SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn và rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho sinh lớp 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT1010 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 872 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn và rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho sinh lớp 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài
2. Hướng dẫn học sinh thực hiện dạng bài: Viết phép tính thích hợp
a. Dạng bài tập quan sát tranh vẽ viết phép tính thích hợp
b. Dạng bài tập từ tóm tắt viết phép tính thích hợp
3. Hướng dẫn học sinh giải các bài toán theo từng dạng bài
a. Dạng bài cơ bản
b. Dạng bài nhìn tranh vẽ nêu bài toán rồi giải bài toán
c. Dạng đề bài có tình huống
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Môn Toán là một trong những môn học chiếm một vị trí quan trọng. Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững được kiến thức, kỹ năng cơ bản ban đầu về Toán học không phải là đơn giản. Môn toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh: Có kiến thức cơ bản, ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kỹ năng tính toán, đo lường, giải toán có nhiều thiết thực trong đời sống. Ở lớp 1 môn toán tập trung chủ yếu vào những kiến thức cơ bản, ban đầu về số học: về phép đếm; về đọc, viết các số đến 100; phép cộng và phép trừ không nhớ đến 100; về nhận dạng hình học như khối hộp chữ nhật, khối lập phương, hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật (theo mục tiêu chương trình môn toán ở tiểu học)
Đối với học sinh lớp 1 mục tiêu khi dạy dạng bài “giải toán có lời văn” là giúp học sinh nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài toán có lời văn. Biết giải các bài toán đơn về thêm, bớt (giải bằng một phép cộng hoặc phép trừ) và trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số. Dạng toán này không những rèn luyện kĩ năng làm tính cho học sinh, mà còn giúp các em phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí; phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá và diễn đạt đúng cách; phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng, chăm học và hứng thú học toán cho học sinh; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động và sáng tạo.
Nếu người thầy không nghiên cứu kĩ mục tiêu dạng bài này và hướng dẫn, dẫn dắt các em một cách cụ thể, khoa học thì các em sẽ khó khăn nhiều với dạng bài tập này và đương nhiên làm hạn chế khả năng suy luận, khả năng học tập môn toán của các em khi lên các lớp trên là rất lớn. Trước thực tế đó để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt dạng bài giải toán có lời văn là một việc làm cần thiết đối với giáo viên tiểu học, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán nói chung và nội dung giải toán có lời văn nói riêng để đạt kết quả dạy học tốt nhất.
Xuất phát từ những lí do trên bản thân tôi đã tìm hiểu và nắm vững chương trình để khai thác các kiến thức vận dụng vào bài. Mặt khác tôi học hỏi đồng nghiệp, tìm một số biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh lớp 1 Giải toán có lời văn. Được sự góp ý của đồng nghiệp và sự hướng dẫn tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ qua sáng kiến “Một số kinh nghiệm hướng dẫn và rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo“.
- Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận, phương pháp, biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 biết giải bài toán có lời văn.
- Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát.
Phương pháp giảng giải.
Phương pháp thực hành, luyện tập.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp kiểm tra.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
Nội dung dạy dạng bài “Giải toán có lời văn ở lớp 1” gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu: Dạng bài “Viết phép tính thích hợp”. Giai đoạn này lần đầu tiên học sinh được làm quen với dạng toán: nhìn tranh vẽ, nêu thành bài toán ở mức độ đơn giản rồi viết phép tính thích hợp. Đây là dạng “đề bài mở” nhằm phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, vì đề bài toán không phải bằng lời mà bằng tranh vẽ các em được nêu đề bài và phép tính theo các cách hiểu khác nhau. Chính vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan của người dạy là rất quan trọng và không thể thiếu.
Giai đoạn 2: Từ tóm tắt bằng lời học sinh đọc thành đề bài rồi viết phép tính thích hợp.
