Logo Kiến Edu

SKKN Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 7 (Bộ sách Global success)

Giá:
100.000
Cấp học: THCS
Môn: Tiếng Anh
Lớp: 7
Bộ sách: Global Success
Lượt xem: 1882
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
25
Lượt tải:
7

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 7 (Bộ sách Global success)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Sử dụng đồ dùng trực quan
2. Phương pháp khêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh
3. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh
4. Phương pháp sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ
4.1. Hình thức trò chơi dùng để giới thiệu từ mới
4.2. Hình thức dùng trò chơi để kiểm tra từ mới
4.3. Hình thức dùng trò chơi dùng để thiết lập tình huống, dẫn dắt đưa vào chủ đề bài học
4.4. Hình thức dùng trò chơi sử dụng “brainstorming”giúp học sinh động não, suy nghĩ ra các hoạt động hoặc các lĩnh vực mà giáo viên đưa ra
4.5. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “noughts and crosses” nhằm mục đích giúp cho học sinh ôn lại bài học hoặc một điểm ngữ pháp nào đó
4.6. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng nhằm giúp học sinh ghi nhớ nhanh những gì các em được nhìn qua
4.7. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “Board race”
4.8. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “Guessing game”
4.9. Hình thức dùng trò chơi nhằm tạo không khí vui vẻ trước khi học bài mới

Mô tả sản phẩm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay xã hội đang ngày càng phát triển, việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức nhân loại đang là nhu cầu cấp thiết của từng người. Để mỗi người dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức dồi dào đó, Tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu. Do đó, việc học tiếng Anh đang ngày càng được xã hội quan tâm hơn đặc biệt là thế hệ trẻ. Quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng ta được thể hiện rất rõ ràng trong văn kiện đại hội IX: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2001- Trang 108- 109).

Như chúng ta đã biết, việc học Tiếng Anh đang là xu hướng của thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, Tiếng Anh là một ngoại ngữ, không phải là tiếng mẹ đẻ, do đó việc giảng dạy Tiếng Anh đã là một việc khó, để học sinh tiếp thu và vận dụng Tiếng Anh vào thực tiễn của cuộc sống lại là việc làm khó khăn hơn. Học sinh cần phải lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng tốt các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thông qua các hoạt động giao tiếp có mục đích. Chính vì những lí do trên, giáo viên phải có những kỹ năng, phương pháp riêng, phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Điều đầu tiên giáo viên phải làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò mò và muốn biết được những điều mình sắp được học. Việc thiết lập, tạo những tình huống đưa học sinh hướng vào chủ điểm, nội dung của bài học là cả một nghệ thuật của người giáo viên.

Để đáp ứng một phần mục đích này, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh bậc trung học cơ sở, tôi hiểu bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ trong việc đầu tư kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh để giao lưu với thế giới, nắm bắt những thông tin có giá trị, những công nghệ khoa học tiên tiến trên toàn thế giới. Chẳng hạn, phần giới thiệu, phần đàm thoại, phần ngữ pháp, phần luyện âm… giáo viên phải dạy như thế nào để học sinh nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất. Như chúng ta đều biết bộ môn tiếng Anh là một bộ môn khó và tương đối khô khan đối với học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới, hiểu và nắm được nội dung chủ đề của bài khoá, bài hội thoại, từ vựng, cấu trúc mới,…Vì thế đa số học sinh không nắm được bài trở nên chán nản và không thích học. Việc làm thế nào để một giáo viên tiếng Anh có thể mang lại cho học sinh những bài học thú vị, kích thích học sinh ham học luôn là vấn đề được hầu hết các giáo viên quan tâm. Chính vì điều đó, tôi nghĩ rất cần thiết để kích thích học sinh ham học, gây cảm giác hứng thú trong mỗi bài học. Đó là việc sử dụng “Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tiếng Anh cho học sinh lớp 7” Đây là điều cần thiết để nghiên cứu và cần được áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp và đúng mục đích sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực trong việc gây cảm giác yêu thích, hứng thú học bộ môn tiếng Anh đối với học sinh trung học cơ sở.  

