SKKN Một số biện pháp giới thiệu bài ấn tượng để tạo hứng thú học tập phân môn Sinh học – KHTN 8 (Bộ sách Cánh diều)
- Mã tài liệu: MT8006 Copy
Môn: | KHTN (phân môn Sinh học) |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 1092 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Đông |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Đông |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giới thiệu bài ấn tượng để tạo hứng thú học tập phân môn Sinh học – KHTN 8 (Bộ sách Cánh diều)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Linh động vận dụng hiệu quả các câu chuyện ngắn, thú vị để khơi gợi trí tò mò của học sinh trước khi vào giảng dạy
Giải pháp 2: Lồng ghép các tình huống có trong thực tế vào giảng dạy giúp học sinh có khả năng liên hệ kiến thức và thực tiễn
Giải pháp 3: Tăng cường sử dụng các câu hỏi liên quan, câu hỏi gợi nhắc dẫn dắt học sinh vào bài học
Giải pháp 4: Sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ để giải thích các hiện tượng thực tế trong môn sinh học
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra phương hướng: Đầu tư phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đặc biệt, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 đã nhấn mạnh chuyển đổi định hướng giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển nhân lực và phẩm chất người học, phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong đó, phát triển giáo dục và đào tạo phải tuân theo nguyên lý: Học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường phải kết hợp với giáo dục xã hội.
Sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên có nhiệm vụ nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống và các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường. Ở Sinh học 8 các em được tìm hiểu sâu về đặc điểm cấu tạo và sinh lí của con người, về những điều bí ẩn trong chính bản thân các em.
Trong thực tế giảng dạy bộ môn Sinh học cấp trung học cơ sở, tôi nhận thấy phần lớn học sinh đều không thích học bộ môn Sinh học vì cho rằng môn học này thường khô khan, khó hiểu. Nên dẫn đến nhiều em còn có thái độ chưa quan tâm, chưa chú ý vào bài học. Điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Mặt khác, ở lứa tuổi học sinh lớp 8 các em đang bước vào giai đoạn dậy thì nên cơ thể phát triển mạnh. Tuy nhiên, mức độ phát triển của hệ thần kinh chưa đạt đến độ hoàn thiện, do đó các em sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, dễ hưng phấn, song, cũng dễ chuyển sang trạng thái ức chế khi phải tiếp thu bài một cách thụ động, kém hào hứng. Vấn đề đặt ra là bản thân mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi các phương pháp cũng như cách thức giảng dạy để có thể khơi dậy sự hứng thú cũng như sự chủ động trong học tập của học sinh, nếu không sẽ dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán, khó thành công.
Các tình huống có trong thực tiễn rất gần gũi và thân quen đối với chúng ta cũng như đối với các em học sinh. Việc vận dụng các tình huống thực tiễn vào trong giảng dạy bộ môn tạo cho các em cảm thấy môn Sinh học trở nên gần gũi và thiết thực. Đặc biệt trong phần vào bài trước khi học bài mới giáo viên sử dụng những tình huống thực tiễn, những câu chuyện ngắn có ý nghĩa giáo dục, các câu ca dao, tục ngữ… sẽ tạo cho các em một tâm thế học tập tốt, sự thích thú, muốn khám phá ra những kiến thức để lí giải những vấn đề đó. Từ đó các em yêu thích môn học hơn, đồng thời chất lượng bộ môn được nâng cao hơn.
Từ những lí do trên cùng với kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua nhiều năm giảng dạy tại trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy và tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giới thiệu bài ấn tượng để tạo hứng thú học tập phân môn Sinh học – KHTN 8 (Bộ sách Cánh diều)”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
– Tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm tạo hứng thú học tập đối với bộ môn, giúp học sinh chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
– Tìm hiểu các thông tin từ các nguồn tư liệu về những vấn đề thực tiễn liên quan đến bộ môn, để lựa chọn và đưa ra các tình huống vào bài phù hợp với nội dung bài học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, từ đó vận dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
– Đưa ra được các giải pháp, biện pháp cần thiết và hiệu quả cho việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng học tập đối với bộ môn Sinh học 8 theo nội dung bộ sách Cánh diều.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp nghiên cứu (tài liệu, văn bản)
– Phương pháp điều tra, khảo sát.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp đối chiếu, thực nghiệm.
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Tại Đại hội Đảng lần thứ XII Đảng ta đã xác định đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng phải phù hợp, thiết thực với từng cấp học, từng đối tượng, đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại; lựa chọn những kiến thức có tính ứng dụng cao. Chuyển từ nặng về trang bị kiến thức lí thuyết trừu tượng sang nội dung gắn với thực tiễn đời sống, chú trọng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống….nội dung các môn học cần lựa chọn những gì cần thiết cho việc phát triển phẩm chất năng lực người học, những tri thức thiết thực, gần gũi, gắn với đời sống có thể vận dụng tốt trong thực tế.
