Vận dụng các phương pháp dạy học hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (Bộ sách chân trời sáng tạo)
- Mã tài liệu: HT1008 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 722 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng các phương pháp dạy học hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (Bộ sách chân trời sáng tạo)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Học vần
Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc viết các âm
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc vần và chữ ghi vần
Biện pháp 4: Giúp HS Đọc, viết đúng, từ ở phân môn học vần
Biện pháp 5: Rèn kĩ năng đọc câu, đoạn ở phân môn học vần
Mô tả sản phẩm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
– Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục toàn diện tất cả các môn học. Trong đó thì Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng. Nhất là học sinh lớp 1 là lớp đầu cấp và là nền móng của chương trình Tiếng Việt tiểu học nói riêng hiểu biết các môn học khác nói chung. Mà ở lớp 1 Tiếng Việt gồm các phân môn : Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, nhưng phân môn Học vần chiếm vị trí then chốt bởi vì:
+ Học vần là môn học khởi đầu của việc học Tiếng Việt và học các môn học khác
+ Học vần trao cho học sinh công cụ ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp trong học tập, trong cuộc sống. Chương trình Học vần giúp cho học sinh các kiến thức từ chỗ chưa biết chữ thành biết chữ.
+ Ở môn học vần cung cấp cho các em hệ thống âm vị Tiếng Việt và các dạng chữ ghi âm. Giúp học sinh biết ghép âm thành vần các phụ âm đầu để tạo thành tiếng, ghép các tiếng tạo thành từ, biết nghe và đọc được các âm, vần, tiếng, từ, câu. Đồng thời thông qua dạy âm, vần để phát triển vốn từ cho học sinh, Với học sinh lớp 1 là lớp đầu cấp người ta nói: “ Cấp 1 là nền, lớp 1 là móng; Móng có chắc thì nền mới vững”.
– Ở lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với các kỹ năng : Nghe, đọc, nói viết và kĩ năng đọc viết ở phân môn Học vần được hình thành ở các em, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp sau mỗi bài học biết được âm, ghép thành vần, hiểu nghĩa của tiếng từ mình vừa đọc, vừa viết. Khi các em biết đọc viết thành thạo các em sẽ có điều kiện học các môn học khác và học lên các lớp cao hơn một cách vững vàng.
Năm học ……. lớp 1B và lớp 1C có 61 em. vào học đúng độ tuổi là 96,7%, Đa số các em đã qua mẫu giáo, song thực tế trước khi vào lớp 1 tỷ lệ học sinh nắm được 29 chữ cái chỉ đạt 60%. Nên đây cũng là một khó khăn trong công tác giảng dạy và đứng lớp của chúng tôi.
-Trước những khó khăn như vậy chúng tôi không nản chí mà luôn cố gắng tìm tòi, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để rèn cho học sinh biết đọc, biết viết một cách thành thạo . Nên có biện pháp như thế nào đọc thông viết thạo sau khi học hết phần Học vần. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh biết đọc
II.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Tiến hành khảo sát và phân loại đối tượng học sinh
– Sau 3 tuần thực học tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn Học vần và phân loại như sau:
Thời gian khảo sát | stt | Kĩ năng đọc, viết | Tốt | Khá | ĐYC | CĐYC |
Tuần 3 | 1 | Kĩ năng đọc, viết được âm | 18/61 | 17/61 | 18/61 | 8/61 |
2 | Kĩ năng đọc, viết được vần | 18/61 | 17/61 | 17/61 | 9/61 | |
3 | Kĩ năng đọc, viết được tiếng, từ | 18/61 | 17/61 | 17/61 | 9/61 | |
4 | Kĩ năng đọc, viết được câu | 16/61 | 18/61 | 18/61 | 9/61 |
– Số lượng học sinh đọc, viết được âm, vần, tiếng, từ chỉ đạt được hơn 50% tổng số học sinh cả lớp, tôi tìm hiểu nguyên nhân như sau
2. Xác định nguyên nhân
Nguyên nhân các em chậm tiếp thu, đọc, viết chưa được phân môn Học vần là:
– Do các em còn ham chơi, không nhớ mặt chữ, không qua lớp mẫu giáo
– Do cuộc sống một số gia đình còn khó khăn về kinh tế nên ít quan tâm đến việc học của con và bên cạnh đó có một vài phụ huynh còn hạn chế về trình độ văn hóa
– Các em chưa quen nề nếp học tập về cách đọc, cách viết của học sinh khi vào lớp 1
– Có một số em đọc không được, ở nhà không có người chỉ bày nên dẫn đến lười học
Với tình hình thực tế và nguyên nhân của học sinh lớp tôi như vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc viết thành thạo cho học sinh lớp 1 ở phân môn Học Vần như sau:
3, Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Học vần
Sau mỗi tiết học Học vần, tôi luôn luôn trăn trở các em đã thu được kết gì, cần lưu ý điều gì để tiết học sau có hiệu quả hơn. Từ đó trước khi lên lớp, tôi đã nghiên cứu kĩ bài dạy. Tôi lựa chọn các phương pháp dạy học và các hình thức dạy học sao cho thu hút sự chú ý, khuyến khích học sinh hăng hái, tích cực học tập.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Học vần.
Tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp đầu cấp, kiến thức được hình thành từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nếu các em được quan sát qua tranh ảnh, vật thật thì các em dễ dàng phát hiện và cũng dễ dàng khắc sâu được kiến thức. Chẳng hạn, khi dạy bài vần ôm, ơm (trang 134 Tiếng Việt 1 bộ sách Chân trời sáng tạo tập 1). Để có được từ khóa đống rơm, tôi dùng tranh vẽ đống rơm để cho học sinh quan sát. Học sinh nêu được từ đống rơm. Trong mỗi gia đình các em nhà làm ruộng thường hay có đống rơm, các em tham khảo thêm. Học sinh quan sát tranh đống rơm, tìm hiểu qua thực tế đống rơm ở nhà mình, từ đó các em sẽ hiểu và đánh vần, đọc tốt hơn.
Giáo viên sưu tầm mẫu vật để sử dụng trong tiết dạy học vần. Tôi cũng thường xuyên động viên khuyến khích học sinh sưu tầm mẫu vật mà xung quanh cuộc sống của các em có. Chẳng hạn khi dạy bài vần im (trang 136 Tiếng Việt 1 bộ sách Chân trời sáng tạo tập 1), tôi đã dặn các em chuẩn bị đồ dùng cho tiết học vần là sưu tầm hoa bìm bịp để mang đến lớp. Các em rất thích thú công việc này. Đã có nhiều em mang hoa bìm bìm đi học. Trong giờ học, cô cho học sinh quan sát hoa bìm bìm trên bảng và quan sát hoa bìm bìm các em mang đi. Từ đó các em có từ khóa “hoa bìm bìm”. Việc ghép vần trên thanh cài, đánh vần “im”, đánh vần tiếng “bìm” và đọc trơn “hoa bìm bìm” rất thuận lợi, kể cả đối với học sinh chậm.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Học vần.
Trò chơi có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Trò chơi học tập thúc đẩy mạnh sự phát triển chung của trẻ, giúp cho trẻ xích lại gần nhau, phát huy tính độc lập của các em. Trò chơi là một hoạt động dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, kích thích hứng thú học tập của học sinh, khơi dậy sự tự nguyện học tập.
Trò chơi “Thi nặn chữ”:
Chuẩn bị: đất nặn, giấy ni-lông để lót khi nặn.
Hình thức chơi: thi đua cá nhân với nhau.
Luật chơi: Sau khi hết hoạt động viết chữ vào bảng con hoặc thời gian củng cố tiết 2, giáo viên yêu cầu học sinh dùng đất nặn để nặn chữ cái vừa học. Trong khoảng thời gian 2 phút, em nào nặn đúng, đẹp, nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Giáo viên sẽ công bố và tuyên dương những học sinh thắng cuộc.
Trò chơi “Em là họa sĩ” (sử dụng cho tiết ôn tập và kể chuyện (trang 38 Tiếng Việt 1 bộ sách Chân trời sáng tạo tập 1) )
Chuẩn bị: Một bức tranh đã tô màu khổ lớn, phô to cho mỗi nhóm một bức tranh chưa tô màu, bút màu đủ cho các nhóm.
Hình thức chơi: các nhóm thi đua với nhau.
