinh kỹ năng nói đủ câu, đủ ý.
Giải pháp 2: Rèn cho học sinh kỹ năng nói thành câu, thành đoạn.
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh luyện nói đúng chủ đề.
Giải pháp 4: Lựa chọn hình thức, phương pháp và ĐDDH giúp học sinh luyện nói theo khả năng.
Giải pháp 5: Khắc phục tình trạng rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin ở học sinh khi luyện nói.
Giải pháp 6: Rèn cho học sinh các kĩ năng luyện nói thông qua các môn học và các hoạt động khác.
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Nói là một trong những hoạt động giao tiếp cần thiết của mỗi con người. Trong cuộc sống hàng ngày, ở tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều cần đến các hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là quá trình người nói diễn đạt thông tin đến các đối tượng cần giao tiếp, nhằm đạt đến kết quả cuối cùng của hoạt động giao tiếp. Chính vì vậy mà ngay từ khi bước vào lớp 1, SGK đã rất chú trọng đến việc dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh tiểu học.
Nói, là một trong 4 kỹ năng cơ bản( nghe, nói, đọc, viết) cần rèn luyện và phải đạt được khi hoàn thành chương trình Tiếng Việt lớp 1. Rèn kỹ năng nói là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói, đặt nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này. Đồng thời, rèn kĩ năng nói sẽ tạo cho các em có được sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Các em biết sử dụng từ ngữ trong giao tiếp một cách chính xác, phong phú, phát huy trí tưởng tượng về ngôn ngữ theo 1 chủ đề, một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Việc rèn kỹ năng nói là giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây thơ của con mắt trẻ thơ. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình và diễn đạt suy nghĩ ấy bằng ngôn ngữ nói của mình, nhằm giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.
Hiện nay phần đa giáo viên đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng nói cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên ngay từ lớp 1 để rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói thành câu, diễn đạt đủ ý, thành một đoạn văn cho học sinh lớp 1 một cách có hiệu quả lại là vấn đề mà không phải tất cả giáo viên có thể làm được. Với lý do trên, tôi xin được trình bày kinh nghiệm “Một số biện pháp dạy luyện nói cho học sinh lớp 1 theo bộ sách Chân Trời Sáng Tạo”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh lớp 1 có kỹ năng nói thành công, diễn đạt được ý một cách rõ ràng. Từ đó giúp các em khả năng mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề về kinh nghiệm dạy học luyện nói cho học sinh lớp 1 ở trưởng trong phân môn học vần, cụ thể như: Nói đủ câu, đủ đoạn, nói đúng chủ đề, nói theo khả năng…
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
– Phương pháp dạy học thực tiễn trên lớp 1B.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với học sinh lớp 1, đây là giai đoạn các em bắt đầu làm quen với một giai đoạn học tập mới với môi trường, hình thức tiếp nhận kiến thức hoàn toàn khác với bậc học Mầm Non. Ở giai đoạn này, các em còn đang gặp nhiều khó khăn về mức độ nhận thức, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ còn rất nhiều hạn chế.
Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về: Mục tiêu giáo dục; Nội dung và phương pháp dạy học; Cách thức đánh giá học tập của học sinh. Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kỹ năng: Nghe – đọc – nói – viết, góp phần vào hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề; Tự chiếm lĩnh tri thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đó được thể hiện qua 4 kỹ năng: Nghe – đọc – nói – viết. Đối với lớp Một, Tiếng Việt là một môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm bước đầu tiên cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng. Trong đó, “nói” là một kĩ năng hết sức quan trọng của bậc tiểu học.
Nói là một hoạt động diễn ra thường xuyên của con người nhằm truyền tải những nội dung, suy nghĩ cần trao đổi của người nói. Như vậy, luyện nói tốt tức là tạo được cơ sở nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này cho học sinh. Ngoài ra, luyện nói cho học sinh, sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, làm cho vốn từ ngữ của các em phong phú hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng:
* Thực trạng dạy học của giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy chương trình lớp 1, qua dự giờ thao giảng, sinh hoạt chuyên môn ở trường hay qua các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường, huyện. Tôi nhận thấy:
– Đa số giáo viên khối lớp 1 rất ngại dạy các tiết học vần vì trong các tiết học vần thường có hoạt động luyện nói cho học sinh.
– Nhiều giáo viên còn xem nhẹ hoạt động luyện nói, chỉ chú trọng cho hoạt động đọc, viết. Thời gian luyện nói ít, nhiều khi luyện nói chỉ mang tính hình thức, ít học sinh được nói.