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

PHẦN 1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1. Thực trạng việc học Tiếng Anh của học sinh trường trung học cơ sở 

Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là một môn học tương đối khó đối với học sinh, đặc biệt là đối với học sinh nông thôn. Vì vậy vấn đề “làm thế nào để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngoại Ngữ” luôn là câu hỏi lớn mà tất cả giáo viên dạy Ngoại Ngữ đều muốn tìm ra câu trả lời.

Thực tế cho thấy ở một số tiết học, nếu như người thầy áp dụng phương pháp dạy học theo lối áp đặt – Thầy đọc cho Trò chép thì chỉ có 15% – 20% học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không hiểu được nội dung của bài. Như vậy hiệu quả học tập thấp, học sinh khá giỏi ít, học sinh yếu kém nhiều. Hơn nữa, lớp học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh các khối lớp 6, 7,8, 9, tôi đã nhận thấy học sinh yếu kém ở môn học này còn nhiều, chỉ có một số học sinh nói, viết khá lưu loát. Từ đó khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ nhiều và cố gắng tìm ra nguyên nhân, có hướng khắc phục tình huống, nâng số lượng học sinh khá giỏi lên và hạn chế lượng học sinh yếu kém ở bộ môn. Qua thực tế tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân khiến số lượng học sinh yếu kém nhiều là do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, các em còn phụ giúp gia đình về kinh tế sau giờ học, điều kiện học tập của các em còn hạn chế, chưa đầy đủ, các em không có từ điển, sách tham khảo thêm, băng hình, máy móc hỗ trợ cho các em các kỹ năng nghe, nói, thực hành chưa nhiều. Nhưng nguyên nhân được các em nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi ý kiến là do các em cảm thấy không hứng thú với môn học, rằng môn học này khó, các em không có môi trường để giao tiếp hàng ngày nên các em chóng quên, từ đó dẫn đến tiếp thu chậm, lực học của các em không đồng đều.

Chính từ thực tế này, tôi đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, tham khảo tài liệu và thông qua các giờ dạy thực tế ở trên lớp, bản thân tôi đã tìm ra được một số phương pháp dạy học phù hợp, thu hút được phần lớn học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, sáng tạo cũng như gây hứng thú cho các em mỗi khi đến tiết học ngoại ngữ. Phương pháp này tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình và thu được kết quả khá khả quan.

Muốn thực hiện tốt điều đó, giáo viên cần hiểu rõ vai trò,ưu điểm, hạn chế của của mỗi phương pháp cũng như cần nghiên cứu xem thời điểm phù hợp để tiến hành phương pháp đó.

Qua quá trình trực tiếp giảng dạy các khối lớp 6, 7, 8, 9 và qua kết quả tự khảo sát về kết quả học học tập của học sinh từ đầu năm học … – … đến nay (tính đến hết tuần 10), tôi thấy tỷ lệ học sinh yếu kém của bộ môn Tiếng Anh còn cao. Băn khoăn trước thực trạng như vây, tôi đã tiến hành lấy phiếu thăm dò ý kiến học sinh đồng thời trực tiếp trao đổi với học sinh trong lớp mình giảng dạy và tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng của học sinh để tìm ra những lý do căn bản của thực trạng trên.

* Nội dung phiếu thăm dò ý kiến: (Thực hiện sau 10 tuần khi bắt đầu năm học 2021 – 2022 )

Các em hãy đánh dấu vào cột phù hợp với bản thân mình:

STT Nội dung câu hỏi Không
1 Em có thích học môn Tiếng Anh không?    
2 Em có sợ môn học này không?    
3 Em có cảm thấy tẻ nhạt khi học môn học này không?    
4 Em có cảm thấy bớt đi sự sợ sệt và giảm áp lực học tập khi các thầy cô áp dụng các trò chơi trong quá tình giảng dạy không?    
5 Việc kiểm tra các từ mới và cấu trúc mới có làm cho em sợ sau khi các thầy cô áp dụng các trò chơi trong quá tình giảng dạy không?    