Luật chơi: Trên bức tranh chưa tô màu, các em hãy tô màu cho bức tranh. Tô màu đỏ vào các ô có chữ b, tô màu xanh vào các ô có chữ v, tô màu vàng vào các ô có chữ l, tô màu tím vào các ô có chữ h, tô màu hồng vào các ô có chữ c. Mỗi nhóm tô trong 5 phút. Giáo viên treo tranh khổ lớn đã tô màu lên bảng.
Học sinh đổi bài để đối chiếu. Giáo viên và học sinh kiểm tra, nhóm nào tô đúng màu, đẹp và nhanh nhất thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Trò chơi “ Vần gì đã biến mất”.
Giáo viên chuẩn bị sẵn các thẻ gắn các mẫu vần/tiếng lên bảng (hoặc cũng có thể sử dụng phần mềm sử dụng hiệu ứng biến mất/xuất hiện trên giáo án điện tử):
Học sinh quan sát trong 10 giây – khoảng 5 vần:
Ví dụ: âu, êu, iu, yêu, ươu.
Sau đó giáo viên gỡ các thẻ này xuống và lại gắn lên, nhưng giấu đi một vần. Nhiệm vụ của học sinh là nói tên vần đã biến mất. Học sinh nào nói nhanh nhất và đúng sẽ được khen trước lớp.
Ngoài ra, trong dạy học Học vần, tôi thường xuyên lựa chọn phương pháp luyện tập thực hành. Đây cũng là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Tôi dành nhiều thời gian cho các em được luyện tập thực hành đánh vần, đọc trơn và viết. Đọc nhiều, viết nhiều giúp các em nhớ lâu, nhớ kĩ và dẫn đến sẽ đọc đúng, viết đúng.
Khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trên trong các tiết học Học vần, tôi thấy học sinh lớp tôi học tập rất say mê, các em thực sự thích thú với học. Tiết học sôi nổi, kích thích sự tích cực sáng tạo của học sinh. Các em thực sự có nhiều niềm vui trong học tập và mang lại hiệu quả học tập cao.
*Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc viết các âm
a/ Yêu cầu: Đối với phần đọc, viết âm cần
– Rèn kĩ năng đọc đúng âm, các dấu thanh
– Rèn kĩ năng viết đúng chữ ghi âm, cách đặt dấu thanh
– Rèn viết thành thạo các âm và chữ ghi âm
Yêu cầu mở rộng: Học sinh nhận diện âm và tìm được các tiếng có chứa âm và dấu thanh
b/ Biện pháp:
– Để rèn luyện kĩ năng đọc đúng âm, các dấu thanh giáo viên cần:
+ Hướng dẫn nhận dạng ( Phân tích) chữ ghi âm, dấu ghi thanh
+ Hướng dẫn học sinh tập pháp âm mới: Giáo viên đọc mẫu- học sinh nghe nhìn, rồi đọc lại
Luyện đọc theo nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp- Ở giai đoạn đọc âm giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách nhìn chữ, nhìn dấu thanh để đọc thành tiếng, âm vừa học, tránh cách đọc không nhìn chữ – chỉ đọc vẹt
– Rèn kĩ năng viết chữ ghi âm , dấu thanh.
+ Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết cho học sinh
+ Học sinh tập viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới vào bảng con
Việc rèn luyện kĩ năng viết lúc này chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh tập tô theo nét chữ ở vở tập viết 1 nên học sinh chỉ tô theo đúng đường nét sẵn có. Giáo viên cần dành thời gian rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách giữ vở …
– Đọc viết thành thạo các âm và chữ ghi âm.
+ Đối với các âm dễ đọc học sinh dễ dàng viết được
+ Đối với các âm khó đọc mà khi đọc học sinh dễ sai bởi các em còn ảnh hưởng tiếng địa phương thì giáo viên cần:
– Hướng dẫn cách phát âm đúng.
