SKKN Một số biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh thpt trên địa bàn huyện

Giá:
100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Kỹ năng sống
Lớp: 10.11
Bộ sách:
Lượt xem: 492
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
63
Lượt tải:
5

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh thpt trên địa bàn huyện”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.1. Đa dạng hoá hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền.

2.2. Tổ chức và tham gia môt số cuộc thi

2.3. Phối hợp với đoàn thanh niên, chính quyền địa phương

2.4. Lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp, hướng nghiệp (đối với các GVCN, GV môn thể dục)

2.5. Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh và các tổ chức khác để tổ chức các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học.

2.6. Xây dựng “Đội tuyên truyền nhỏ”

2.7. Tìm kiếm và phát triển tài năng thể thao

2.8. Xử lý tình huống khi gặp nạn

Mô tả sản phẩm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 

 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI                                                                                                     

      Tai nạn thương tích trẻ em trong đó có tai nạn do đuối nước là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân tử vong thứ 2 ở trẻ em nhóm 5-17 tuổi; trung bình mỗi ngày có 6 – 7 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước. Ở nước ta, mặc dù có xu hướng giảm nhưng trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 2.000 trẻ em, học sinh (trong đó học sinh THPT tỷ lệ đuối nước khoảng 2%) tử vong do đuối nước, tỉ suất cao nhất so với khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 lần các nước phát triển.  

      Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu là do thiếu sự giám sát của người lớn, sự chủ quan, hiếu kỳ của các em học sinh là thường rủ nhau vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ, biển. Tai nạn đuối nước cũng một phần là do các em không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi, không có kĩ năng cứu đuối. Bên cạnh đó, cũng xảy ra trường hợp trẻ bị chết đuối do sự không an toàn của các môi trường sống xung quanh. Các em thường tắm ở các thời điểm từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, đây là khoảng thời gian giữa cơ thể và môi trường nước có sự chênh lệch nhiệt độ lớn và thường vắng người nên khi không may xảy ra nguy cơ đuối nước thì khả bị bđuối nước là rất cao.      Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên. 

     Nghệ An là một tỉnh có địa bàn rộng, hệ thống sông ngòi dày đặc. Có hơn 600 hồ dập lớn nhỏ, có bờ biển dài 82 km (các bãi biển vô cùng phức tạp có nhiều vũng sâu), do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước.   

       Huyện Yên thành nằm ở phía Bắc của tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ. Mùa hè, gió Tây Nam thổi mạnh, không khí nóng nực nhưng khi có gió Đông Nam(gió Nồm) đưa nước biển vào mát mẻ dễ chịu, mùa thu phải chống chịu các cơn bão lớn. Mùa đông có gió Đông Bắc, mưa dầm kéo dài. Với điều kiện  tự nhiên mang lại nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội… thì những hiện tượng thời tiết cực đoan, cơ sở vật chất nhất là bể bơi còn thiếu và yếu, đường xá, cầu, cống hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng…. gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và các hoạt động học tập của học sinh các cấp trong đó có học sinh khối THPT. Học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành thường đi đến trường qua những đoạn đường có ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch…. và luôn tiền ẩn nguy cơ mất an toàn nhất là tai nạn đuối nước vào mùa hè, mùa mưa lũ….Do đó viêc trang bị cho học sinh những kiến thức, biện pháp và kĩ năng về phòng, chống tai nạn đuối nước là một trong những việc làm thường xuyên, liên tục của các nhà trường, các bậc phụ phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường có vai trò đặc biêt quan trọng. Là một người làm công tác giáo dục, chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề tạo môi trường học tập an toàn cho học sinh, làm thế nào để học sinh được (trang bị những kĩ năng, biện pháp bảo vệ bản thân trước những rủi ro trong cuộc sống trong đó có tai nạn đuối nước. Bên cạnh việc dạy các kiến thức khoa học phổ thông, thầy cô giáo còn là những nhà tâm lí học lứa tuổi giúp các em có định hướng tương lai, rèn luyện thể lực, bồi dưỡng trí tuệ và tu dưỡng nhân cách. Không những thế việc trang bị cho học sinh kĩ năng, biện pháp bảo vệ bản thân và phòng, chống tai nạn đuối nước là một trong những hoạt động thường xuyên, liên tục.                                                                                  

     Thực hiện các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An và Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An về chương trình bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2030, trong thời gian qua, trên điạ bàn toàn tỉnh đã diễn ra nhiều hoạt động nhằn tuyên truyền, phổ biến kiến thức, trang bị kĩ năng về phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. 

    Vì vậy, việc trang bị cho học sinh những biên pháp phòng, chống tai nạn đuối nước là việc làm quan trọng và hết sức cần thiết. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành”  

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU  

  • Với việc lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn xây dựng một số giải pháp nâng cao phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành từ đó có thể ứng dụng cho tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh. 
  • Đặc biệt, việc nghiên cứu đề tài và đề ra một số giải pháp hữu ích có thể giúp phát triển kĩ năng cho học sinh ở lứa tuổi THPT. 
  • Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thể thao trong trường học, đưa các hoạt động thành nền nếp, nhằm nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, giáo dục nhân cách, lối sống, thẫm mỹ cho học sinh. 
  • Trong quá trình thực hiện một số giải pháp, chúng tôi đã tổ chức hoạt động tư vấn tâm lí, giáo dục kĩ năng, giáo dục hướng nghiệp gián tiếp thông qua việc lồng ghép và tổ chức các hoạt động thực tiễn cho học sinh. 