– Giáo viên ít đầu tư cho các tiết học vần, tập đọc .
– Ngại chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng dạy học.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện nói theo tranh còn sơ sài. Hoặc đôi khi đi quá xa dễ lẫn sang như dạy học đạo đức hay tự nhiên xã hội.
– Khi hướng dẫn hoạt động luyện nói cho học sinh, giáo viên thường hay lúng túng không biết hướng dẫn học sinh luyện nói như thế nào cho hiệu quả.
– Giáo viên sử dụng tranh minh hoạ để định hướng cho phần luyện nói chưa hiệu quả.
* Thực trạng học của học sinh:
– Các em thường hay rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin nói trước đông người. Khi đến lớp các em thường nhút nhát, ít phát biểu, chưa tự tin trong luyện nói.
– Khi đi học mầm non các em cũng không được hướng dẫn nói phải đủ câu, đủ ý. Chính vì vậy dẫn đến khả năng giao tiếp của các em là rất hạn chế.
– Trong quá trình giao tiếp ở nhà, các em thường có thói quen nói không đủ câu, không đủ ý. Khi được hỏi, các em chỉ trả lời trống không, không biết trả lời thế là chưa đủ câu.
– Thời lượng dành cho phần luyện nói còn ít nên học sinh không được luyện nói nhiều.
* Thực trạng của chương trình:
Tranh ảnh, đồ dùng học tập về chủ đề luyện nói còn hạn chế, chưa phong phú và chưa được đầu tư nhiều trong các nhà trường.
Nội dung chương trình bộ sách Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 1 gần gũi với học sinh, có nhiều hình minh họa sinh động. Nhiều chủ đề về sinh hoạt thường ngày để học sinh dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên cũng có một số chủ đề xa lạ, không thường gặp ở các học sinh như chủ đề về biển đảo, nhà sàn, ruộng bậc thang, nương rẫy,… khiến học sinh khó hình dung.
2.2.2. Nguyên nhân :
* Đối với giáo viên:
– Giáo viên thường chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, nội dung của chủ đề luyện nói và tài liệu, tranh, ảnh phục vụ cho bài luyện nói.
– Giáo viên chưa thực sự nhận thức hết vai trò của hoạt động luyện nói cho học sinh trong quá trình dạy học nên dễ dẫn đến sa vào việc dạy luyện nói thành tiết dạy học đạo đức.
– Thiếu một số tranh ảnh để minh hoạ cho chủ đề cần luyện nói. Đôi khi có tranh nhưng một số giáo viên lại ngại thao tác tranh.
– Giáo viên chưa có các hình thức động viên, khuyến khích học sinh luyện nói.
– Chưa áp dụng một cách triệt để các phương pháp đổi mới trong dạy học.
* Đối với học sinh:
– Khả năng quan sát các sự vật, hiện tượng của học sinh lớp 1 còn hạn chế, thường thì học sinh không quan sát các sự vật được chi tiết.
– Đôi khi quan sát được nhưng lại không biết dùng từ để miêu tả, gọi tên, diễn đạt cho sự việc đó. Do vốn từ của học sinh còn ít, nghèo nàn.
– Trong cuộc sống ở gia đình các em bố mẹ không chú ý đến việc sửa cách nói, cách trả lời cho các em cho đúng, cho đủ ý, đủ câu.
– Nhiều học sinh khi nói về một vấn đề gì thường bắt chước theo người lớn, nói rút gọn, chưa biết cách sắp xếp diễn đạt ý.
2.2.3. Kết quả :
Trước những thực trạng mà thực tế dạy học của khối lớp 1 gặp phải, qua dự giờ đồng nghiệp, năm học …….., tôi đã theo dõi và đã tiến hành khảo sát khả năng nói của học sinh lớp 1A ( sĩ số 27 học sinh) qua các giai đoạn học tập. Và khảo sát kỹ năng nói của học sinh lớp 1C (sĩ số 27 học sinh) đầu năm học ……..kết quả thu được như sau:
Lớp (2QHS) | Mức độ đạt Thời Điểm |
Nói thành câu, thành đoạn | Nói đủ câu, lưu loát, đúng chủ đề | Nói chưa đủ câu, nói chưa lưu loát, chưa đúng chủ đề | |||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | ||
1A | Đầu năm học | 2 | 7,4 | 7 | 25,9 | 18 | 66,7 |
1A | Cuối học kỳ 1 | 5 | 18,5 | 10 | 37,0 | 12 | 44,5 |
1A | Cuối học kì 2 | 9 | 33,3 | 10 | 37,0 | 8 | 29,7 |
1C | Đầu năm học …….. | 3 | 11,1 | 9 | 33,3 | 15 | 55,6 |
Năm học …….., tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy lớp 1C. Xuất phát từ thực tế của vấn đề dạy luyện nói cho học sinh lớp 1, tôi đã trăn trở rất nhiều, làm thế nào để học sinh lớp 1 có thể nói một cách lưu loát, thành câu, thành đoạn là việc làm rất cần thiết trong dạy học phân môn Học Vần.
