SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện theo bộ sách Chân trời sáng tạo (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT1004 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 794 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện theo bộ sách Chân trời sáng tạo (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp
Biện pháp 2: Giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Biện pháp 3: Giáo viên kể mẫu đóng vai trò quan trọng
Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ nói theo tranh
Biện pháp 5: Khích lệ, động viên kịp thời giúp học sinh tự tin
Biện pháp 6: Rèn kĩ năng nghe kể, nhận xét
Biện pháp 7: Giúp học sinh kể chuyện sáng tạo
Biện pháp 8: Lồng ghép phân môn Kể chuyện với các môn khác
Biện pháp 9: Phối hợp với phụ huynh “cô và mẹ là hai cô giáo”
Mô tả sản phẩm
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chúng ta đã biết “ngôn ngữ là công cụ của tư duy”. Trong các môn học
ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt được coi là môn học quan trọng nhất, bởi nó đồng thời rèn cho học sinh bốn kỹ năng cơ bản: nghe – nói – đọc – viết. Đặc biệt là học sinh lớp 1 nếu như các em không biết: đọc thông, viết thạo thì các môn học khác các em sẽ không học được, trong đó có phân môn Kể chuyện. Phân môn này có nhiệm vụ bồi dưỡng tâm hồn trẻ góp phần hình thành cảm xúc và thẩm mỹ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống, vốn hiểu biết, phát triển tư duy và trình độ Tiếng Việt cho các em. Vì vậy, Kể chuyện là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Học tốt phân môn Kể chuyện không những giúp học sinh rèn kĩ năng: nghe – nói (kể) mà còn tạo cho học sinh tự tin để học tốt các môn học khác và giúp các em tự nhiên trong giao tiếp.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy nhiều năm, được nhà trường phân công dạy lớp 1, tôi còn thấy một số điều tồn tại và vướng mắc trong môn Tiếng Việt nhất là phần Kể chuyện. Học sinh nhìn chung còn ít học và việc chuẩn bị trước còn chưa chu đáo, chỉ nhìn bài qua loa, chiếu lệ, chưa biết cách kể. Đến lớp nhiều em chưa phát huy tốt vai trò của cá nhân trong quá trình kể chuyện nhất là kể cho nhau nghe trong nhóm vì (kể cho nhau nghe trong nhóm yêu cầu tính tự giác là chủ yếu). Trong lúc bạn bè kể, một số em còn chưa ý thức theo dõi, quá trình học tập của các bạn là thời gian chơi của một số em khác.
Từ những hạn chế và vướng mắc trong quá trình giảng dạy, tôi suy nghĩ và tìm ra phương pháp tối ưu nhất để giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc truyện theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện theo bộ sách Chân trời sáng tạo”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện trước tiên là giúp các em tập thói quen bắt được nội dung nhanh, tóm tắt được ý chính, có ích cho các em rất nhiều khi học các môn khác và học lên các lớp trên. Bởi vì, khi kể các em phải vận dụng vốn từ ngữ thật chính xác, rõ ràng, liên kết câu từ chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc nội dung cần kể. Kể trước mọi người còn rèn cho các em sự tự tin, phong cách chuẩn mực khi trình bày trước tập thể. Qua kể chuyện, học sinh còn phát âm tròn vành rõ chữ để thu hút người nghe, hỗ trợ nhiều cho phân môn Tập đọc và nói chuyện với mọi người trong sinh hoạt hàng ngày. Diễn đạt tốt tức là các em có vốn từ phong phú, biết liên kết câu, ý vững vàng, giúp các em rất nhiều trong học phân môn Tập làm văn, phân môn Luyện từ và câu ở các lớp tiếp theo. Mỗi câu chuyện đều có ý nghĩa, vì thế qua mỗi chuyện kể, giáo viên đã giáo dục các em điều hay lẽ phải, lối sống tốt đẹp, kỹ năng sống trong cuộc sống ngay từ lớp 1.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trọng tâm nghiên cứu đề tài của tôi là nêu ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Kể chuyện ở lớp 1.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp giao tiếp.
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp luyện tập theo mẫu.
PHẦN 2. NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong mục tiêu giáo dục và giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Kể chuyện có vị trí, vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trau dồi những tri thức về cuộc sống và bồi dưỡng vốn văn học cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, phân môn kể chuyện còn giúp các em phát triển các năng lực tư duy cơ bản như: Trí tưởng tượng, óc phán đoán, khả năng ghi nhớ, năng khiếu thẩm mỹ, hình thành ở trẻ em nhiều phẩm chất tốt đẹp, rất cần thiết cho nhu cầu phát triển ở lứa tuổi này.