Giai đoạn 3: Thực hiện một bài toán giải đầy đủ trọn vẹn. Đây là dạng toán yêu cầu học sinh cần biết quan sát, phân tích, lập luận để thực hiện và trình bày bài đầy đủ, khoa học. Để học sinh lớp 1 làm tốt dạng bài giải toán có lời văn thì từ những ngày đầu, giai đoạn đầu của dạng bài viết phép tính thích hợp giáo viên phải hướng dẫn học sinh một cách kĩ càng theo đúng quy trình, các bước. Khi thực hiện tốt ở dạng bài này thì học sinh làm một bài giải đầy đủ các bước sẽ dễ dàng, tự tin hơn rất nhiều.
Tuy nhiên việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn còn hạn chế. Giáo viên chưa tận dụng triệt để đồ dùng trực quan, chưa tập trung hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài theo các bước nhất định, chưa hướng dẫn các em tìm hiểu sâu đề bài phân tích đề bài, chưa xác định cụ thể những gì đã biết, điều gì chưa biết còn phải đi tìm. Học sinh đang còn làm bài một cách máy móc, rập khuôn, chưa khoa học, chưa sáng tạo. Từ đó tôi đã suy nghĩ và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn, làm bài máy móc của học sinh và đưa ra các giải pháp để hướng dẫn học sinh đạt kết quả tốt nhất khi thực hiện giải toán có lời văn.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Qua thời gian công tác giảng dạy ở lớp 1 nhiều năm và đi dự giờ đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi đã tìm hiểu thực trạng dạy học dạng toán giải toán có lời văn và tôi nhận thấy như sau:
Ưu điểm:
Tôi là một giáo viên đã được dạy lớp 1 nhiều năm tôi luôn kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn để học sinh hoạt động tích cực và chủ động nhất. Giáo viên không làm thay, không nói nhiều chủ yếu là tổ chức cho học sinh tự làm việc. Ngoài việc dạy tốt kiến thức cơ bản giáo viên còn dành thời gian cho học sinh thực hành luyện tập sau đó giáo viên kiểm tra chốt kiến thức.
Trong những hoạt động dạy dạng bài: Giải toán có lời văn, giáo viên đã hướng dẫn học sinh làm bài cụ thể, rõ ràng. Qua việc theo dõi, tìm hiểu, kiểm tra cho thấy trong các bài tập cũng như qua các bài kiểm tra học sinh làm bài tập dạng bài giải toán có lời văn là tương đối tốt.
Hạn chế:
Khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài “Giải bài toán có lời văn” thường giáo viên rất vất vả, giáo viên vừa hướng dẫn vừa làm mẫu trước, học sinh quan sát và làm theo.Vì vậy mà nhiều em chỉ lo chép lại bài mà chưa hiểu rõ được vấn đề vì sao lại phải làm bài như vậy. Từ đó dẫn đến học sinh chưa tự tin khi thực hành luyện tập dạng bài này. Sở dĩ giáo viên khi dạy dạng bài này vất vả như vậy còn do một nguyên nhân nữa, đó là giáo viên chưa làm tốt dạng bài: Viết phép tính thích hợp ở giai đoạn đầu (Đây là dạng bài quan trọng cho việc thực hiện một cách dễ dàng dạng giải toán có lời văn). Giáo viên chưa hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài, hiểu các cụm từ hoặc từ mấu chốt quan trọng trong đề bài để dễ dàng trong việc xác định (phép tính) dạng bài cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng: Đối với các bài tập dạng “Viết phép tính thích hợp” ( Đây là bài toán cơ bản ban đầu cho việc hình thành kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 1). Thông thường học sinh còn lúng túng trong việc nêu đề bài, phân tích đề bài từ hình ảnh trực quan để viết phép tính thích hợp. Khi chuyển sang giai đoạn 2 của dạng bài toán có lời văn: Viết phép tính thích hợp từ tóm tắt bằng lời. Ở dạng này nhiều học sinh chưa thực sự tự tin khi nêu đề bài, phân tích đề bài từ tóm tắt bài toán rồi viết phép tính thích hợp. Khi sang giai đoạn 3: Giải bài toán có lời văn. Từ đề bài có sẵn các em dễ dàng hơn trong việc đọc đề bài, phân tích đề bài, nhưng ở giai đoạn này lại đòi hỏi các em làm một bài toán giải đầy đủ cả 3 bước (viết câu lời giải, viết phép tính và đáp số), không viết mình phép tính thích hợp như ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 nữa. Chính vì vậy dẫn đến cách làm bài và trình bày bài của nhiều em chưa đúng, chưa khoa học và đặc biệt là nhiều em chưa tự mình làm được đầy đủ một bài giải nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ của thầy cô hoặc từ bạn. Nhiều em hiểu vấn đề thì lại trình bày cẩu thả, thiếu bước. Nhiều em chưa hiểu đề bài cần tìm gì? mình đang làm gì? chỉ biết rập khuôn máy móc là dựa vào câu hỏi của đề bài viết câu lời giải, khi sang phép tính thì không biết viết phép tính gì? đơn vị gì?…Có những em đề bài hơi lắt léo một chút cũng rất lúng túng trong việc làm bài.