Trong công văn hướng dẫn nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện trong năm học 20…- 20… của Phòng giáo dục và đào tạo huyện … đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương pháp tự học; đảm bảo cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh…”.
Theo các chuyên gia tâm lý học thì cùng với sự tự giác thì hứng thú học tập tạo nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy được sự sáng tạo, là động lực để người học có thể say mê, tự giác nghiên cứu và đạt được hiệu quả cao trong chương trình giáo dục. Ở lứa tuổi trung học cơ sở, các em có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí, các em rất tò mò, muốn tìm hiểu cũng như giải đáp được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên còn quá coi trọng các kiến thức lí thuyết nên tổ chức các hoạt động học còn thiên về cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa, ít chú trọng đến việc đưa các vấn đề thực tế vào giảng dạy. Điều này làm cho các em cảm thấy kiến thức của các môn học trở nên xa lạ và khô khan, từ đó các em ít hứng thú đối với môn học hơn.
Qua thực tế giảng dạy tại trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, tôi nhận thấy rằng trong mỗi tiết học mà giáo viên chỉ đưa ra những câu hỏi, những kiến thức đơn thuần có trong sách giáo khoa thì tiết học sẽ trở nên khô khan, nhàm chán, không tạo được tâm thế học tập tốt cho các em, các em không hứng thú với học tập, tiếp thu bài một cách bị động, nên dẫn các em học mang tính chất học vẹt, không nắm được kiến thức trọng tâm, khả năng tổng hợp cũng như vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế đã dẫn đến kết quả học tập bộ môn còn thấp. Điều này đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều, làm thế nào để có tạo được hứng thú học tập cho các em? Làm thế nào để các em có thể chủ động trong học tập? Làm thế nào để có thể các em yêu thích môn Sinh học hơn? Làm thế nào để các em có thể vận dụng những kiến thức môn học vào xử lý các tình huống có trong thực tiễn?….
Từ những suy nghĩ này, tôi đã tìm tòi, sưu tầm những tình huống thực tế, các câu chuyện ngắn, các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.… liên quan đến kiến thức bộ môn để áp dụng tổ chức các tình huống vào bài ở một số tiết dạy và tôi tự nhận thấy rằng nếu giáo viên biết cách tổ chức các tình huống vào bài đặc biệt là các tình huống có trong thực tế vào giảng dạy sẽ tạo cho học sinh một tâm thế tốt, kích thích được hứng thú học tập của các em, làm nảy sinh trong các em suy nghĩ muốn khám phá ra những kiến thức và có thể áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, từ đó các em yêu thích môn học hơn, chất lượng bộ môn cũng được nâng cao.
2. Thực trạng
Hiện nay, để đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, ngành giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện với mục tiêu đào tạo nên những con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển một cách toàn diện về “đạo đức- trí tuệ – thẩm mỹ”. Để làm được điều này cần phải đổi mới một cách mạnh mẽ các phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường rèn luyện các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Vậy vấn đề đặt ra là giáo viên phải có biện pháp gì để góp phần giáo dục nên những thế hệ trẻ vừa chủ động, vừa sáng tạo,vừa có kỹ năng thực hành tốt, biết vận dụng những kiến thức môn học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
Trong thực tế, tôi thấy rằng đa số giáo viên thường hay sử dụng Phương pháp dạy học truyền thống trong giảng dạy. Ở phương pháp này chủ yếu là hoạt động của giáo viên nhằm truyền đạt các kiến thức có trong sách giáo khoa cho học sinh. Phương pháp này có ưu điểm là học sinh nắm được nội dung kiến thức của bài ngay trong tiết học, các em có thể trả lời được những câu hỏi liên quan có trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, khi dạy học theo phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế như: Học sinh học bài còn mang tính chất học vẹt, tiếp thu bài một cách thụ động, không nắm được kiến thức trọng tâm nên dẫn đến rất nhanh quên, khả năng tư duy còn hạn chế, khả năng vận dụng kiến thức bộ môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn kém…điều này thể hiện qua kết quả ở các bài kiểm tra của các em còn thấp, khi gặp các vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức bộ môn các em còn lúng túng hoặc không giải đáp được.