Cùng với các môn học khác, phân môn Kể chuyện góp phần hình thành nhân cách rất lớn cho học sinh, nó mở mang sự hiểu biết cho các em. Các em được học hỏi những điều hay, lẽ phải từ rất nhiều các câu chuyện, thuộc nhiều thể loại chuyện khác nhau, phản ánh đa dạng cuộc sống muôn hình muôn vẻ. Chính vì vậy tiết Kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói, tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được nhiều bài học bổ ích. Nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài. Thực hiện được các yêu cầu này thì giáo viên phải tìm ra các biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Kể chuyện ngay từ lớp 1.
- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Về giáo viên
Trong quá trình nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 1 tôi thấy còn nhiều vướng mắc khi dạy Kể chuyện như: việc chuẩn bị bài hầu như giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên và sách bài soạn. Chính vì thế mà bài dạy trên lớp còn mang tính áp đặt, đơn điệu chưa phù hợp với đối tượng học sinh, làm cho học sinh nắm nội dung truyện còn chàng màng, máy móc, coi phân môn Kể chuyện chỉ là giải trí, các môn học khác quan trọng hơn nên đầu tư cho các em nhiều hơn. Do đó sự chuẩn bị của giáo viên chưa chu đáo dẫn đến tiết dạy, giờ học không mang lại hiệu quả. Hơn nữa nhiều giáo viên rất ngại dạy kể chuyện, nhất là vào dịp thao giảng, dự giờ thăm lớp vì sợ khả năng kể chuyện không hấp dẫn, chuẩn bị cho một giờ Kể chuyện lại mất nhiều công sức và thời gian như: tranh vẽ, trang phục…Rất ít học sinh biết kể chuyện một cách trôi chảy mạch lạc vì kĩ năng nói còn kém. Đối với những giáo viên tâm huyết với nghề và dày kinh nghiệm thì cho rằng: Kể chuyện là môn học hấp dẫn, thú vị với học sinh, nhưng làm sao để có cách kể hay cho học sinh nghe và nhớ được truyện , sau đó phải luyện tập thế nào để cho học sinh kể lại từng đoạn truyện một cách tự nhiên. Đó là những băn khoăn của tôi và nhiều giáo viên đứng lớp hiện nay.
- Về học sinh
Qua tìm hiểu tôi được biết, các em rất thích học phân môn Kể chuyện, dường như hằng ngày, hằng tuần lúc nào các em cũng mong ngóng để đến giờ Kể chuyện. Đặc biệt trong giờ Kể chuyện các em thích nghe cô kể hơn là cô đọc lại văn bản truyện. Nếu được gọi kể thì các em kể theo gợi ý của truyện sau mỗi tranh, các em chưa biết liên kết được các bức tranh thành một đoạn truyện. Lí do là các em chưa kịp nắm được nội dung khi nghe kể và kĩ năng nói (diễn đạt) còn kém, mặc dù sau mỗi bài Học vần và Tập đọc các em đã được rèn kĩ năng nói. Song vẫn còn một số ít biết kể lại cả truyện một cách trôi chảy và hấp dẫn, biết nhập vai nhân vật trong truyện để kể lại. Hơn nữa qua mỗi bài lại có thêm phần luyện nói. Nhưng thực ra chưa giúp các em nắm được văn bản và mạnh dạn diễn đạt lại nội dung văn bản. Nếu có sự đầu tư hơn về rèn luyện kĩ năng kể của giáo viên và tập luyện cho học sinh, chắc chắn rằng các em sẽ có kĩ năng kể tốt hơn.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 1 và năm học ………..tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A, ngay đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng và phân loại như sau:
Tổng số học sinh | Kể chuyện hay
(mức bình thường) |
Biết kể đúng nội dung chuyện | Chưa biết kể | |||
24em | SL | % | SL | % | SL | % |
3em | 12 | 10em | 42 | 11em | 46 |
Đứng trước thực trạng như vậy tôi trăn trở và tìm ra một số biện pháp thực hiện như sau:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN
- Biện pháp 1: Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
Đọc kĩ nội dung cốt truyện, hiểu rõ tính cách từng nhân vật, định hướng các hoạt động dạy học chủ yếu.
Lập kế hoạch bài học chi tiết, giáo viên nắm vững các bước và hình thức tổ chức dạy học. Một trong những yếu tố quan trọng nữa giúp cho giờ học thành công là chuẩn bị đồ dùng (tranh phóng to bằng giấy, bằng đèn chiếu màn hình, trang phục, diễn kịch, đóng vai…)
Ví dụ 1: Truyện: Khỉ và sư tử (trang 69 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo).
– Tôi đã vẽ phóng to 4 tranh trong sách giáo khoa (sử dụng đèn chiếu), giúp học sinh cả lớp cùng quan sát, gây hứng thú cao cho học sinh trong giờ học và học sinh dễ nhớ ngay từ lần đầu.
– Về trang phục: Để gây hứng thú cho học sinh khi kể, giáo viên có thể chuẩn bị như sau:
+ Vai Khỉ: Mặt nạ Khỉ.
+ Vai Sư tử: Mặt nạ Sư tử.