 

* Kết quả phiếu thăm dò 156 học sinh trường THCS năm học 2021 – 2022 là:

Câu hỏi 1 2 3 4 5
Không Không Không Không Không
Tổng số 130 26 125 31 110 46 141 15 136 20
Tỷ lệ % 83,3 16,7 80,1 19,9 70,5 29,5 90,4 9,6 87,2 12,8

Qua kết quả thăm dò 156 học sinh trường trung học cơ sở … năm học 2021 – 2022 cho thấy: Phần lớn các em học sinh ban đầu khi bắt đầu học Tiếng Anh đều có thái độ không hứng thú với môn học vì thấy không hiểu bài dẫn đến môn học rất tẻ nhạt. Lý do chính khiến các em không thích môn học là do có cảm giác sợ sệt khi phải học môn học này vì lý do là phải học thuộc các từ mới và cấu trúc mới. Để giảm bớt sự sợ hãi khi phải học môn học này dẫn đến kết quả học tập yếu của học sinh, đồng thời giảm bớt sự căng thẳng và áp lực trong mỗi tiết học tiếng Anh tôi đã mạnh dạn kết hợp một số phương pháp kích thích hứng thú học tập cho học sinh.

2. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng một số phương pháp kích thích hứng thú học tập môn Tiếng Anh của học sinh trường trung học cơ sở

2.1. Thuận lợi

– Về phía nhà trường, Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác chuyên môn, coi chuyên môn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của nhà trường.

– Về phía bản thân: Xác định trách nhiệm của mình là một người giáo viên, không chỉ truyền đạt cho học sinh những kiến thức chuyên môn mà phải giúp học sinh luôn cảm thấy yêu thích, hứng thú môn học.

– Về phía học sinh: Đa số các em có tinh thần tự giác trong học tập, yêu thích bộ môn.

2.2. Khó khăn

– Kinh phí để đầu tư cho công tác mua sắm trang thiết bị còn hạn chế.

– Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập và rèn luyện.

– Số lượng giáo viên cùng bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường còn ít nên việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn còn gặp một số khó khăn. Bản thân tôi phải thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở trường bạn, để từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân khi áp dụng một số phương pháp kích thích hứng thú học tập cho học sinh ở trường mình. Chính vì vậy, việc tìm ra những phương pháp kích thích tính hứng thú học tập cho học sinh là rất cần thiết.

PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trong quá trình học, học sinh sẽ đạt được kết quả cao nếu như các em xác định được động cơ học tập của mình. Đối với học sinh trung học cơ sở, động cơ học tập sẽ có được khi các em cảm thấy có hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình qua các giờ học.

1. Sử dụng đồ dùng trực quan

Theo quan điểm của tôi tất cả các phương tiện dạy học như băng, đài và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật, … đều có thể gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp gây hứng thú cho học sinh hiệu quả nhất trong giảng dạy Ngoại Ngữ vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch.

Với các chủ đề gần gũi, sát thực với cuộc sống thường ngày của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh từ khối 6 đến khối 9, giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tính huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật.

Ví dụ: Khi dạy Unit 5: Foods and Drink, trang 50, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success để giới thiệu từ mới về các món ăn và đồ uống như:

Beef noodle soup: phở bò

Sweet soup: chè

Tofu: đậu

Eel soup: súp lươn

Shrimp: tôm

Giáo viên có thể chỉ vào các tranh ảnh có sẵn cũng như liên hệ với thực tế và giới thiệu:

“This is beef noodle soup” or “This is Tofu”,…

Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ mà giáo viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi và dễ đoán nghĩa đối với các em.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn các đồ vật thật nên giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thay thế. Trong bộ sách giáo khoa Tiếng Anh mới, hình ảnh được đưa ra để giới thiệu rất sẵn, sống động và giống với hình ảnh thật trong cuộc sống. Vì vậy trong khi giảng dạy, giáo viên không những phải biết khai thác và sử dụng chúng một cách tối đa mà còn phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Đây là cách dạy nhẹ nhàng nhất, dễ hiểu nhất nhưng kết quả  đạt được rất cao và rất phù hợp với đối tượng  học sinh trung học cơ sở.