Ví dụ : Âm tr đọc thành ch ( Giáo viên hướng dẫn cách đọc là khi đọc các em phải cong lưỡi chạm vào lợi sau đó bật mạnh ra âm trờ
– Cho học sinh pháp âm, âm khó đọc nhiều lần để sửa sai kịp thời
+ Đối với các âm ghép : kh, gh, ngh, … học sinh dễ quên nên khi hướng dẫn đọc giáo viên cần cho học sinh pháp âm, nhận diện âm
Ví dụ : Âm kh gồm có hai âm; Âm k đứng trước, âm h đứng sau
+ Hướng dẫn viết đúng: Khi học sinh đã đọc đúng các âm khó thì học sinh sẻ viết đúng nhưng giáo viên cần hướng dẫn qui trình viết các con chữ kĩ hơn như: Chữ tr gồm con chữ t cao 3 ô li nỗi với con chữ r cao hơn 2 ôli một chút. Nêu điểm bắt đầu, độ cao, điểm dừng bút.
– Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh minh họa cho chữ ghi âm và dấu ghi thanh
Ví dụ : Cho học sinh nhìn tranh tập pháp âm mới, tìm âm vừa học, viết âm vừa tìm có trong tiếng vừa nêu ở nội dung tranh hoặc cho học sinh quan sát nhiều tranh nhận xét chữ giống nhau ghi trên các tranh để tìm âm vừa học.
+ Học sinh làm việc cá nhân : Tập pháp âm âm e nhiều giáo viên chú ý kiểm tra cách pháp âm cá nhân của học sinh để sửa chữa lỗi phát âm cho những học sinh pháp âm chưa đúng.
– Hướng dẫn viết chữ e:
+ Giáo viên viết mẫu ở bảng lớp chữ e thật lớn trong khung kẻ ô li và hướng dẫn học sinh qui trình viết trên bảng con.
+ Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn quy trình viết điểm đặt bút đường kẻ ngang thứ nhất viết chéo lên phải hướng lên trên lượng cong đến đường li 3. Sau đó viết nét cong trái như viết chữ c. Điểm dừng bút ở giữa của 2 đường li 1 và đường li 2. ( Khi hướng dẫn viết giáo viên chú ý dùng thuật ngữ: Đường li, ô li để học sinh quen dần cách nói viết, dần dần học sinh viết thành thạo hơn ).
+ Học sinh làm việc cá nhân: Viết trên bảng con- Đọc cá nhân nối tiếp, đồng thanh. Tìm nhanh chữ e trong bộ chữ học vần để ghép vào bảng cài rồi đọc CN, ĐT
– Đưa tranh minh họa SGK (trang 26 Tiếng Việt 1 bộ sách Chân trời sáng tạo tập 1) học sinh nói được các tiếng qua tranh: bé, me, ve, xe. Tìm tiếng có âm e gạch chân- Học sinh tìm gạch chân âm e – Đọc âm e CN với hình thức thi đua khen thưởng để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh sau mỗi tiết dạy giúp các em đọc được, biết chuẩn bị tốt bài đọc ở nhà khi học bài mới dễ dàng hơn nhớ mặt chữ lâu hơn.
*Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc vần và chữ ghi vần
a/ Yêu cầu: Khi dạy phần vần là
– Học sinh đọc được vần
– Học sinh viết đúng chữ ghi vần của vần mới học
– Đọc viết thành thạo các vần, chữ ghi vần.
– Yêu cầu mở rộng: Giáo viên có thể tùy trình độ học sinh để đưa ra yêu cầu mở rộng hoặc năng cao kiến thức cho học sinh khá, Giỏi( Ví dụ: Tìm tiếng có âm vần vừa học. Có thể giáo viên gợi ý qua ĐDDH, ĐD gia đình và một số loại hoa quả.)
b/ Biện pháp:
– Học sinh đọc được âm, vần là dạy được pháp âm hoặc đánh vần mới. Đối với phần vần rèn kĩ năng đọc âm, vần giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc dưới hình thức:
+ Đọc đánh vần: hướng dẫn cho học sinh đọc ghép từng âm với từng âm để tạo thành vần ( Đối với học sinh yếu)
+ Đọc thành tiếng học sinh nhẩm đánh vần sau đó phát âm vần cần đọc với thời gian nhanh nhất( Đối với học sinh Khá, Giỏi)
+ Dạy âm, vần là trọng tâm nên giáo viên tiến hành dạy âm, vần theo nội dung bài học.
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 (Bộ sách chân trời sáng tạo)
- SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tự nhiên xã hội lớp 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Kinh nghiệm dạy học nâng cao chất lượng môn tự nhiên xã hội cho học sinh lớp 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]