SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT hiện nay

4.5/5

Giá:

100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Quản lý
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 412
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
71
Lượt tải:

4

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT hiện nay”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức, kỹ năng để nâng cao nhận thức phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường THPT

2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường THPT

2.3.3. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương để nâng cao hiệu quả phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT

2.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tuyên truyền, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT

2.3.5. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT

Mô tả sản phẩm

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 

1.1. Lí do chọn đề tài 

Trường học luôn là môi trường an toàn đối với học sinh, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến nhiều loại hình tai nạn thương tích. 

 Học sinh trung học phổ thông (THPT) là nguồn lực của xã hội là trung tâm của nhà trường là niềm hạnh phúc của gia đình, là người chủ tương lai của nước nhà. Mọi học sinh có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được đảm bảo học tập và rèn luyện trong môi trường trường học an toàn, thân thiện, hạnh phúc. 

Lứa tuối học sinh THPT là nhóm tuổi hiếu động và thường xuyên thích khám phá, chinh phục thử thách, dễ thay đổi tâm lý và cảm xúc. Nên rất dễ gặp tai nạn thương tích nếu bản thân học sinh thiếu những kỹ năng hoặc môi trường nhà trường vi phạm các nguyên tắc an toàn hoặc thiếu những giải pháp hữu hiệu để phòng chống tai nạn thương tích. 

Trong những năm qua trên cả nước nói chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng đã có nhiều vụ tai nạn thương tích học đường nghiêm trọng như: học sinh bị tai nạn giao thông, bị tử vong vì đuối nước, bị ngã từ tầng cao hoặc tường rào sập đổ lên người, hoặc bị điện giật chết… Trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở học sinh. Tiếp đến là tai nạn giao thông  và các tai nạn khác như tự tử, ngộc độc, ngã, cháy nổ, bỏng hoặc do thiên tai. Vấn đề bạo lực học đường đã đang là vấn đề nóng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hiện tượng học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong. Những thực trạng trên đã làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng giáo dục của các nhà trường. 

Xây dựng môi trường trường học an toàn để phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh và an toàn cho cán bộ giáo viên, nhân viên luôn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cả năm học. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 về quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Thông tư số: 4501/BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành quy định về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 – 2025 trong trường học. Công văn Số: 1562/BGDĐT-GDTC ngày 21 tháng 4 năm 2022 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Đối với mỗi trường THPT, công tác quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho học sinh, là một trong những tiêu chí hàng đầu trong đánh giá chất lượng giáo dục và xếp loại thi đua của các tập thể nhà trường. 

 

  

 

Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề an toàn cho học sinh trong trường học và quản lý an toàn học sinh khi ngoài giờ vẫn đang là điều dư luận rất quan tâm. Một trong những nguyên nhân tai nạn thương tích của học sinh nói trên trên là do sự chủ quan, lỏng lẻo trong quản lý giáo dục học sinh của nhà trường, sự phối kết hợp thiếu chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Đồng thời chính bản thân nhiều học sinh còn thiếu kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, kỉ luật nhà trường chưa thật nghiêm túc dẫn đến những hậu quả tiêu cực. 

Qua nhiều năm công tác ở trường THPT chúng tôi nhận thấy công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích đã được quan tâm tuy vậy các giải pháp ở các nhà trường còn thiếu tính đồng bộ, chưa được chú trọng và đạt hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT hiện nay 

1.2. Tính mới của đề tài 

  • Đề tài đã xác định được cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường THPT. 
  • Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu 
  • Đề xuất các giải pháp quản lý khoa học đồng bộ, có tính hệ thống, có ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường THPT hiện nay. 

1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 

  • Phương pháp nghiên cứu lý luận: thông qua hệ thống tài liệu liên quan  
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 

  + Phương pháp điều tra: bằng phiếu khảo sát, công cụ google form, phỏng vấn trực tiếp. 

   + Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu bằng thống kê toán học 

1.5. Kế hoạch nghiên cứu 

Đề tài được nghiên cứu và triển khai từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.  

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN  

 2.1.1. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với học sinh THPT 

Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương. Trong đó vai trò quan trọng là sự quản lý, giáo dục của nhà trường để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. 

2.1.2. Tai nạn và phân loại tai nạn thương tích đối với học sinh THPT 

Tai nạn là sự kiện không chủ ý gây ra hoặc có khả năng gây ra thương tích. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp. 

  Các nguyên nhân gây tại nạn thương tích thường gặp đối với học sinh là: tai nạn giao thông, đánh nhau, bạo lực học đường, ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, vật sắc nhọn đâm, cắt, động vật cắn. Ngoài ra còn do các nguyên nhân ngẫu nhiên như cây xanh ngã đổ, tường rào yếu đổ… 

2.1.3. Bạo lực học đường  

  Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp học độc lập. 

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Quản lý
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)