Ví dụ: Khi dạy Unit 9: Festivals around the world, trang 92, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success.

Để dạy các em các từ vựng về các lế hội như: Cannes Film Festival, Christmas, Mid-Autumn Festival, Halloween, Thanksgiving, Easter.

Giáo viên có thể dùng tranh trong sách hoặc phóng to các bức tranh nói về các đồ vật trên lên một tờ giấy to và treo lên bảng nhằm tạo sự chú ý của học sinh vào bài học. Sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi mở cho học sinh nói về chủ đề của bài.

GV: Em hãy nhìn vào tranh và cho cô biết các bức tranh về chủ đề gì? 

HS: LỄ HỘI

 Giáo viên giới thiệu chủ đề  “Festivals around the world” (Lễ hội trên khắp thế giới).

Sau phần mở bài giáo viên có thể sử dụng các bức tranh trên để giới thiệu từ mới theo các bước sau:

– Giáo viên treo tranh lên bảng:

–  Giáo viên yêu cầu học sinh nói về tên của các đồ vật ở trong tranh bằng Tiếng Việt, sau đó giáo viên hướng dẫn cách đọc và viết bằng Tiếng Anh tương ứng.

1.Cannes Film Festial

2.Christmas

3.Thanksgiving

 …

Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học nhằm giúp cho học sinh khắc sâu hơn nội dung của bài và học sôi nổi hơn.

Ví dụ: Unit 8: Films, trang 82, sách tiếng anh lớp 7, bộ sách Global Success

Sau khi dạy xong bài học, giáo viên có thể sử dụng tranh để củng cố lại từ mới cũng như củng cố lại kiến thức mà các em đã học trong bài bằng cách:

 – Giáo viên treo tranh nói về các thể loại chương trình lên trên bảng.

– Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách vở lại, nhìn vào tranh và nói về các thể loại chương trình khác nhau.

Ví dụ:    Picture a –    Student says:  documentary 

        Picture b –    Student says:  comedy 

Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm cho giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây được hứng thú đối với học sinh trong giờ học.

2. Phương pháp khêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh.

Đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở sự tò mò và tính ham hiểu biết của các em rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng quan tâm.

Do vậy, khi biên soạn sách giáo khoa Tiếng Anh từ khối lớp 7, các nhà biên soạn sách hiện hành đã tập trung vào những chủ đề gần gũi, sát thực với học sinh, phù hợp với trình độ, tâm lí lứa tuổi, nhu cầu, sở thích cũng như vốn sống của các em.

Ví dụ 1:  

Khi nói đến chủ đề về sở thích 

Unit 1: Bobbies

Nói đến chủ đề về đồ ăn và đồ uống có các chủ điểm như:

Unit 5: Food and Drink

Nói về chủ đề các lễ hội

Unit 9: Festivals around the world

Nói về chủ đề giải trí:

Unit 4: Music and arts

Tất cả các chủ đề này đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi được ở các em tính tò mò rất cao. Vì vậy giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như những hoạt động  ở trên lớp.

Ví dụ 1:  Khi dạy Unit 8: Films, trang 82, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success, để thu hút được sự chú ý của học sinh vào hoạt động trên lớp,  giáo viên có thể đưa ra câu hỏi.

T: Do you like films? (Các em có thích phim không?)

Ss: Yes, we do (có)

T: Vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề: “Films”.

Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh một số từ mới nói về các thể loại films và hướng dẫn cách đọc cho các em.

Tiếp theo, để lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực hành, giáo viên có thể làm mẫu.

T: It’s comedy và hỏi:    What kind of films is this?