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  

  – Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành.                  – Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của một số biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nươc cho học sinh trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành.                                                                                                        

4. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI                                                                     

  • Đề tài biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh đã từng được một số tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, để áp dụng cho một đối tượng cụ thể với nhiều đặc điểm riêng biệt như học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành thì chưa có một công trình khoa học nào.                                                                                                   
  • Việc đưa ra một số giải pháp mới không chỉ giúp cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành  mà còn đưa ra định hướng cụ thể nâng cao các biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.                       

5 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                                                                             

      Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tế và khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh, phân tích, thống kê, xử lý số liệu,… 

6. CẤU TRÚC CỦA SKKN 

 Phần I. Đặt vấn đề 

 Phần II. Nội dung nghiên cứu 

 Phần III. Kết luận và kiến nghị 

 

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 

1. CƠ SỞ KHOA HỌC  

   1.1. Cơ sở lí luận  

     1.1.1. Khái niệm đuối nước 

       1.1.1.1.  Đuối nước 

       Là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới ngạt thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể dẫn đến tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh (theo WHO). “Bất kỳ một khu vực nước mở nào cũng có thể là mối nguy với trẻ nhỏ chỉ cần nước có thể xâm nhập vào khí quản làm ngạt thở dẫn tới đuối nước, tử vong”. Khu vực nước mà hiện diện ở mọi nơi, trong nhà, ngoài ngõ, chúng có thể đơn giản chỉ là xô chứa nước bỏ giữa nhà, chum vại đựng nước không đậy nắp, vùng nước đầu hè sau cơn mưa… hoặc có thể là sông, ngòi, hồ, ao, biển. 

Trong khái niệm này cần lưu ý: 

     Đuối nước là một sự kiện, quá trình trải qua một tổn thương đường hô hấp do bị ngập, chìm trong nước. 

     Đuối nước không chỉ là bị ngạt nước dẫn đến tử vong mà còn có thể dẫn đến hệ thần kinh bị tổn hại nghiêm trọng. 

     Bị tai nạn (chuột rút, gặp vùng nước xoáy, nước cuốn trôi ra xa bờ, đắm đò, ngã xuống nước,…) nhưng tự thoát được hoặc được cứu mà không gây bất kỳ tổn hại nghiêm trọng về hệ thần kinh thì không gọi là bị đuối nước. 

 

  1.1.1.2. Khái niệm đuối nước trên cạn. 

    Đuối nước nước trên cạn, hay còn gọi là chết đuối khô hoặc chết đuối thứ cấp, thường xảy ra trong vòng 1-72 giờ sau khi bơi, bị sặc nước. Đây là hiện tượng nạn nhân bị hắt nước vào phổi gây cản trở phổi cung cấp oxy cho máu, dẫn tới phù phổi, suy hô hấp dẫn đến chết đuối. Đuối nước trên cạn hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra nếu không nhận biết được các biểu hiện thì rất có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện của đuối nước trên cạn bao gồm mệt mỏi, khó thở, tâm trạng khó chịu, ho, thiếu nhận thức… Sau khi tắm, bơi hay sặc nước nếu có các biểu hiện trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có các biện pháp can thiệp kịp thời. 

    Chết đuối khô còn được thể hiện trong tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước, do nạn nhân bất ngờ bị chìm trong nước, hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn, co cơ nắp thanh quản đóng khí quản lại, làm không thở được, dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Vì nắp thanh quản bị đóng nên nước không vào phổi được, phổi vẫn khô, không có nước. Như vậy chết đuối khô không phải chỉ là chết đuối trên cạn mà có khi chết ngay ở dưới nước, được vớt lên trong tình trạng đã tử vong mà phối không có nước. 

  1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở học sinh 

1.1.2.1.  Đặc thù về tâm, sinh lý lứa tuổi 

  1. Tuổi và sự phát triển

        Theo thống kê, trên thế giới trẻ em ở nhóm 1- 4 tuổi có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất, tiếp theo đó là nhóm từ 5 – 9 tuổi. Ở Việt Nam trẻ ở nhóm 0-4 tuổi có tỷ suất tử vong cao nhất (12,9/100.000), tiếp đến là nhóm 5-9 tuổi (11/100.000), nhóm 10-14 tuổi là 5,1/100.000. 

       Ở các nhóm tuổi lớn hơn, khi các em được học tập tại trường tiểu học (từ 6 tuổi trở lên), trung học cơ sở, trung học phổ thông đã có một số kiến thức, kỹ năng ban đầu về phòng tránh đuối nước và có ý thức, thái độ cao hơn. Tuy

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

12
Lịch
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)