SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học
- Mã tài liệu: MP0223 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1426 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Đàn 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Đàn 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Huy động, kết nối tri thức thể loại
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm
3.So sánh, liên hệ thực tiễn
4.Chú trọng hệ thống câu hỏi trong việc tiếp nhận văn bản
Mô tả sản phẩm
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
-
- Dạy học phát triển năng lực cho người học được xem như mục tiêu cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới. Hướng tới phát triển năng lực “coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…”; đào tạo được những con người không những có kiến thức mà còn vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để đáp ứng được mục tiêu đó, việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhiều năm gần đây đã và đang được đẩy mạnh. Dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy đọc hiểu thơ trung đại nói riêng cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt.
- Hệ thống các tác phẩm thơ trung đại Việt Nam chiếm khối lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn THPT, nó đóng giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Và khi thay đổi chương trình, SGK thì các văn bản thơ trung đại vẫn giữ nguyên vai trò và vị trí then chốt của mình. Đọc hiểu tốt các tác phẩm này sẽ tạo tiền đề quan trọng để HS tiếp thu tốt hơn các tác phẩm văn học hiện đại giai đoạn sau. Đồng tạo thời tạo một nền tảng tốt cho HS có thể tiếp cận những văn bản thơ trung đại tương tự ngoài SGK.
- Thực tiễn dạy học cho thấy rằng: phần văn học trung đại là phần rất khó tiếp cận đối với học sinh bởi tính chất hàn lâm, quy phạm… của nó. Hơn nữa, rào cản thời đại, bối cảnh ra đời tác phẩm càng tăng thêm tính chất khó khăn ấy. Đặc biệt, đối với HS lớp 10, vừa bước chân vào trường THPT còn bỡ ngỡ với môi trường mới, tâm lí lứa tuổi của những thế hệ 2X khiến cho việc tiếp cận những văn bản thơ trung đại trở nên khó hơn. Vì thế, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học với những văn bản văn học cổ. Nhiều giờ học diễn ra nặng nề, mệt mỏi… Việc soạn giảng của GV để tích cực hoá hoạt động của HS trong giờ học vốn đã khó, tích cực hoá hoạt động trong giờ đọc hiểu thơ trung đại lại càng nan giải. Từ đó mà đặt ra vấn đề là phải có những biện pháp tối ưu nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập thơ trung đại Việt Nam cũng như thơ trung đại (lớp 10), nhằm kích thích hứng thú, khơi dậy sự yêu thích, say mê đối với những tác phẩm thơ ca trung đại.
- Thêm vào đó, xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các mặt, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 như hiện nay đã tác động không nhỏ đến giáo dục. Đây không chỉ là thách thức mà còn là điều kiện thuận lợi để GV có thể đổi mới PPDH, tìm được giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (thơ trung đại lớp 10). Một khi đã tổ chức được giờ học tốt, làm thay đổi tâm thế tiếp nhận văn bản thơ trung đại từ người học một cách tích cực thì sẽ giúp cho chủ thể học tập bắt nhịp được với thời đại, phát huy sự năng động, sáng tạo của mình, đáp ứng được những nhu cầu mới của xã hội.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học”để nghiên cứu với mong muốn đem chút công sức bé nhỏ của mình chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả những giờ dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10) ở nhà trường phổ thông.
Trải qua thực tiễn dạy học của bản thân, sự tích luỹ, học hỏi và đúc kết kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cùng với quá trình nghiên cứu, tìm tòi, chúng tôi thấy rằng đây là một đề tài khá mới, có tính khả thi cao. Áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học, GV không chỉ đảm bảo dạy học thơ trung đại theo đặc trưng thể loại mà còn tạo được không khí, môi trường học tập đầy hứng thú cho người học, mềm hoá hệ thống kiến thức của bài học vốn rất khó tiếp nhận. Từ đó lôi cuốn được người học tham gia hoạt động học chủ động, tích cực.
- Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
-
-
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh và thơ trung đại Việt Nam (lớp 10)
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn trong việc dạy học đọc hiểu các tác phẩm thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn 10.
- Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả dạy đọc hiểu thơ trung đại lớp 10.
-
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
- Đối tượng
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học.
Áp dụng với đối tượng học sinh lớp 10 trường THPT Nam Đàn 1, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu
Tổng hợp một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam (lớp 10) tại trường THPT Nam Đàn 1 hướng tới phát triển năng lực học sinh.
Thời gian khảo sát vấn đề nghiên cứu được thực hiện trong năm học 20212022.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp phân tích- tổng hợp
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp hệ thống
Phương pháp nêu số liệu
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung đề tài được triển khai như sau:
- Những cơ sở lí luận của vấn đề
- Những cơ sở thực tiễn của vấn đề
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học.
- Thực nghiệm sư phạm áp dụng sáng kiến
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]