Ở lứa tuổi trung học cơ sở đặc biệt là học sinh lớp 8, các em đang bước vào giai đoạn dậy thì nên cơ thể có sự phát triển mạnh về kích thước và thể lực. Đồng thời các em có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí, các em rất tò mò, ham hiểu biết, muốn tìm hiểu cũng như giải đáp được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Những câu hỏi: “Tại sao?” Hay “Do đâu?” thường xuất hiện trong đầu các em. Các em tự cho mình là người lớn và cũng muốn được coi là người lớn, muốn được tham gia học tập một cách độc lập, muốn thử sức mình…Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên chưa lựa chọn được các phương pháp dạy học phù hợp nên chưa tích cực hóa được hoạt động học tập của học sinh, ít chú trọng đến việc đưa các vấn đề thực tế vào trong giảng dạy. Điều này đã làm cho các em cảm thấy các kiến thức của môn học trở nên khô khan, xa lạ …từ đó các em ít hứng thú hơn đối với môn học. Mặt khác, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin các em có rất nhiều sân chơi khác như: Facebook, Tiktok, Game online, Zalo… Điều này đã làm phân tán sự tập trung của các em, hứng thú học tập của các em ngày càng giảm sút, các em tiếp thu bài một cách thụ động nên không nắm được kiến thức trọng tâm. Do đó, chất lượng học tập bộ môn chưa cao.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng phó mặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường, nên bỏ bê việc quan tâm đến học tập của con cái. Ngoài ra, kinh tế của một số gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, bố mẹ mải lo làm ăn kinh tế nên ít quan tâm đến việc học tập, không giám sát việc học ở nhà của con em mình, đến lớp các em lại không chú ý nghe giảng, không nắm được kiến thức trọng tâm của bài nên dần dần sinh ra tâm lý chán nản, không thích học, không tập trung trong học tập…dẫn đến chất lượng học tập không cao.
Kết quả bài kiểm tra định kì học kì I môn Sinh học lớp 8… trường THCS… khi chưa thực hiện đề tài trong năm học …. và thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát kết quả kiểm tra định kì học kì I môn Sinh học của 30 em học sinh lớp 8… trước SKKN:
Tiêu chí | Xếp loại giỏi | Xếp loại khá | Xếp loại trung bình | Xếp loại yếu |
Trước SKKN | 5/30
(16%) |
10/30
(34%) |
10/30
(34%) |
5/30
(16%) |
Qua kết quả kiểm tra trên, tôi thấy rằng kết quả học tập môn Sinh học 8 của các em còn thấp, cụ thể số học sinh xếp loại giỏi chỉ đạt 16%, xếp loại khá đạt 34%. Trong khi đó, số học sinh xếp loại trung bình chiếm tận 34% và buồn nhất là số học sinh xếp loại yếu chiếm tận 16% trong tổng số học sinh. Điều này càng thôi thúc tôi nhanh chóng nghiên cứu và đưa ra các biện pháp dạy học hiệu quả, cải thiện chất lượng học tập môn Sinh học của các em học sinh.
Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng nếu trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức các tình huống vào bài trước khi học bài mới, đặc biệt là sử dụng các tình huống có liên quan đến các vấn đề có trong thực tế hoặc một tình huống giả định, các câu chuyện ngắn hay các câu ca dao, tục ngữ mang tính chất giáo dục… và yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu và giải thích qua bài học, sẽ tạo cho các em một tâm thế học tập tốt, các em sẽ chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Từ đó, kích thích được hứng thú học tập của học sinh, chất lượng bộ môn cũng được nâng cao. Ngoài ra, thông qua các tình huống vào bài giáo viên còn có thể lồng ghép các nội dung khác nhau chẳng hạn như: giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe và giáo dục đạo đức lối sống cho các em.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
Trước những thực trạng trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp mà tôi đã đúc rút được qua nhiều năm giảng dạy tại trường trung học cơ sở …. Nhằm mục đích trao đổi với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, hạn chế của công tác giảng dạy bộ môn Sinh học nói chung và môn Sinh học 8 nói riêng trong nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn. Không chỉ vậy, những câu chuyện ngắn giúp tạo ra hình ảnh, mô phỏng thực tế và tạo điểm nhấn cho bài học. Điều này giúp học sinh dễ dàng hình dung, ghi nhớ và nắm bắt ý chính. Hơn nữa, việc kể chuyện còn khơi gợi trí tò mò, tạo động lực cho học sinh muốn tìm hiểu sâu hơn, thay vì chỉ là lắng nghe và ghi chép theo phương pháp truyền thống.
Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học 8 ở trường trung học cơ sở … tôi đã tìm tòi, sưu tầm và đúc kết được một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài và đã sử dụng, trải nghiệm trong quá trình giảng dạy môn Sinh học 8 và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi với thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Giải pháp 1: Linh động vận dụng hiệu quả các câu chuyện ngắn, thú vị để khơi gợi trí tò mò của học sinh trước khi vào giảng dạy
Việc vận dụng các câu chuyện ngắn, thú vị trong việc giảng dạy môn sinh học lớp 8 mang ý nghĩa đặc biệt và hiệu quả bất ngờ. Sinh học, một môn học khám phá bí ẩn của cuộc sống, đôi khi có thể trở nên khô khan và phức tạp trong mắt học sinh. Tuy nhiên, thông qua các câu chuyện, giáo viên có thể kết nối lý thuyết với thực tế, làm cho kiến thức trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn. Các câu chuyện ngắn có nội dung liên quan đến thực tế là những câu chuyện kể về những sự việc diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, mang tính chất thời sự, làm cho các em cảm thấy môn Sinh học trở nên gần gũi và thiết thực.
Đối với giải pháp sử dụng các câu chuyện ngắn vào giảng dạy giáo viên có thể sử dụng ở các bài như:
– Bài 28: Hệ vận động ở người, trang 131, phần Sinh học, sách Khoa học tự nhiên 8, bộ sách Cánh Diều.
– Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người, trang 143, phần Sinh học, sách Khoa học tự nhiên 8, bộ sách Cánh Diều.
– Bài 32: Hệ hô hấp ở người, trang 152, phần Sinh học, sách Khoa học tự nhiên 8, bộ sách Cánh Diều.
– Bài 37: Sinh sản ở người, trang 173, phần Sinh học, sách Khoa học tự nhiên 8, bộ sách Cánh Diều.
– …
Ví dụ: Khi dạy học sinh đến Bài 28: Hệ vận động ở người, trang 131, phần Sinh học, sách Khoa học tự nhiên 8, bộ sách Cánh Diều, trước khi vào dạy học sinh về nội dung “ Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng”, giáo viên kể cho lớp nghe một câu chuyện ngắn về tập tục chữa bệnh lạc hậu ở một số vùng nông thôn.
Nội dung câu chuyện: “Thầy mo” chữa bệnh: “Ở một bản làng nọ, có một thầy lang nổi tiếng là chữa bệnh giỏi, bất cứ ai bị bệnh gì đến gặp, thầy đều chữa khỏi. Một hôm bà Na có người con trai 10 tuổi chẳng may bị ngã nên gãy chân. Bà liền mang con trai đến gặp thầy, ông liền lấy hai thanh gỗ nẹp chân cậu con trai lại rồi đưa cho bà mẹ ba mươi tờ tiền vàng mà thầy đã làm phép. Thầy căn dặn mỗi ngày bà hãy đốt một tờ tiền vàng và hòa với nước cho con trai uống, ắt sẽ khỏi bệnh. Quả thật sau ba mươi ngày, chân cậu con trai này đã lành. Em nghĩ sao về cách chữa bệnh của ‘thầy mo” này? Có phải thuốc của thầy quá hay nên chân cậu con trai đã lành?”
Sau khi học xong nội dung “Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng”, giáo viên nhắc lại câu chuyện ở đầu bài và yêu cầu học sinh nói ra quan điểm của mình. Sau khi học sinh phát biểu giáo viên chốt kiến thức. Qua đây giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy việc “thầy mo” sử dụng tiền vàng làm thuốc chữa bệnh là sai khoa học, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể cho các em tránh các tập tục chữa bệnh lạc hậu. Qua câu chuyện này sẽ tạo cho các em sự tò mò, muốn tìm hiểu kiến thức để có thể giải thích được sự phi thường mà các vận động viên đã làm được khi phải chạy qua một quãng đường rất dài như vậy. Qua đó giáo dục cho các em ý thức tự giác rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh.
Giải pháp 2: Lồng ghép các tình huống có trong thực tế vào giảng dạy giúp học sinh có khả năng liên hệ kiến thức và thực tiễn
Xem thêm:
- SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua các hoạt động nhóm đối với môn tin học 6 (Sách Cánh diều)
- SKKN Một số giải pháp vận dụng phương pháp học nhóm để nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong môn tin học 7 (Bộ sách Cánh diều)
- SKKN Một số kinh nghiệm mới phương pháp dạy học và cách thức đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học thực hành Công nghệ 6 (sách Cánh diều)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 134
- 1
- [product_views]
- 7
- 117
- 2
- [product_views]
- 0
- 190
- 3
- [product_views]
- 7
- 173
- 4
- [product_views]
- 7
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 116
- 6
- [product_views]
200.000 ₫
- 5
- 552
- 7
- [product_views]
200.000 ₫
- 8
- 524
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 534
- 10
- [product_views]