SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 – Cánh diều
- Mã tài liệu: MT7037 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 422 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Tượng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Tượng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 – Cánh diều “ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Gây hứng thú cho học sinh từ việc xây dựng môi trường học tập thân thiện.
2. Tổ chức các trò chơi gây hứng thú trong các tiết dạy.
3. Khai thác sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả.
4. Phân chia các đối tượng học sinh.
Mô tả sản phẩm
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”. Trọng tâm là “… đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”.
Trong chương trình phổ thông, môn Toán là một bộ môn Khoa học tự nhiên. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống, ứng dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, tài chính, kế toán …. là tiền đề cơ bản cho các bộ môn khoa học tự nhiên khác.
Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới giáo dục thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với các môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp của giáo viên và không phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Toán. Tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn Toán cao, người giáo viên phải phát huy tốt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú trong quá trình học tập. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 Cánh Diều”.
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7.
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 7 trường THCS ….
Thời gian nghiên cứu: Từ năm học …………đến năm học ………….
II. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Toán 7 Cánh diều tại trường THCS ….
Vận dụng các biện pháp đã nghiên cứu để xây dựng các bài dạy nhằm tạo hứng thú phát huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh.
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với khu vực nên giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi có chỉ thị 15/1999/CT BGD – ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (2001); trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục.
Khái niệm hứng thú: Là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng, hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan.Annoi nhà tâm lý học người Mỹ lại quan niệm, hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào.
Các tác giả Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
Có nhiều quan niệm khác nhau về hứng thú, tuy nhiên có thể coi quan niệm của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn là bao hàm nhất: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.
– Động cơ và vai trò trong việc hình thành hứng thú học tập của học sinh
Động cơ học tập là cái thúc đẩy hoạt động học, vì nó mà học sinh thực hiện hoạt động học. Động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, thái độ mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ.
Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt, mà phải được hình thành dần dần trong quá trình học sinh tự phát hiện ra vấn đề và giải quyết các vấn đề, hình thành ở học sinh nhu cầu học tập, nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học.
Cũng như các loại hoạt động khác, hoạt động học tập của học sinh cũng phải có động cơ, người ta gọi đó là động cơ học tập. Không có động cơ học tập, học sinh sẽ học theo kiểu chiếu lệ, ép buộc. Có động cơ học tập các em ngày càng yêu thích môn học, say mê và hứng thú đối với việc học hơn và do đó sẽ có kết quả cao hơn trong học tập. Do vậy, có thể khẳng định việc hình thành động cơ, hứng thú học tập cho học sinh có một ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học. Có hứng thú học tập thì tư duy học sinh luôn ở trạng thái hưng phấn, đó là điều kiện tốt để các em bộc lộ quan niệm, kích thích hoạt động và phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức của học sinh.
II. Thực trạng vấn đề
Trường … nơi tôi công tác nằm trên địa bàn xã ….. – một trong những xã còn khó khăn của huyện Krông Ana. Đray Sáp là địa phương có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, tỉ lệ học sinh dân tộc cao, chiếm gần 50% số học sinh toàn trường.Việc các em đi học chuyên cần đã là một điều khó khăn, nên việc yêu thích và học tốt Toán lại càng trở nên khó khăn hơn gấp bội.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Toán và dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp tôi nhận thấy: Để giờ toán đạt được kết quả tốt hơn, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh, người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã điều tra mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Toán bằng hình thức phát phiếu thăm dò cho HS lớp 7A, 7B cuối năm học …………về nội dung sau:
Câu hỏi khảo sát: Trong các môn học em có hứng thú với môn Toán không? A: Có B: Không
Bảng 1: Kết quả khảo sát độ hứng thú của học sinh khi chưa áp dụng đề tài
Lớp | Sĩ số | Đáp án A | Đáp án B | ||
SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | ||
7B | 35 | 11 | 31,4 | 24 | 68,6 |
7E | 34 | 9 | 26,5 | 25 | 73,5 |
TỔNG | 69 | 20 | 29 | 49 | 71 |
Qua số liệu khảo sát ta thấy độ hứng thú của học sinh đối với môn học là chưa cao, dẫn đến khó hiểu bài từ đó lơ là, chểnh mảng trong học tập, thậm chí có em cúp học, ảnh hưởng tới sự tiếp thu kiến thức. Điều này thể hiện qua kết quả cuối năm học.