Kết quả khảo sát:
Ví dụ: Khi dạy bài tập 13a trang 153 (Tiết ôn tập cuối năm)
“Lúc đầu có 5 bạn dưới nước, sau đó 2 bạn lên bờ. Hỏi còn lại mấy bạn dưới nước?”
Với đề bài trên tôi dã tổ chức cho học sinh thực hành làm bài vào vở sau đó chấm và nhận xét bài làm của học sinh lớp tôi phụ trách. kết quả cụ thể như sau:
Tổng số | Học sinh hoàn thành tốt bài | Học sinh
hoàn thành bài |
Học sinh chưa
hoàn thành bài |
|||
31 | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% |
9 | 28,8% | 14 | 45,6% | 8 | 25,6% |
Sau khi tiến hành khảo sát thực tế học sinh tôi nhận thấy:
Số học sinh làm hoàn thành bài tốt: Các em đã biết phân tích đề bài làm bài và trình bày bài giải đầy đủ cả 3 phần sạch đẹp, khoa học là: 9 em.
Số học sinh làm hoàn thành bài: Có học sinh chỉ biết viết câu lời giải, làm đúng phép tính và đáp số nhưng chưa viết đúng tên đơn vị. Hoặc có em khi làm bài chỉ ghi câu lời giải và phép tính còn không ghi đáp số.
Một số em do kĩ năng đọc chưa tốt dẫn đến việc đọc đề và phân tích đề khó khăn mất nhiều thời gian mà không làm được bài hoặc chưa hoàn thành bài như các em: Nguyễn Thảo Nhi, Quách Thị Thùy Linh, Lê Tấn Phát, Phạm Quốc Anh; Một số em chưa biết biết phân tích, xác định rõ đề bài, chưa tìm ra đề bài đã cho biết gì? đề bài hỏi gì? dẫn đến kết quả làm bài chưa tốt như các em: Hà Đức Thịnh, Trần Tố Uyên, Nguyễn Lưu An, Ngô Khánh Vân.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn và đã rút ra được một số giải pháp cụ thể sau.
- Các biện pháp đề giải quyết vấn đề
3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài
Để học sinh làm tốt được các bài toán giải thì việc tìm hiểu đề bài toán có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu học sinh không hiểu được đề bài toán mình đang làm cho biết gì, yêu cầu cần làm gì, thì việc giải toán của các em sẽ rất khó khăn, mơ hồ, không chắc chắn trong quá trình làm bài.
Đối với học sinh lớp 1 việc đọc đề bài và xác định các dữ kiện của đề bài lại gặp nhiều khó khăn hơn vì các em đọc bài chưa được tốt.
Do đó giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài một cách kĩ càng và cụ thể.
– Dạng bài đề bài là tranh vẽ, hướng dẫn tìm hiểu đề bài gồm các bước:
+ Quan sát tranh vẽ nêu dữ kiện đã cho của bài toán.
+ Quan sát tranh vẽ nêu yêu cầu cần tìm.
+ Dựa vào tranh vẽ nêu đề bài nêu đề bài toán.