Ngay từ đầu năm học, để giúp học sinh nói một cách lưu loát, trôi chảy, thành câu, thành đoạn tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp khi dạy luyện nói cho học sinh lớp 1.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong quá trình dạy học người giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo, lựa chọn các biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Với việc vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học sẽ tạo được sự hứng thú học tập, giúp học sinh dễ tiếp thu bài nhanh, nắm vững kiến thức. Để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ý một cách phong phú, tự tin, hình thành kỹ năng giao tiếp cơ bản ngay từ khi bước chân vào lớp 1 tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Chú trọng việc rèn kỹ năng nói đủ câu, đủ ý cho học sinh ngay từ đầu năm học:
Việc rèn kỹ năng nói đủ ý, đủ câu cho học sinh lớp 1 là việc làm hết sức quan trọng, nó không chỉ hình thành cho học sinh nề nếp thói quen giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày mà nó còn giúp cho học sinh học tập và làm văn ở các lớp trên. Đối với học sinh lớp 1, việc nói năng của các em còn mang tính chất tự phát. Trên thực tế, khi trả lời giáo viên hoặc trả lời các câu hỏi bài tập mà giáo viên đưa ra các em thường nói câu cụt lủn, nói trống không, không đầy đủ câu. Mặt khác qua nhiều lần dự giờ thao giảng của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi học sinh trả lời như vậy, giáo viên cũng đã sửa câu trả lời cho học sinh nhưng chưa triệt để.
Ví dụ: Khi dạy về Dấu huyền (bài 3 chủ đề 1 trang 14 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo )
Giáo viên treo tranh con cò, hỏi: “Tranh vẽ gì?” Thay vì phải trả lời: “Thưa cô, tranh vẽ con cò ạ”. Thì học sinh thường chỉ trả lời: “con cò”. Hay: Trong tiếng “cò” có dấu gì ? học sinh thường trả lời: “dấu huyền”, chứ không phải là: “Thưa cô, trong tiếng cò có dấu huyền”. Bởi lẽ do thói quen hàng ngày giao tiếp, do vốn từ và khả năng nhớ nội dung câu hỏi của học sinh còn hạn chế.
Chính vì vậy ngay từ khi bắt đầu bước chân vào lớp 1, với những bài học đầu tiên về âm và dấu thanh. Tôi bắt đầu tập trung rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói cho đủ câu, đủ ý, biết cách trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Ví dụ: Khi dạy bài 2 (chủ đề 6 trang 62 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo): Giáo viên đưa tranh cho học sinh quan sát và hỏi: “Tranh vẽ con gì ?” (cho học sinh trả lời)
Nếu học sinh trả lời “Con sư tử” hoặc không biết cách trả lời thì giáo viên hướng dẫn học sinh cách trả lời như: Nhắc lại một phần câu hỏi, khi trả lời phải kèm theo lời thưa cô (thầy). M: Thưa cô, tranh vẽ con sư tử. Sau đó cho học sinh nhắc lại.
Lúc đầu có thể giáo viên phải làm mẫu một vài lần, cho học sinh nhắc lại câu trả lời với hình thức cá nhân, nối tiếp và đôi khi cho học sinh đọc câu trả lời đồng thanh (cô đọc trước học sinh đọc lại sau). Với cách làm như vậy dần dần hình thành thói quen cho học sinh nói đủ câu, đủ ý và trả lời câu hỏi rõ ràng đầy đủ câu. Quan tâm uốn nắn sửa sai kịp thời cho các em ở mọi lúc, trong bất kỳ môn học nào, sau vài lần sửa các em đã ý thức được việc nói phải đầy đủ câu.
Mặt khác học sinh lớp 1 các em còn rất ngây thơ, trong tâm trí các em cô giáo luôn là hình mẫu chuẩn, lí tưởng. Chính vì vậy mà mỗi lời nói, cử chỉ của cô giáo luôn là tấm gương để học sinh bắt chước.