Học sinh sẽ dễ dàng hiểu được yêu cầu của giáo viên và thực hành.

Student 1: It’s documentary

Student 2: It’s cartoon 

Ví dụ 2: Khi dạy Unit 3: Community services, trang 28, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success.

Sau khi học xong, giáo viên có thể hỏi những câu hỏi để khơi lại kiến thức về từ vựng cũng như tổng hợp các nội dung đã học như:

3. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh

Như đã nói ở trên, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy, ngoài việc sử dụng các tình huống thách đố nhằm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động trên lớp, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học tập.

Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh. Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành.

Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một số em khác không dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo chê. Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học. Trong quá trình dạy, giáo viên  không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi thực hành.

Ví dụ:  Trong khi thực hành, học sinh nói: She play badminton

hoặc We has a dog, ….

Thay vì ngắt lời khi các em để sửa lỗi, giáo viên có thể để cho học sinh trả lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như: “Very good”, “thank you” or “ not bad”, … Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt chí hay mất hứng thú luyện tập.

4. Phương pháp sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ

Việc biết sử dụng các trò chơi trong giảng dạy Ngoại ngữ nhằm tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập đối với môn học. Vì vậy giáo viên cần phải biết vận dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh “học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, tuỳ vào từng bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học.

4.1. Hình thức trò chơi dùng để giới thiệu từ mới

Nhằm tránh việc cung cấp từ mới cho học sinh theo một khuôn khổ, không sinh động, thông qua các trò chơi chúng ta có thể lồng ghép từ mới vào các trò chơi. Từ đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn các từ mà học sinh đã học.

Ví dụ 1: Khi dạy Unit 5: Foods and Drink phần từ vựng, thay vì cung cấp từ cho học sinh theo những cách thông thường như tạo tình huống, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, hình ảnh, cử chỉ,.. thì giáo viên có thể cung cấp các từ sẽ được nghe trong bài qua trò chơi “Bingo”. Giáo viên cho học sinh 12 từ chỉ các thức ăn và đọc to các từ này một lần sau đó cho học sinh chọn 5 từ trong số 12 từ này và chép chúng vào giấy riêng của mình. Sau đó giáo viên đọc to các từ này không theo thứ tự. Mỗi lần đọc như vậy học sinh sẽ khoanh tròn những từ mà chúng có trong giấy. Học sinh nào có đủ 5 từ trước nhất sẽ hô to “Bingo” và là người thắng trò chơi.

                                                 BINGO

                                                fish,    rice,     vegetables,     

                            bananas,       water,      soda,       orange,     meat,

                                 noodles,     chicken,    milk,     apple

4.2. Hình thức dùng trò chơi để kiểm tra từ mới

Giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Jumble words” để kiểm tra từ mới của học sinh. Giáo viên cho một bảng từ trong đó các từ đã bị đảo lộn các chữ cái. Gọi một vài học sinh lên bảng và viết lại các từ đúng nghĩa của nó. Người thắng sẽ là học sinh hoàn thành công việc đúng nhất và sớm nhất.

Ví dụ 1 : Unit 9: Festivals around the world, trang 92, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Jumple words” để kiểm tra các lễ hội mà học sinh đã được học ở tiết trước như: mCsasthir(Christmas),  whaleenlo (Halloween), igntahnk (Thankgiving)                                          

  Ví dụ 2Khi kiểm tra từ mới trong Unit 11: Travelling in the future, trang 114, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success. Giáo viên có thể cho học sinh chơi trò “word square” để học sinh tìm ra các danh từ chỉ địa điểm, nơi chốn. Giáo viên chia lớp thành các nhóm tùy theo số lượng học sinh của lớp. Tổ nào hoàn thành sớm nhất sẽ chiến thắng trong trò chơi này.

H O T E L B V W Z
O C Z L R A S K O
U T I E N S K I O
S A V T A C P E M
E I M L Y M Q A C
R I C E P A D D Y

hotel, rice paddy

house, zoo

                city, lake

               river, class

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

6
TIẾNG ANH
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)