– Dạng bài đề bài bằng lời, hướng dẫn tìm hiểu đề bài gồm các bước:
+ Đọc đề.
+ Xác định dữ kiện đề bài cho.
+ Xác định yêu cầu cần tìm gì?
3.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện dạng bài: Viết phép tính thích hợp
Để thực hiện tốt các dạng bài viết phép tính thích hợp ta cần thông qua các bước sau:
Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài
Bước 2: Thực hiện làm bài
– Nêu câu trả lời và viết phép tính thích hợp
Bước 3: Kiểm tra kết quả bài làm
– Ở bước này học sinh khắc sâu được kiến thức.
3.2.1. Dạng bài tập quan sát tranh vẽ viết phép tính thích hợp
Đối với dạng bài tập này giáo viên cần cân đối thời gian hợp lý (Vì dạng bài này thường là bài cuối của mỗi tiết học toán) chính vì thế mà không nên vì thời gian mà dạy sơ sài.
Đối với dạng bài tập này giáo viên nên và cần phải sử dụng đồ dùng trực quan để học sinh thực hiện có hiệu quả bài tập.
Với dạng bài tập này giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, tư duy, sáng tạo. Từ đó nêu ra các đề bài từ hình vẽ trực quan theo ý hiểu của mình. Cùng với sự động viên, khích lệ kịp thời từ giáo viên và của các bạn trong lớp, sẽ giúp các em tự tin hơn với dạng bài này. Từ đó các em có cơ sở thực hiện tốt dạng bài: Giải toán có lời văn.
Ví dụ 1: Khi dạy Tiết: Phép cộng trong phạm vi 10. (trang 56 – Sách Toán 1 Chân trời sáng tạo)
Bài 8, trang 59, Sách Toán 1 Chân trời sáng tạo: Xem tranh và viết hai phép cộng trong phạm vi 10:
Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài
– Bài tập yêu cầu ta làm gì?
+ Viết phép hai tính thích hợp.(Giáo viên gạch dưới từ thích hợp)
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán.
– Cho học sinh quan sát tranh vẽ.
– Hỏi: Trong tranh vẽ gì?
+ Có 7 con chim đang đậu trên cành cây và 2 con chim đang bay đến.
+ Có 3 con gà màu xanh và 5 con gà màu hồng
– Dựa vào tranh vẽ ta đặt câu hỏi thế nào?
+ Có tất cả mấy con chim?
+ Có tất cả mấy con gà?
– Em hãy nêu bài toán tương ứng với nội dung trong hình vẽ?
+ Cho nhiều học sinh nêu bài toán.
Chẳng hạn:
Có 7 con chim đậu trên cành cây, có 2 con đang bay đến. Hỏi tất cả có mấy con chim?
Có 3 con gà màu xanh, có 5 con gà màu hồng. Hỏi tất cả có mấy con gà?
Bước 2: Thực hiện làm bài
* Hướng dẫn học sinh viết phép tính thích hợp.
– Để biết có tất cả mấy con chim em hãy viết phép tính thích hợp vào bảng con: 7 + 2 = 9
– Để biết có tất cả mấy con gà em hãy viết phép tính thích hợp vào bảng con: 3 + 5 = 8
Bước 3: Kiểm tra kết quả bài làm.
Giáo viên kiểm tra kết quả bài làm, nhận xét bài làm của từng học sinh. Củng cố lại dạng bài (hướng cho học sinh biết từ câu hỏi của đề bài đã nêu từ đó nêu câu trả lời bài toán và phép tính thích hợp):
– Hỏi: Vậy trong tranh có tất cả bao nhiêu con chim, bao nhiêu con gà?
– Trong tranh có tất cả 9 con chim, 8 con gà. Hoặc: Số con chim có tất cả 9 con. Số con gà có tất cả là 8.
(Hướng cho học sinh nêu câu trả lời đủ ý (thành câu)
Xem thêm:
- SKKN Vận dụng các phương pháp dạy học hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (Bộ sách chân trời sáng tạo)
- SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 (Bộ sách chân trời sáng tạo)
- SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tự nhiên xã hội lớp 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]