Bảng 2: Kết quả học tập môn Toán năm học …………của các lớp 7B, 7E
Lớp | Sĩ số | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | |||||
SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | ||
7B | 35 | 2 | 5,7 | 5 | 14,3 | 17 | 48,6 | 8 | 22,9 | 3 | 8,5 |
7E | 34 | 1 | 2,9 | 4 | 11,8 | 18 | 52,9 | 9 | 26,5 | 2 | 5,9 |
TỔNG | 69 | 3 | 4,3 | 9 | 13,1 | 35 | 50,7 | 17 | 24,6 | 5 | 7,3 |
Từ những số liệu trên đòi hỏi trong quá trình dạy học phải có những cải tiến sao cho phù hợp. Lúc này tôi cảm thấy cần có sự thay đổi trong cách dạy của mình để kích thích hứng thú học tập của học sinh, thay vì những tiết giảng chỉ sử dụng phương pháp truyền thụ theo lối thuyết trình, tôi sẽ sử dụng các phương pháp dạy tích cực, sáng tạo.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Gây hứng thú cho học sinh từ việc xây dựng môi trường học tập thân thiện
Ngay từ đầu tôi đã cố gắng tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên. Qua cách ăn mặc, đi đứng, nói năng đúng chuẩn mực đạo đức. Khi vào lớp tôi luôn chú trọng đến việc tạo bầu không khí tươi vui, thoải mái cho các em bằng những câu chuyện hài hước. Tôi luôn nắm bắt các xu hướng mới của học sinh, để tạo cảm giác cho các em rằng giáo viên cũng là một “người bạn lớn” có thể chia sẻ.
Trong quá trình dạy, tôi luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không gò ép các em vào khuôn phép cứng nhắc. Khuyến khích cho điểm động viên học sinh khi học sinh trả lời đúng hoặc gần đúng câu hỏi. Từ đó tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân.
Tôi luôn tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, thảo luận với nhau, tìm tòi học hỏi, nghiên cứu. Nhằm phát huy tích tích cực, chủ động của học sinh, giúp các em tự học không chỉ ở nhà mà còn tự học trong chính các tiết học.
Tôi thường xuyên giải đáp các thắc mắc của các em với thái độ tôn trọng đồng thời có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh để có thể gây dựng sự hứng thú của các em.
Hình 1: Giáo viên kể những mẩu chuyện vui Toán học đầu tiết dạy
2. Tổ chức các trò chơi gây hứng thú trong các tiết dạy.
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Để tổ chức được trò chơi trong dạy học Toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức.Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, phù hợp với khả năng của giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
Việc xây dựng các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Toán THCS cũng không phải là một vấn đề quá khó. Đối với hoạt động trò chơi chỉ cần từ 5 đến 7 phút là giáo viên có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt hoặc củng cố kiến thức đã học.Từ đó giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập môn Toán học cũng như thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh, gây hứng thú học tập bộ môn, hình thành thói quen nghiên cứu trước bài học, nghiên cứu thông tin liên quan đến nội dung bài học trước ở nhà qua internet, sách, báo và người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị ..) từ đó đem lại thành công cho tiết dạy Toán.
Học sinh THCS luôn ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn thể hiện và khẳng định mình, muốn tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình, thích học mà chơi, chơi mà học từ đó việc tổ chức các hoạt động trò chơi trong dạy học Toán chắc chắn sẽ gây hứng thú học tập của học sinh, hình thành và phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, khả năng suy luận, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh.
2.1. Giai đoạn chuẩn bị trò chơi
Đây là giai đoạn quan trọng trong hoạt động trò chơi trong giờ dạy Toán, tôi đã cố gắng thiết kế trò chơi sao cho đảm bảo được các mục tiêu của bài học.
Với mỗi trò chơi giáo viên phải xác định số nhóm chơi, số người chơi trong nhóm, các đồ dùng, dụng cụ cần thiết như mô hình, tranh ảnh, phấn viết (phấn màu), bìa hoặc bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
Xem thêm:
- SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn KHTN lớp 6 Cánh Diều
- SKKN Vận dụng hiệu quả trò chơi học tập để cải thiện chất lượng phân môn Sinh học – KHTN 7 (Bộ sách Cánh diều)
- SKKN Một số biện pháp giới thiệu bài ấn tượng để tạo hứng thú học tập phân môn Sinh học – KHTN 8 (Bộ sách Cánh diều)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 3
- 183
- 1
- [product_views]
- 4
- 154
- 2
- [product_views]
- 1
- 191
- 3
- [product_views]
- 4
- 150
- 6
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 105
- 7
- [product_views]
300.000 ₫
- 8
- 102
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 3
- 145
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 0
- 166
- 10
- [product_views]