* Với cách làm như vậy chỉ trong vòng 2 tháng đầu tiên khi bước vào lớp 1, Học sinh lớp tôi bước đầu đã biết cách trả lời câu hỏi đủ ý, đủ câu. Học sinh không còn nói năng trống không, trả lời câu hỏi của giáo viên cụt lủn như các năm học trước. Sau nhiều tiết thao giảng dự giờ tại lớp tôi, học sinh lớp tôi được đồng nghiệp và BGH nhà trường đánh giá là học sinh có kỹ năng trình bày và trả lời câu hỏi tốt.
2.3.2. Giải pháp 2: Giúp học sinh hình thành kỹ năng nói thành đoạn
Đối với học sinh lớp 1, để giúp học sinh nói, diễn đạt về một chủ đề nào đó thành đoạn là việc làm vô cùng khó khăn, bởi học sinh chủ yếu là sống ở vùng nông thôn, ngôn ngữ giao tiếp ít, vốn từ của các em rất hạn chế, nghèo nàn. Chính vì vậy khi diễn đạt một vấn đề nào đó mà các em nhìn thấy thường rất khô khan và cụt ý.
Ở mỗi bài học vần hay tập đọc thì sau mỗi chủ đề luyện nói thì mục tiêu cuối cùng là học sinh phải nói được 2 đến 3 câu về chủ đề đó. Chẳng hạn như mục tiêu cuối cùng của bài luyện nói : “Bé và chị đi chợ” (trang 39 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo) này là học sinh phải nói được: “Trong tranh vẽ cảnh bé và chị đi chợ, hai chị em nhặt được ví tiền. Chị và bé đã nhờ tìm người đánh rơi ví. Hai chị em sẽ kể lại câu chuyện này với bà của mình.”.
Nâng cao hơn đối với học sinh nói tốt thì học sinh phải nói được: “Trong tranh vẽ cảnh hai chị em đang đi chợ thì vô tình nhặt được chiếc ví tiền bị rơi. Chị và bé đã đến ban quản lý chợ để nhờ tìm người mất ví. Hai chị em sẽ kể cho bà và nghĩ rằng bà sẽ tự hào về việc làm tốt của hai chị em. Ở gia đình em, bà (ông) luôn dạy chúng em phải biết trung thực, không tham của rơi.
Tuy nhiên phần đa học sinh chỉ có thể nói: “Tranh vẽ cảnh hai chị em đang đi chợ và nhặt được ví tiền. Tranh vẽ chị và bé tìm người đánh rơi, tranh vẽ bà sẽ tự hào về việc làm tốt của hai cháu”.
Chính vì vậy, giáo viên cần phải rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt chủ đề luyện nói thành đoạn ngắn, đủ ý, biết cách trả lời câu hỏi của giáo viên ngay từ khi bắt đầu vào lớp 1. Khi học sinh đã quen và đây cũng là lúc mà các em bước vào các bài học âm vần, tập đọc bắt đầu có các chủ đề luyện nói tương ứng với mỗi bài học. Giáo viên bắt đầu tiếp tục rèn cho học sinh cách trình bày các chủ đề luyện nói thành câu, thành đoạn, đúng chủ đề luyện nói.
* Để giúp học sinh nói được thành đoạn ngắn đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, kiên trì hướng dẫn học sinh một cách thường xuyên. Đồng thời phải đầu tư dành nhiều thời gian nghiên cứu bài học. Đặc biệt giáo viên phải coi việc giúp học sinh luyện nói thành đoạn ở phần luyện nói trong các tiết học vần lớp 1 không những giúp cho học sinh nói năng trôi chảy, trình bày 1 vấn đề nào đó được rõ ràng, đủ ý, giúp người nghe hiểu được vấn đề mà nó còn giúp cho học sinh lớp 1 hình thành một số kỹ năng học văn ở những lớp cao hơn. Đây chính là kỹ năng cần thiết và rất quan trọng của các em học sinh.
2.3.3. Giải pháp 3: Giúp học sinh nhận biết và có kỹ năng luyện nói đúng chủ đề:
Trong các chủ đề luyện nói ở phân môn Học vần lớp 1 được chia ra thành 2 nhóm: Luyện nói theo chủ đề đã cho ở tất cả các tiết học vần và phần luyện nói – kể chuyện trong các tiết ôn tập.
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện theo bộ sách Chân trời sáng tạo (W+PPT)
- SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn và rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho sinh lớp 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo (W+PPT)
- SKKN Vận dụng các phương pháp dạy học hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (Bộ sách chân trời sáng tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]