Khi kể, giáo viên có thể sử dụng trang phục hoặc các em có thể nhập vai nhân vật hóa trang bằng những trang phục đó.
Như vậy: Sự chuẩn bị kĩ về nội dung truyện và chuẩn bị chu đáo về đồ dùng của giáo viên đã kích thích, gây hứng thú cao cho cả học sinh và giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Ví dụ 2: Truyện: Ba chú thỏ ( trang 59 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo).
– Phóng to 4 tranh trong sách giáo khoa (sử dụng đèn chiếu) cho học sinh dễ quan sát, từ đó thu hút sự chú ý của các em hơn trong tiết học.
– Về trang phục: Tôi đã chuẩn bị mặt nạ thỏ, trang phục thỏ…
Khi kể, tôi đã vừa kể vừa diễn xuất các vai qua các trang phục của từng nhân vật. Chính nhờ sự chuẩn bị kĩ về nội dung truyện, chu đáo về trang phục mà tiết dạy trở nên sôi nổi, gây hứng thú học tập cho các em và giờ học đã đạt hiệu quả cao…
- Biện pháp 2: Giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Học sinh muốn nhớ được nội dung truyện nhanh thì trước khi đến lớp các em nên quan sát trước nội dung từng tranh để phỏng đoán nội dung truyện.
Ví dụ 1: Truyện: Rùa và Thỏ ( trang 79 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo).
Khi học đến truyện này học sinh ở nhà quan sát kĩ tranh để phỏng đoán nội dung truyện như sau:
– Tranh 1: Rùa rủ Thỏ chạy thi.
– Tranh 2: Trong lúc Rùa cố gắng chạy về đích thì Thỏ chủ quan chỉ biết hái hoa, bắt bướm và ngủ.
– Tranh 3: Sau khi nghe được hoan hô của mọi người, Thỏ mới bắt đầu tình dậy và vội đuổi theo.
– Tranh 4: Rùa đã chạy về đích trước Thỏ và giành được chiến thắng cuối cùng.
Sau khi quan sát phỏng đoán như vậy thì đến lớp nghe cô giáo kể chuyện các em dễ nhớ được nội dung câu chuyện.
Ví dụ 2: Truyện: Sóc và Dúi ( trang 109 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo).
Khi học đến truyện Sóc và Dúi học sinh quan sát và trả lời trước các câu hỏi sau mỗi tranh để phỏng đoán nội dung truyện ở từng bức tranh như (Dúi đang làm gì? Sóc nói gì với Dúi?…) thì đến lớp khi nghe cô giáo kể câu chuyện các em dễ nhớ được nội dung truyện.
- Biện pháp 3: Giáo viên kể mẫu đóng vai trò quan trọng.
Tiết kể chuyện có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên kể mẫu, khi kể mẫu giáo viên cần đặt câu hỏi liên quan đến tình huống mở làm cho học sinh bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của truyện. Sự kết hợp giữa giọng điệu và cử chỉ, sử dụng từ ngữ có chọn lọc giúp các em có cảm giác như các nhân vật trong truyện là có thật đang hiện lên sinh động trong từng ngôn từ và sống động trong từng cử chỉ, điệu bộ của cô.
Ví dụ : Truyện: Sự tích hoa ngọc lan ( trang 15 sách tiếng Việt 1 tập 2 Chân trời sáng tạo).
Ở tranh 2, khi kể lời của Thần thì giáo viên kể với giọng mềm mỏng, nhẹ nhàng…qua câu hỏi với các loài hoa. Đến đây giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở: Theo các các loài hoa sẽ trả Thần như thế nào? để học sinh phán đoán gây sự chú ý tò mò và suy nghĩ.
Muốn làm được điều đó thì người giáo viên phải thuộc truyện và tập kể trước khi lên lớp để việc kể mẫu của cô thật sự gây ấn tượng, vì như chúng ta đã biết học sinh lớp 1 thuộc và nhớ truyện là chủ yếu, ở lời kể của cô trên lớp ( kể lần 1, 2, 3 vừa kể vừa kết hợp với chỉ tranh cho học sinh quan sát).
Tóm lại: Trong tiết Kể chuyện học sinh có thuộc được truyện, có kể hay được hay không là phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên kể mẫu, vì học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 sẽ rất hay bắt chước và làm theo lời cô. Chính vì thế mà đòi hỏi người giáo viên kể phải luyện giọng của mình thật chuẩn, hấp dẫn đúng ngữ điệu và thể hiện được các cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật. Có như vậy thì mới thu hút được sự chú ý của học sinh và học sinh sẽ bắt chước kể được giống cô.
Xem thêm:
- SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn và rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho sinh lớp 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo (W+PPT)
- SKKN Vận dụng các phương pháp dạy học hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (Bộ sách chân trời sáng tạo)
- SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 (Bộ sách chân trời sáng tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]